[MINH HUỆ 11-11-2019] Gần đây, tôi nghe nói một học viên giữ vai trò quan trọng trong một hạng mục đã qua đời. Như vậy thật đáng tiếc, vì là người tu luyện, chúng ta biết rằng dù nghiệp bệnh có vẻ nghiêm trọng đến mức nào, rốt cuộc cũng chỉ là giả tướng. Nhưng tại sao một số học viên có thể vượt qua khảo nghiệm này trong khi các học viên khác lại vấp ngã?

Việc học viên này qua đời khiến tôi nhớ những gì đã xảy ra với một nhân vật tên là Tỷ Can trong Phong Thần Diễn Nghĩa.

Tỷ Can là trọng thần giữ chức thừa tướng trong triều đại nhà Thương (1600-1046 trước Công nguyên), cũng là hoàng thúc của Trụ Vương. Đáng tiếc là, Trụ Vương đã rất đồi bại, hoang dâm vô độ.

Đát Kỷ, một trong những phi tần mà Trụ Vương say đắm, chính là hồ ly tinh chuyển sinh. Trong một lần nỗ lực thuyết phục Trụ Vương từ bỏ đam mê sắc dục, Tỷ Can đã đốt cháy hang cáo của Đát Kỷ. Kể từ đó, Đát Kỷ hận Tỷ Can vì mối thù sát hại này.

Một hôm, Đát Kỷ giả bệnh, thưa với Trụ Vương rằng bệnh của cô ta sẽ không có thuốc nào chữa khỏi, trừ khi có thể lấy được trái tim của Tỷ Can để làm thuốc. Để cứu mạng Đát Kỷ, Trụ Vương đã đồng ý lấy trái tim của Tỷ Can.

Khương Tử Nha đã tiên đoán được trước rằng Tỷ Can sẽ rơi vào tình cảnh này. Vì vậy, ngài đã đưa cho Tỷ Can một lá bùa hộ mệnh, và nói với ông cách sử dụng nó – khi Tỷ Can biết mình rơi vào tình huống nguy hiểm đến tính mạng, ông đã đốt lá bùa hộ mệnh thành tro, rồi pha với nước để uống.

Tuy nhiên, Khương Tử Nha cũng cảnh báo Tỷ Can không được trò chuyện với bất kỳ người phụ nữ nào trong thời gian lá bùa phát huy tác dụng.

Tỷ Can làm theo chỉ dẫn của hiền nhân. Khi ông mổ ngực, móc ra trái tim của mình, đặt trên sàn của cung điện, ông vẫn không có bất kể dấu hiệu nào cho thấy sinh mệnh bị nguy hiểm. Trái lại, ông còn có thể lên ngựa mà rời khỏi hoàng cung.

Nhưng khi thấy một bà lão bên vệ đường bán rau muống, trong tiếng Trung gọi là “rau không tim”. Bà lão rao bán rau không ngừng khiến Tỷ Can tò mò.

Ông hỏi: “Không có người nào không có tim có thể sống sao?”

Bà lão cười lớn: “Đương nhiên không sống được – Người không tim thì chết là lẽ thường!”

Lời còn chưa dứt, Tỷ Can đã miệng phun máu tươi mà chết.

Từ tình huống này mà phân tích, bùa hộ mệnh mà Khương Tử Nha cho Tỷ Can thực ra chính là bùa cứu mạng, nhưng Khương Tử Nha còn cố ý dặn Tỷ Can không được nói chuyện với bất kỳ người phụ nữ nào. Tỷ Can tin tưởng Khương Tử Nha, bởi vậy mới uống lá bùa ấy. Thế nhưng, khi bà lão kia, chẳng qua chỉ là một người thường, bảo rằng người không có tim không thể sống thì Tỷ Can đã bị động tâm.

Trong lịch sử Trung Hoa, Tỷ Can vốn là người được tôn kính nhờ sự trung liệt của mình. Nếu như Tỷ Can có thể sống thêm được 60 năm nữa, nói không chừng, ông có thể khởi tác dụng lớn trong việc trợ thiên phạt Trụ trong đại chiến chính tà. Đương nhiên, cuối cùng, đến lúc Phong Thần, Tỷ Can vẫn được phong làm sao Văn Khúc, hậu thế gọi là “vô tâm chi nhân” (người không có nhân tâm), vì thế mà không có sự thiên vị, đối nhân xử thế hết sức công đạo. Từ góc độ tu luyện mà nói, cuối cùng hẳn là cần đạt đến trạng thái không còn nhân tâm nữa.

Quay trở lại chúng ta, có đồng tu, mặc dù đều biết người tu luyện không có bệnh, nhưng khi thấy giả tướng nghiệp bệnh nghiêm trọng, lại không giữ được tín tâm, lại đến bệnh viện khám, đặt sinh mệnh mình vào tay bác sỹ.

Sư phụ giảng:

“Như thế mọi người thử nghĩ xem, chư vị tìm họ [xem] bói rồi, chư vị sẽ nghe phải không, sẽ tin phải không? Như vậy sẽ tạo thành gánh nặng cho tinh thần của chư vị có phải không? Gánh nặng tạo thành rồi, trong tâm chư vị sẽ nghĩ đến nó; có phải là chấp trước hay không? Như vậy loại bỏ chấp trước này đi thế nào đây? Đó chẳng phải là nạn do con người tăng thêm?” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Nếu một học viên tin vào giả tướng nghiệp bệnh, hậu quả có thể rất nghiêm trọng. Nếu bác sỹ phán bệnh đã chuyển biến xấu đi hoặc đã di căn sang nơi khác, thì đó có thể là một khảo nghiệm lớn đối với người tu luyện. Một khi tin mình có bệnh thì khổ nạn sẽ càng khó vượt qua.

Khi khổ nạn đến, miễn là chúng ta không bị nó làm cho động tâm, thì không gì có thể can nhiễu đến chúng ta, vì chúng ta có Sư phụ bảo hộ.

Sư phụ giảng:

“Gốc của tôi gắn trên vũ trụ, ai có thể động tới chư vị, người ấy có thể động đến tôi; nói thẳng ra, người ấy có thể động đến vũ trụ này.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Cũng như Tỷ Can, người chân tu sẽ gặp khảo nghiệm, sẽ bị tà ác hãm hại, gặp phải các loại dằn vặt về tâm tính và trên thân thể, nhưng Sư tôn thời thời khắc khắc bảo hộ, gia trì cho chúng ta. Chỉ cần chúng ta có thể buông bỏ mọi quan niệm người thường, giữ niềm tin vững chắc rằng Sư phụ có Pháp lực vô biên thì nhất định có thể đi theo Sư phụ đến cuối cùng.

Chúng ta đều biết, đệ tử chân tu Đại Pháp, cho dù sớm mất đi thân người, cũng sẽ vẫn có tương lai tốt đẹp. Hiện giờ là thời khắc then chốt để cứu người, thêm một đệ tử là thêm một phần sức mạnh khởi tác dụng nơi thế gian này. Bởi vậy, chúng ta cần phải ở đây cho đến khi kết thúc. Bùa hộ mệnh của Khương Tử Nha còn có thể đã cứu mạng Tỷ Can, huống hồ chúng ta là đệ tử Đại Pháp. Hãy kiên định tín Sư tín Pháp, buông bỏ mọi quan niệm người thường và bài trừ hết thảy can nhiễu, có như vậy, chúng ta mới có thể đạt đến viên mãn và cứu độ được nhiều chúng sinh hơn nữa.

 


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/11/11/“比干之死”-395665.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/12/14/181083.html

Đăng ngày 09-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share