Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 31-07-2019] Nhìn lại con đường tu luyện của tôi trong 20 năm qua, tôi đã từ một người ích kỷ trở thành một học viên Đại Pháp chín chắn. Nếu không tu luyện, tôi sẽ là một người thường bị cuốn vào sự trượt dốc của xã hội. Trong suốt 20 năm tu luyện của mình, tôi đã có được rất nhiều trải nghiệm. Tôi đã có thể hóa giải được một mối quan hệ định mệnh có ảnh hưởng tiêu cực và cải thiện tâm tính của mình khi xảy ra xung đột với con trai tôi. Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 7 năm 1998. Trong vòng ba tháng, những căn bệnh tôi mắc phải, bao gồm viêm đại tràng, loét dạ dày, hội chứng viêm tai giữa và bệnh thấp khớp đã biến mất. Sư phụ và Đại Pháp đã khiến tôi vô cùng kinh ngạc.

Xử lý các xung đột bằng quan niệm người thường

Sư phụ giảng:

“Tôi giảng cho mọi người rằng, công không lên được cao có nguyên nhân căn bản là: hai chữ “tu luyện”, người ta chỉ coi trọng chữ ‘luyện’ mà chẳng coi trọng chữ ‘tu’. (Bài giảng thứ Nhất, Chuyển Pháp Luân)

Tôi đã không chú ý đến khía cạnh “tu sửa tâm tính”. Lúc đó, tôi không thể tập trung khi học Pháp, và tôi đã không hướng nội. Bất cứ khi nào tôi gặp phải mâu thuẫn, tôi đã không tự mình hành xử như một người tu luyện. Thay vào đó, tôi xử lý các xung đột dựa trên quan niệm của người thường. Mối quan hệ căng thẳng với con trai tôi đã không được cải thiện, mà ngày càng xấu đi.

Con trai tôi có một tính cách ương ngạnh, và dường như cháu được sinh ra là để nổi loạn. Ngay cả khi tôi cố nói điều gì đó tốt đẹp, cháu vẫn tin điều đó là ngược lại. Bất cứ khi nào cháu ở gần tôi, cháu sẽ liên tục kêu khóc, điều đó khiến tôi thật mệt mỏi. Vì tuyệt vọng, tôi đưa cháu đến nhà ông nội của cháu, và sau đó mới đón cháu về. Điều này đã diễn ra hết năm này sang năm khác.

Có lần tôi đi đón cháu từ trung tâm giữ trẻ. Ngay khi nhìn thấy tôi, cháu ngã lăn ra đất, lăn lộn và kêu khóc. Các cô giáo đã rất ngạc nhiên, vì chỉ trước đó một lúc, cháu vẫn bình thường. Một người hàng xóm lớn tuổi nói rằng kiếp trước có thể tôi có mối quan hệ không tốt với con trai tôi và có lẽ tôi đã mắc nợ cháu. Lúc đó tôi là người vô thần và không tin điều đó.

Tôi làm nghề dạy học, và nhiều em trong số các học sinh của tôi đã học lên đại học, một số em còn được nhận vào các trường đại học hàng đầu. Tôi tin rằng, có sự giúp đỡ của tôi, con trai tôi cũng có thể đi trên con đường mà tôi định hướng cho cháu, và có thể trở thành một người tài năng.

Tuy nhiên, con trai tôi lại thích chơi, thay vì làm bài tập. Cháu bị coi là một học sinh không bình thường. Do đó, là phụ huynh của một học sinh cá biệt, tôi thường bị yêu cầu phải gặp gỡ các giáo viên của cháu. Vì tôi đã kỳ vọng rất cao vào con trai mình và con cái của các đồng nghiệp của tôi đều rất xuất sắc, nên tôi đã mặc nhiên tiếp nhận điều đó khi nhìn thấy điểm của con trai mình. Sau này khi nhìn lại, tôi đã không dạy cháu, thay vào đó, tôi lại chỉ trích và mỉa mai cháu. Cháu đã bực tức với tôi và cảm thấy điều đó là không công bằng với nó.

Sau khi cháu kết hôn và có một đứa con, tôi nghĩ cháu sẽ thay đổi thái độ với tôi. Tuy nhiên, con trai tôi thậm chí còn đối xử tồi tệ hơn với tôi, và cháu luôn cho rằng việc cháu thất bại trong cuộc đời là lỗi ở tôi. Con tôi đã chỉ trích tôi như thể tôi không phải là mẹ cháu vậy.

Tôi cảm thấy tất cả điều này là không công bằng. Tôi để chồng ở nhà và đến thành phố nơi con tôi sinh sống để chăm sóc cháu nội, và làm việc nhà cho chúng. Đôi lúc, tôi mất bình tĩnh và cãi nhau với con trai, khiến cháu càng tức giận hơn. Tôi cảm thấy rất đau đớn và không may mắn khi có một đứa con trai tồi tệ như vậy.

Buông bỏ quan niệm người thường

Lúc đó, tôi đã thực hành Pháp Luân Đại Pháp được vài năm. Tôi biết hành vi của mình không tốt là vì tôi đã không học Pháp tốt và không tu luyện tốt. Tôi đã chia sẻ tình huống của tôi với các đồng tu khác. Họ học Pháp với tôi và chia sẻ kinh nghiệm tu luyện dựa trên Pháp. Tôi nhận ra tất cả điều này là một vấn đề trong việc tu luyện của tôi, và tôi quyết định thay đổi các quan niệm người thường của mình.

Sau một thời gian học Pháp chăm chỉ, tôi nhận ra bản thân có hai vấn đề trong mối quan hệ với con trai mình. Trước tiên, có thể có sự oán hận tiền kiếp trong mối quan hệ giữa chúng tôi và tôi đã nợ con trai tôi. Một học viên nói: “Hãy đừng coi nó như là con của chị; thay vào đó, hãy đối xử với cháu như một sinh mệnh mà chị chưa trả được món nợ của mình. Chị nên vui vẻ để trả hết món nợ này”. Vì có điểm hóa của Sư phụ và sự chia sẻ của các đồng tu, tôi đã tháo gỡ được nút thắt trong lòng mình.

Thứ hai, tôi còn những tư tưởng bị ảnh hưởng bởi văn hóa Đảng và đã không loại bỏ nó đi. Tôi luôn áp đặt suy nghĩ, cách xử lý vấn đề và cả hành động của tôi lên con trai mình, việc không để người khác bày tỏ ý kiến của riêng mình đã khiến con trai tôi bị tổn thương.

Tôi nhận ra rằng tôi có rất nhiều điều phải tu sửa. Ngoài học Pháp, tôi còn nghe băng thu âm cuốn Cửu Bình, Giải thể Văn hóa Đảng, Mục tiêu cuối cùng của Chủ nghĩa Cộng sản, và một số bài viết về văn hóa truyền thống mà tôi thấy rất hữu ích. Sự phẫn nộ của tôi đối với con trai tôi giảm dần, và tôi đã có thể chấp nhận những gì cháu nói với tôi.

Một ngày nọ, một người bạn cùng lớp đại học của con dâu tôi đến thăm vợ chồng cháu. Con dâu tôi đã dẫn người bạn đi tham quan thành phố nơi chúng tôi sống, và gia đình của người bạn cũng ở cùng chúng tôi trong thời gian đó. Vô tình, tôi hỏi con trai tôi xem người bạn cùng lớp có hài lòng với chuyến thăm này không? Tôi nói rằng con dâu tôi nên cảm thấy tự hào khi được sống ở thủ phủ của một tỉnh và làm việc trong một cơ quan chính quyền tỉnh.

Tôi vừa dứt lời, con trai tôi nói: “Mẹ ơi, sao mẹ có thể tu luyện như thế này chứ? Đây có phải là những gì Sư phụ của mẹ dạy mẹ không? Mẹ đang nói về lợi, danh tiếng và tầng lớp xã hội. Hãy để con hỏi mẹ, điều này có dựa trên Chân-Thiện-Nhẫn không?”

Sau đó tôi nhận ra mức độ nghiêm trọng của việc này và trả lời ngay lập tức, “Không, không phải vậy. Đây là những gì mẹ nên xem xét khi mẹ tu luyện và hãy cho nó qua đi.” Sau đó, con trai tôi im lặng, nhưng tôi rất tức giận, “Mẹ chỉ nói một câu. Mẹ đã vi phạm pháp luật à? Tại sao con lại tức giận như thế về điều đó?

Con trai tôi nói, “Mẹ không bao giờ muốn thừa nhận điều gì khi mẹ làm sai. Thậm chí mẹ còn không muốn thừa nhận rằng mẹ đã làm sai một điều nhỏ nhặt. Thậm chí, con cũng không biết mẹ là người hay bắt bẻ như thế nào khi mẹ ở bên ngoài”. Tôi đã không nói nên lời. Tôi đang suy nghĩ về những điều cháu nói với tôi. Mặc dù những lời này khá sắc bén và nghiệt ngã, nhưng tôi vẫn nhận ra con tôi đang chỉ ra các chấp trước của tôi, và chính Sư phụ đã dùng miệng cháu để điểm hóa cho tôi những chấp trước này.

Sư phụ giảng:

“Trong tu luyện chư vị buông bỏ tâm chấp trước nhân tâm như thế nào mới là quan trọng. Khi đều có thể rất thản nhiên đối mặt với uỷ khuất dẫu lớn đến mấy, đều có thể bất động tâm, đều không tìm cớ cho mình, có rất nhiều việc thậm chí chư vị không cần tranh biện, bởi vì trên con đường tu luyện này của chư vị không có việc ngẫu nhiên nào cả; có lẽ khi nói chuyện với nhau làm xúc động chư vị, có lẽ cái nhân tố để phát sinh mâu thuẫn với chư vị có quan hệ đến lợi ích chính là do Sư phụ đưa vào. Có lẽ chư vị bảo rằng lời nói kia làm chư vị rất cáu, đụng trúng chỗ đau của chư vị, chư vị mới cảm thấy bị kích thích [cáu giận]. Cũng có lẽ là thật sự oan uổng cho chư vị, nhưng lời đó lại không nhất định là họ nói đâu, có thể là tôi nói đó. (mọi người cười) Bấy giờ tôi chính là xem chư vị đối đãi việc ấy như thế nào; bấy giờ chư vị đụng phải họ nhưng thực ra là chư vị bằng như đụng phải tôi”. (Giảng Pháp tại Manhattan [2006])

Hãy buông bỏ các tâm chấp trước

Tôi đột nhiên tỉnh ngộ trước những lời nói của con tôi, và cảm thấy tâm tính của tôi rất kém. Những năm qua, Sư phụ đã sử dụng con trai tôi để điểm hóa cho tôi và gợi ý giúp tôi đề cao, nhưng tôi đã không tiến bộ. Khi tôi nghĩ về việc đó, nước mắt tôi giàn dụa khắp mặt. Tôi biết ơn sự giúp đỡ của Sư phụ và cảm ơn con trai tôi đã cho tôi cơ hội được đề cao. Kể từ đó, tôi chú ý hơn đến việc buông bỏ những chấp trước của mình.

Sư phụ giảng:

“Còn đã là một người tu luyện, mọi người thử nghĩ xem, chư vị không tiêu đi nghiệp lực của chư vị, chư vị không chịu một chút khổ, chư vị toàn chỉ muốn thoải thoải mái mái, vậy chư vị làm sao mà tu luyện? Chư vị ngồi ở đây nghĩ: tôi hôm nay phải ra khỏi tam giới, ngày mai muốn tu luyện thành Phật, nhưng nó không phải là con người muốn là sẽ đạt được. Cần phải ở trong thực tế tu luyện, lăn lộn lăn lộn trong xã hội hiện thực, đem cái tâm chấp trước ở nơi người thường của chư vị trừ bỏ đi, đem tâm chấp trước mà con người không bỏ được buông bỏ xuống”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Houston [1996])

Tuy nhiên, ngay cả khi đã nhận ra những thiếu sót của mình, đôi khi tôi vẫn khó thực hiện mọi việc dựa trên yêu cầu của Pháp. Thật khó cho tôi để tạo ra một bước đột phá khi tôi gặp những khảo nghiệm về tâm tính với con trai tôi.

Một ngày vào năm 2016, tôi thấy cống nhà bếp bị tắc. Con trai tôi đã nhìn thấy điều đó và nói, “Ắt hẳn mẹ đã làm cống tắc rồi. Nếu không, ai sẽ làm tắc nó chứ? Mẹ luôn làm mọi thứ một cách cẩu thả, và mẹ còn không vứt bỏ hết những rác thải trong bồn rửa chén”. Tất cả những gì cháu nói đều không đúng. Cống thoát đã không chảy trơn tru trong một vài ngày rồi, nhưng tôi đã không tranh luận.

Con trai tôi đã kiểm tra ống cống, và không thể sửa nó. Cháu thậm chí còn giận dữ hơn, “Mẹ không bao giờ tôn trọng công việc của người khác. Con mệt mỏi quá, mẹ thấy có vui không? Cho con hỏi mẹ, việc đó có phải do mẹ gây ra không?” Tôi không nói gì và trở về phòng mình. Tôi cảm thấy tâm tính mình khá tốt, vì tôi đã không tức giận và tranh cãi với con. Nhưng sau khi hướng nội tìm, tôi cảm thấy tâm mình không thuần tịnh và tôi vẫn cảm thấy khó chịu.

Ngày thứ hai, khi nhìn thấy tôi, con trai hỏi, “Mẹ đã làm tắc cống phải không?” Tôi nghĩ tôi nên xử lý việc này lần này cho tốt và không để Sư phụ thất vọng. Vì vậy, tôi thừa nhận: “Đúng rồi, là mẹ làm tắc đấy”. Con trai tôi bỏ đi. Nhưng ngay khi tôi ngồi xuống ghế sofa, tôi đã bật khóc. Tôi nhận ra rằng sự nhẫn nhịn của tôi vẫn chưa đủ tốt và tôi nên buông bỏ chấp trước của mình về việc không cho phép người khác nói.

Ngày thứ ba, con trai lại hỏi tôi một lần nữa, “Hãy bảo cho con, mẹ đã làm tắc cống đúng không?” Tôi nói, “Đúng vậy, nó bị tắc là do mẹ đấy”. Tôi đã giữ được bình tĩnh và cháu không nói gì nữa.

Tôi gọi thợ sửa ống nước đến nhà, và anh ta nói không có gì trục trặc với đường thoát nước này. Vì vậy, tôi đã hỏi lý do nó bị tắc. Người thợ nói rằng có dầu mỡ bám đầy ở thành đường ống cống và chúng tôi có thể sử dụng nước nóng và chất tẩy rửa để làm tan nó đi. Sau đó, tôi nhận ra rằng đó là vì con trai tôi gần đây đã ăn rất nhiều món súp cay chứa khá nhiều dầu mỡ. Trong khi thợ sửa ống nước và tôi cố gắng tháo ống thoát nước ra, con trai tôi trở về nhà và hỏi điều gì gây ra tắc cống. Thợ sửa ống nước nói đó là do dầu mỡ đọng dày ở thành ống thoát nước thải. Con trai tôi nhận ngay ra rằng mình là người gây ra vấn đề và nói: “Mẹ ơi, con xin lỗi, con đã xử sự sai với mẹ rồi”. Tôi mỉm cười: “Tốt rồi con ạ”. Cuối cùng tôi đã buông bỏ được chấp trước của mình, và con trai tôi đã thay đổi.

Sư phụ giảng:

“Có người cảm thấy gặp phải việc không vui bèn không vui, thế chư vị chẳng phải là con người rồi? Có gì khác đâu? Khi gặp việc không vui, chính là lúc chư vị tu luyện bản thân mình, lúc tu tâm. Trong tôn giáo quá khứ chẳng phải giảng ‘hướng nội tu tâm’ hay sao? Chư vị đừng nghe những người ngày nay giảng, họ không nhất định biết được ý nghĩa chân chính là gì. Hãy tu bản thân chư vị một cách chân chính, gặp mâu thuẫn, gặp vấn đề thì xem bản thân mình sai ở đâu, mình nên đối đãi thế nào, hãy dùng Pháp để đo lường. Mọi người thử nghĩ xem, đó chẳng phải chính là tu luyện sao? Dù chư vị xuất gia cũng vậy, mà tại gia tu cũng vậy, người thường có thể làm như thế chăng? Không thể, chư vị chẳng phải đang tu chính mình?” (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011)

Giải quyết các xung đột

Thật vậy, cách con trai tôi đối xử với tôi là để giúp tôi đề cao trong tu luyện. Đó là một điều tốt cho tôi, và là một người tu luyện, tôi nên thay đổi suy nghĩ của mình để phù hợp với Pháp. Trong thời gian nghỉ tháng 10, tôi trở về quê hương và đã nhìn thấy những mâu thuẫn cá nhân giữa những người bà con của tôi. Tôi đã trở về nhà của con trai tôi và nói, “Mẹ sẽ ít về quê hơn. Người dân quê mình không có gì để làm ngoài việc chơi mạt chược”.

Trong khi tôi đang nấu ăn, con trai tôi đã nghe những gì tôi nói và dường như tỏ ra thích thú. Cháu đến bên tôi và nói, “Chuyện gì đã xảy ra với người thân của mình hả mẹ?” Tôi kể cho cháu nghe những người họ hàng này đã tranh đấu với nhau như thế nào. Và sau đó tôi nhận xét về việc họ cư xử tồi tệ thế nào.

Vì cái quạt thông gió đang bật, tôi phải nói to. Con trai tôi có vẻ muốn nghe và yêu cầu tôi nói tiếp. Khi bữa tối đã sẵn sàng, con trai tôi đã phát cho tôi nghe một đoạn ghi âm về tất cả những điều mà cháu đã ghi lại bằng điện thoại di động của mình.

Tôi đã xem đoạn ghi âm và bị sốc. Trông tôi thật đáng sợ làm sao! Không có từ nào có thể mô tả được điều đó. Tôi sẽ không xem bản ghi âm này, tôi sẽ không thừa nhận những hành vi này của mình. Con trai tôi hỏi, “Mẹ, mẹ có cảm thấy mình tốt hơn những người thân của mình không?

Phải rồi, con trai tôi nói đúng. Tôi đã không có bất kỳ điểm nào tốt hơn họ. Tôi không giống một người tu luyện. Tôi sẽ không nói bất cứ điều gì xấu về con trai mình. Từ quan điểm của một người tu luyện, tôi cảm thấy con trai tôi rất tốt và rất có trách nhiệm với việc tu luyện của tôi.

Một ngày nọ, tôi ngồi trên giường và nhớ lại tất cả những rắc rối tôi đã gặp phải với con tôi. Tất cả những việc đó là để giúp tôi đề cao tâm tính của mình. Tôi đã không oán hận con nữa, thay vào đó, tôi rất biết ơn vì cháu đã cho tôi nhiều cơ hội để đề cao. Tôi cũng vô cùng biết ơn Sư phụ và Đại Pháp vì đã từ bi giúp tôi hóa giải mối quan hệ nhân duyên với con trai trong suốt 30 năm qua.

 


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/31/384527.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/11/10/180676.html

Đăng ngày 09-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share