Tên: Phùng Cương (冯刚)

Giới tính: Nam

Địa Chỉ: Chưa rõ

Nghề nghiệp: Chưa rõ

Ngày mất: 14 tháng 8 năm 2009:

Ngày bị bắt gần đây nhất: 4 tháng 7 năm 2009

Nơi bị bắt gần đây nhất: Nhà tù thành phố Đại Liên(大连看守所)

Thành phố: Đại Liên

Tỉnh: Liêu Ninh

Hình thức bức hại đã trải qua: Cưỡng bức lao động, lục soát nhà, thẩm vấn, giam giữ

[MINH HUỆ 25 – 09 – 2009] (phóng viên từ thành phố Đại Liên) Vào buổi chiều ngày 4 tháng 7 năm 2009, học viên Pháp Luân Công ông Phùng Cương và vợ ông là bà Vương Quyên, và mười hai người khác đã bị các nhân viên đến từ đồn cảnh sát phố Hoàng Hà dưới quyền hạn của phòng cảnh sát quận Tây Cương thành phố Đại Liên bắt tại nhà học viên là bà Thạch Quế Hương. Họ đã bị giam giữ tại nhà tù thành phố Đại Liên. Sau đó cảnh sát đã lấy chìa khóa nhà và đến lục soát nhà ông Phùng Cương. Họ đã lấy đi một máy tính xách tay, nhiều sách và vật dụng cá nhân khác.

Cảnh sát Lý Hồng Kiều đã liên tục thẩm vấn ông Phùng trong khi ông bị giam giữ. Vào ngày 10 tháng 8 năm 2009, ông Phùng đã bị đe dọa mạng sống. Cai ngục tại nhà tù Đại Liên nói rằng ông Phùng đã không chết tại nhà tù, và đội an ninh nội địa có thể giải quyết việc này. Ba nhân viên của đội an ninh nội địa thành phố Đại Liên sau đó đã đến đưa ông Phùng đến bệnh viện quân đội số 210 tại Đại Liên.

Theo khám nghiệm của bệnh viện, túi mật của ông Phùng đã sưng to bằng hai nắm tay. Ông đã không thể ăn hoặc uống phòng trường hợp túi mật của ông có thể bị thủng. Bác sĩ đã nói với người từ đội an ninh quốc gia rằng ông Phùng đang trong tình trạng nguy kịch và ông phải được phẫu thuật ngay lập tức. Các nhân viên đội an ninh nội địa đã nói rằng không cần thiết phải phẫu thuật trong ngày và bác sĩ có thể đợi đến ngày hôm sau, sau khi ông Phùng được thả tự do. Vì thế mà ông Phùng phải trả toàn bộ chi phí. Bác sĩ đã không đồng ý và nói rằng bệnh nhân có thể chết nếu ngừng phẫu thuật đến hôm sau. Ba nhân viên đã phải đặt cọc trước một khoản tiền  4,000 nhân dân tệ, và họ đã rời đi ngay sau đó.

Ông Phùng đã nói với bác sĩ rằng ông không thể trải qua cuộc phẫu thuật vì vợ ông cũng đang bị giam, và ông cũng không thể trả tiền các chi phí. Bác sĩ đã thông cảm với ông. Ông Phùng đã viết một bức thư tới bác sĩ tuyên bố rằng sau khi ông được thả, bệnh viện sẽ không có trách nhiệm về cuộc sống hay cái chết của ông. Bác sĩ đã đưa ông 50 nhân tệ từ khoản đặt cọc để ông có thể đi taxi về nhà.

Vào ngày 12 tháng 8 năm 2009, do người nhà ông Phùng biết ông đã ở nhà nên ngày hôm sau, họ đã đến thăm ông . Khi họ gõ cửa nhà ông, không có ai trả lời. Ông Phùng đã mất tích một lần nữa. Người ta nói rằng ông Phùng đã đến siêu thị sau khi trở về nhà và đã bị bắt một lần nữa.

Ngày 14 tháng 8 năm 2009, người nhà ông Phùng đã đến đội an ninh nội địa thành phố Đại Liên để yêu cầu thả tự do cho ông. Nhân viên đã nói rằng tất cả cảnh sát đã ra ngoài, nhưng họ cứ nhất định muốn gặp cảnh sát. Sau một thời gian dài, một cảnh sát đã đến và nói rằng: “Các ông phải nói chuyện với người mà đã bắt giữ ông Phùng”. Người nhà ông sau đó đã đến đồn công an phố Hoàng Hà. Họ đã nhìn thấy Lý Hồng Kiều lúc đó đang trong ca trực, và hỏi Lý về nơi ở của ông Phùng. Lý Hồng Kiều đã không trả lời thẳng mà nói rằng ông Phùng đã chết hoặc có thể chết trong vài ngày nữa. Người nhà ông nói rằng họ muốn được nhìn thấy thi thể của ông nếu ông chết. Cảnh sát Lý sau đó nói rằng ông chưa chết.

Người nhà ông Phùng đã nói với Lý Hồng Kiều, “Vì ông Phùng bị đau ốm, ông ấy nên được vợ ông là bà Vương Quyên chăm sóc” Cảnh sát Lý nói rằng bà Vương đã bị đưa đến trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia. Sau khi bị bức hại hơn một tháng, bà Vương đã trở nên hốc hác và ăn không ngon miệng. Bà cũng đã có triệu chứng của bệnh tim và bệnh viêm gan.

Ngày 17 tháng 8 năm 2009, người nhà ông Phùng đã đến đồn cảnh sát để yêu cầu thả tự do cho ông. Lý Hồng Kiều đã đưa một báo cáo rằng ông Phùng đã được thả tự do trong điều kiện rằng ông có thể thi hành án ở bên ngoài nhà tù. Ngày ghi trên báo cáo là ngày 10 tháng 8 năm 2009, cùng ngày với việc ông Phùng bị đưa đến bệnh viện số 210, nhưng lại không được kí bởi ông Phùng. Người nhà ông đã hỏi Lý rằng tại sao không có chữ kí. Lý đã nói rằng ông đã từ chối ký.

Ngày 19 tháng 8 năm 2009, người nhà bà Vương đã được thông báo bằng điện thoại từ đồn cảnh sát phố Hoàng Hà rằng bà Vương đã bị đưa đến trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, bà có thể bị giam ở đó trong 18 tháng.

Ngày 16 tháng 9 năm 2009, gia đình ông Phùng đã báo cáo việc ông Phùng mất tích lên đồn cảnh sát phố Phú Quốc, thuộc quận Sa Hà Khẩu. Cảnh sát nói rằng ông Phùng đã mất vào ngày 14 tháng 8 năm 2009, thi thể ông đã bị mổ xẻ để khám nghiệm tại phòng cảnh sát quận Sa Hà Khẩu. Họ đã nói với gia đình đi đến phòng đó để hỏa thiêu thi thể ông.

Lý Hồng Kiều, đồn trưởng đồn cảnh sát phố Hoàng Hà, thành phố Đại Liên: 86-411-83789221, 86-411-83788489, 86-411-83789219

Đồn cảnh sát phố Phú Quốc: 86-411-84673347

Đường Phú Vĩ, phụ trách việc thi hành luật pháp của phòng cảnh sát quận Sa Hà Khẩu: 86-411-39771326

Phương Quảng Cát, đội phó phòng cảnh sát quận Sa Hà Khẩu: 86-411-84602317/84606628


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/9/25/208968.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/9/27/111123.html
Đăng ngày: 29- 9 – 2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share