Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp ngoài Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-10-2018] Tôi sống cùng bà Nhân, giống như tôi bà cũng là một học viên Pháp Luân đại Pháp. Bà đã 86 tuổi.

Hai năm trước, con trai bà qua đời và bà Nhân đang tìm một nơi có thể sống cùng với các học viên khác. Vì tôi đang sống một mình, các học viên địa phương muốn tôi đề nghị bà Nhân đến sống cùng. Tôi đồng ý và cảm thấy rằng việc này đã được Sư phụ Lý Hồng Chí an bài để giúp tôi tu khứ tâm vị tư và quan tâm tới người khác.

Sau khi bà đến sống cùng tôi, tôi đã phát hiện ra rằng bà không hiểu một số nguyên lý tu luyện. Ví dụ, bà tin rằng người già dễ bị loãng xương, vì vậy bà thường xuyên tới bệnh viện truyền canxi.

Con dâu bà Nhân đã nói với bà: “Mẹ có thể học Pháp Luân Đại Pháp và luyện công, nhưng khi bị ốm, mẹ phải đến bệnh viện. Mẹ có thể chết nếu mẹ bị bệnh và không đi viện.” Bà Nhân đã lắng nghe, gật đầu và làm theo những gì con dâu nói.

Tôi đã bị sốc bởi điều này! Bà Nhân vẫn chưa minh bạch những Pháp lý căn bản. Tôi nhắc nhở bà rằng các triệu chứng nghiệp bệnh trong tu luyện Đại Pháp có liên quan đến các vấn đề về nghiệp, chấp trước và can nhiễu. Khi chúng ta có những quan niệm của người thường không phù hợp với Pháp, cựu thế lực sẽ tóm lấy chúng. Nếu các học viên có thể hướng nội và phát hiện ra các vấn đề, và sau đó chính lại, cái gọi là “bệnh” sẽ sớm biến mất.

Tôi đã chia sẻ với bà Nhân rằng một lần tôi có triệu chứng ho và cảm lạnh nghiêm trọng, nguyên là do những lỗi lầm của chính bản thân mình. Khi tôi đang ở lớp học tiếng Anh, một vài học sinh gần tôi bị cảm lạnh. Vì họ ngồi ngay gần, tôi nghĩ mình cũng sẽ bị nhiễm bệnh. Tâm sợ hãi này dẫn đến các triệu chứng cảm lạnh, ho, cho đến khi tôi nhận ra rằng quan niệm này không phù hợp với các Pháp lý. Các triệu chứng sau đó biến mất hoàn toàn.

Tôi nói với bà Nhân rằng ý niệm của bà về việc đi bệnh viện khi bị ốm là một quan niệm của người thường. Tôi hỏi bà, “Liệu bác sỹ có thể chữa khỏi ‘bệnh’ của một học viên không? Trong tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta có thể giữ cho cơ thể khỏe mạnh bằng cách chiểu theo Pháp. Bà vẫn cần canxi sao? Sư phụ đã giảng:

“Phản ứng của một nghiệp bệnh phát sinh trên thân chư vị là vượt quan; về bề mặt nhất định là trạng thái nghiệp bệnh, tuyệt [đối] không phải là phản ứng của Thần mắc bệnh. Vậy cần dùng chính niệm mà đối đãi; vì chư vị là người tu luyện, nên đó tuyệt đối không phải là bệnh thật, nhưng bề mặt xuất hiện ra lại cũng không hề đơn giản.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Los Angeles)

Sư phụ cũng đã giảng:

“Khi bản thân mình đang cải biến phần bề mặt nhất của bản thân, thì còn một bộ phận mà chư vị cần phải tự mình gánh chịu, nhưng giảng một cách tương đối thì đều không lớn, sẽ không có ảnh hưởng quá nhiều đến chứng thực Pháp. Khi xuất hiện khó khăn rất lớn thì nhất định là do tà ác đang can nhiễu, nhất định cần phát chính niệm thanh trừ chúng! Các đệ tử Đại Pháp hôm nay đang làm là công việc chứng thực Pháp, là việc thần thánh nhất vĩ đại nhất. Nếu chư vị nói: ‘Vào thời gian then chốt khi tôi đang làm công tác Đại Pháp và cứu độ chúng sinh này mà xuất hiện bất kể sự việc gì, thì đó nhất định là can nhiễu’. Chư vị cần đo lường một cách có lý trí.” (Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York năm [2003])

Trong các buổi chia sẻ với bà Nhân về vấn đề bệnh tật, nhận thức của tôi ngày càng trở nên minh bạch. Các đệ tử Đại Pháp sẽ có những khảo nghiệm về mọi mặt trong tu luyện, cả tâm lẫn thân. Mọi khảo nghiệm là để xem chúng ta đang ôm giữ các quan niệm của người thường hay chính niệm. Mỗi khảo nghiệm đều xoay quanh mức độ tín tâm của chúng ta. Mỗi khảo nghiệm đều liên quan đến nhân niệm hay thần niệm. Nếu bạn nghĩ rằng mình đang bị bệnh, thì đó là quan niệm của người thường. Nếu bạn nghĩ đó là nghiệp, đó là quan niệm dựa trên Pháp. Nếu bạn nghĩ đó là sự can nhiễu, đó là chính niệm.

Sau khi sống cùng với bà Nhân một thời gian, chúng tôi trở nên thân thiết và chia sẻ thẳng thắn hơn. Có lúc, tôi cho rằng bà Nhân rất dữ dằn. Khi bà cần tôi giúp, bà nói với tôi một cách khó nghe, việc đó đã khiến tôi có đôi lúc tránh nói chuyện với bà. Tôi đoán rằng điều này là do bà đã chứng kiến sự tranh cãi của hai vợ chồng con trai khi sống cùng. Không có sự bình yên trong gia đình đó, chỉ có một chút lòng tốt được thể hiện. Tôi nhận ra rằng, là một học viên, tôi nên dung nhẫn và không tranh cãi với bà.

Nhưng một lần, khi bà rất tức tôi, tôi đã không nín nhịn được. Bà rất thô lỗ khi nói chuyện với tôi. Tôi cảm thấy rằng mình không thể làm hỏng bà và nên chỉ ra cách cư xử không tốt của bà. Vài ngày sau, tôi vẫn nghĩ về cuộc xung đột giữa chúng tôi và thấy khó chịu. Tôi nhận ra các nhân tố của văn hóa Đảng ở bà Nhân. Sau đó, tôi hướng nội và thấy rằng mình cũng rất bướng và có nhiều chấp trước cứng đầu. Bà thực sự đã giúp tôi loại bỏ các độc tố của văn hóa Đảng vẫn còn trong tôi! Gây hấn, lăng mạ và tranh đấu là những tư tưởng của ĐCSTQ. ĐCSTQ đã nhồi nhét triết lý “đấu tranh” vào người dân Trung Quốc từ bao lâu nay. Quan niệm cho rằng “kẻ yếu là mồi của kẻ mạnh” đã mang đến nhiều đau khổ cho họ.

Sư phụ đã cảnh báo các đệ tử:

“Vì vậy, bất kể gặp phải mâu thuẫn trong hoàn cảnh hay tình huống nào, chư vị phải bảo trì tâm thiện lương, tâm từ bi để đối đãi với mọi vấn đề. Nếu chư vị không thể yêu quý kẻ thù của mình, thì chư vị không viên mãn được. (vỗ tay). Thế thì tại sao khi một người thường chọc giận chư vị, chư vị lại không thể tha thứ cho anh ta? Trái lại chư vị tranh luận, tranh đấu với anh ta như một người thường? Chẳng phải giữa các học viên với nhau cũng giống vậy sao?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Úc Châu [1999])

“Thực ra Từ Bi là năng lượng rất to lớn, là năng lượng của Chính Thần. Càng Từ Bi thì năng lượng càng lớn, các thứ bất hảo đều bị giải thể rớt cả.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC 2009)

Tôi đã không thực sự nhận thức được những điều mà Sư phụ Lý giảng. Tôi đã không thực sự đối xử từ bi với các học viên khác. Tôi đã hình thành một quan niệm đặt định về bà Nhân và cảm thấy rằng bà như một người thường làm công việc Đại Pháp. Dường như bà không đề cao nhận thức của mình dựa trên Pháp, vì thế những khổ nạn của bà dường như không bao giờ kết thúc.

Cho dù nhận định của tôi về bà có chính xác hay không, nhưng là một đệ tử Đại Pháp, tôi không thể đối xử với một học viên khác dựa trên những định kiến. Sư phụ đã an bài để chúng tôi sống cùng nhau, vì vậy hẳn phải có những chỗ mà tôi cần đề cao. Tôi không nên làm Sư phụ thất vọng. Bây giờ không phải là lúc để tôi đưa ra lời phán xét, mà đúng hơn, đây là lúc để tôi cần từ bi để giúp bà Nhân đề cao và không bị rớt lại trong tu luyện.

Sau khi niệm đầu thay đổi, giọng của tôi dịu lại và tôi cố gắng hòa đồng với mọi người tôi gặp. Khi tôi không nhìn vào những người thiếu sót của người khác, tôi thấy rằng mỗi người đều có một mặt tốt, và có lúc thực sự họ dường như tốt hơn tôi. Tôi cảm thấy xấu hổ. Khi tôi chính lại những suy nghĩ của mình về người khác, tôi cảm thấy tâm mình trở nên thuần tịnh và từ bi hơn.

Bây giờ khi gặp mọi người, tôi không phán xét. Tôi luôn chủ động chào và nói chuyện ôn hòa với họ. Tôi thấy rằng mọi thứ xung quanh mình đã trở nên dễ dàng hơn, và dường như tôi hòa hợp với mọi người.

Tôi cũng chân thành và vui vẻ chỉ ra những yếu tố văn hóa Đảng trong lời nói của bà Nhân. Bà dần dần nhận ra những thói quen xấu đã nuôi dưỡng và cố gắng loại bỏ chúng. Chúng tôi thường nghĩ về người khác trước và quan tâm đến nhau trong cuộc sống hàng ngày. Chúng tôi cùng nhau tu luyện tinh tấn và kiên định.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/10/15/和八旬同修生活相处的一段日子-376331.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/12/15/181097.html

Đăng ngày 09-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share