[MINH HUỆ 19-06-2009] Các học viên Pháp Luân Công làm việc tại công ty khai thác dầu tỉnh Hắc Long Giang đã và đang bị bức hại bởi các nhân viên của công ty. Số vụ học viên tử vong tại đây cao nhất trong số các vụ tại nơi làm việc trên toàn Trung Quốc. Những thông tin dân sự đã xác nhận cái chết của 25 học viên tại công ty khai thác dầu thành phố Đại Khánh vào ngày 16 tháng 6 năm 2009, chiếm 41% trong tổng số người chết (61 học viên) tại thành phố Đại Khánh và 6% trong tổng số người chết (411 học viên) tại tỉnh Hắc Long Giang. Những học viên này đã phải chịu đựng những đòn tra tấn ngoài sức tưởng tượng trước khi chết. Thậm chí một vài người còn bị lấy cắp nội tạng.
Dựa vào những thống kê hiện tại, những học viên làm tại công ty khai thác dầu Đại Khánh đã chết do ngược đãi nghiêm trọng là:
1. Ông Vương Bân, 47 tuổi, một kĩ sư máy tính tại viện thăm dò và phát triển khai thác dầu thành phố Đại Khánh, đã giành được giải nhì về khoa học và công nghệ quốc gia.
Do từ chối việc từ bỏ niềm tin vào “ Chân – Thiện – Nhẫn” tại trại cưỡng bức lao động Đại Khánh , ông đã bị tra tấn dã man vào ngày 27 tháng 9 năm 2000. Ông đã bị giải phẫu cắt động mạch, cắt mạch máu, và gãy xương. Amiđan và bạch cầu của ông cũng bị lấy đi. Mặt sau của bàn tay ông bị nhiễm trùng bởi những vết bỏng thuốc lá. Chúng nhét các đầu thuốc lá vào mũi của ông và làm bỏng ông. Toàn thân ông bị thâm tím lại. Sau khi bị đánh đến chết, nội tạng của ông đã bị lấy đi.
Ông Vương Bân, bị tra tấn đến chết
2. Ông Hà Hoa Giang, 42 tuổi, làm việc tại nhà máy khai thác dầu số sáu tại khu khai thác Đại Khánh.
Cảnh sát đồn Khánh Tân từ quận từ Nhượng Hồ Lộ ở thành phố Đại Khánh đã bắt ông tại chỗ làm vào ngày 16 tháng 9 năm 2002. Nhà ông cũng bị lục soát. Ông bị đưa đến trại cưỡng bức lao động thành phố Đại Khánh vào lúc 10 giờ sáng, ngày 23 tháng 12 năm 2002, bị giam trong ba tháng. Ông mất vào lúc nửa đêm cùng ngày đó.
Ông Hà bị giam tại một phòng đơn trong khu hai ở tầng một. Bởi vì ông đã từ chối viết cái gọi là “hối quá thư ”, lúc 9 giờ sáng, một cai ngục đã xúi giục các tù nhân Vương Khánh Lâm, Giang Phát, Triệu Ngạn Quân đến tra tấn ông. Chúng buộc ông Hà đến phòng tắm và đã bịt mồm ông lại khiến ông không thể hét lên khi ông bị tra tấn. Sau đó chúng buộc ông vào một cái ghế sắt và đánh ông và tra tấn ông theo cách khác khiến ông không thể di chuyển được. Chúng không chỉ đổ nước lạnh lên người ông (chúng gọi nó là “ tắm nước lạnh”) mà còn mở cửa sổ bắt ông phải chịu gió lạnh ở ngoài. Chúng thậm chí còn bắt ông đứng ở bên ngoài trong mùa đông để làm ông bị đóng băng. Ở tầng hai người ta có thể nghe rõ tiếng kêu la do bị tra tấn ở tầng một. Khi những tù nhân Triệu Lập Chí, Lô Hóa Sơn, và học viên Lưu Phúc Bân đến phòng tắm ở tầng hai, họ đã nghe thấy tiếng rên trong đau đớn của ông Hà Hoa Giang.
Do bị đứng trong thời tiết lạnh quá lâu, cộng với bị tra tấn dã man. Ông Hà đã chết vào lúc nửa đêm là do bị để lạnh và tra tấn tàn bạo. Sau khi ông chết, bạn bè và gia đình ông đã không được phép thấy thi thể của ông, do đã bị bí mật hỏa thiêu.
3. Lô Bỉnh Sâm, 39 tuổi, là nhân viên trạm cứu hỏa (đội số sáu của trạm cứu hỏa thành phố) tại khu khai thác dầu Đại Khánh
Ông Lô Bỉnh Sâm
Trong khi bị giam tại một trại cưỡng bức lao động, Lô Bỉnh Sâm đã bị giam tại một phòng đơn vào lúc 1 giờ chiều ngày 20 tháng 10 năm 2003, và bị buộc phải ngồi lên một cái ghế sắt, được gọi là “ ghế hổ”. Đội phó Trương Minh Trụ chính là cá nhân phải chịu trách nhiệm về cái chết của ông Lô.
Ông Lô đã bị buộc vào cái ghế sắt khiến ông không thể di chuyển được. Có một cái lỗ ở chỗ giữa ghế. Ông không còn cách nào khác mà phải đi vệ sinh ngay trên ghế. Ông đã bị buộc vào ghế sắt và bị tra tấn đến chết. Hai chân ông đã bị gãy khi ông chết. Ở phần hông phía trên bên phải của ông có hai vết bỏng, một cái có diện tích khoảng một centimet vuông (khoảng 0.16 inch) và cái khác là hai centimet. Có một vết lằn rõ trong bàn chân của ông giống như nó là hậu quả của việc bị sốc điện.
Cai ngục Trương Minh Trụ thậm chí còn khoe khoang rằng ngay cả khi chúng giết ông, “ Chúng không phải trả giá cho việc đó” Các nhân viên trại đã cố gắng che giấu sự thật và ngăn chặn không cho thông tin lộ ra ngoài. Khi có người hỏi, tất cả đều thống nhất trả lời giả dối rằng ông Lô Bỉnh Sâm chết bởi một cơn đau tim.
4. Dương Ngọc Hoa, 46 tuổi, là giáo viên của trường trung học số sáu tại khu khai thác dầu Đại Khánh.
Cảnh sát đã bắt giữ bà Dương tại nhà vào ngày 14 tháng 4 năm 2005, và giam bà tại trại giam khu Đại Khánh. Bà mất vào ngày 12 tháng 5, chưa đầy một tháng từ khi bà bị bắt.
Bà đã tuyệt thực để phản đối bức hại. Các cai ngục đã buộc bà phải ngồi trên một cái ghế sắt và “ bức thực “ bà. Chúng đánh đập và lăng mạ bà hàng ngày
Bác sĩ nhà tù Hồng Dụng đã dùng một ống dài đâm vào mũi bà nhiều lần để tra tấn trong khi ép bà ăn và đã tát vào mặt bà. Bà Dương đã đau đến nỗi bà đã đã cắn đứt ống cao su bảy lần. Bà đã làm đứt tất cả các ống dài dùng cho việc bức thực trong nhà tù. Do hết ống cao su nên chúng đã dùng một ống sắt để ép bà ăn, tra tấn bà nhiều hơn nữa.
Bà Dương đã trải qua một ngày đêm phải ngồi trên ghế sắt trong khi bị ép thực. Chúng không cho phép bà đứng lên. Trong lần bị ép ăn cuối cùng, bà đã rất yếu và không thể chống lại được nữa. Ngay cả khi, cai ngục xúi giục bốn tên tù kéo bà xuống và “ép- ăn” trong cả buổi sáng. Bà Dương đã chết vì bị “ép – ăn”.
5. Bà Lưu Sanh, 53 tuổi, đã từng sống tại khu tập thể nhà máy số năm và đã nghỉ hưu ở công ty cung cấp nước thuộc nhà máy số năm, khu khai thác dầu.
Bà Lưu Sanh sau khi bị ngược đãi và hành hạ tàn nhẫn
Bà Lưu đã bị bắt, bị giam, và bị tra tấn nhiều lần. Gia đình bà cũng bị tan vỡ. Ngày 11 tháng 9 năm 2007, bà đã chết vì bị hành hạ và tra tấn tàn bạo, bà chỉ nặng gần 30 kg khi bà mất.
Bà bị kết án 18 tháng lao động cưỡng bức vào tháng 7 năm 2006. Chỉ trong một tháng ở trong trại, bà đã nôn ra máu và không thể ăn vì bị tra tấn. Do sợ bị liên lụy bởi cái chết của bà nên trại lao động đã thả bà.
Ngày 5 tháng 7 năm 2007, bà đã đến gặp một học viên khác tên là Vương Diễm Hương tại phòng trọ của bà. Cảnh sát đã bắt bà Lưu ở đó. Chúng lấy đi những vật dụng cá nhân của bà từ nhà như một máy in, giấy, một máy nghe MP3, một sách điện tử và 500 nhân dân tệ. Vào đêm đó cai ngục đã dội nước vào bà. Lý Kim Thụy, Ngụy Đào Đẳng đã đánh bà. Bà đã nôn ra máu và đã mất cảm giác. Khi bà bị đưa đến, các cai ngục vẫn tiếp tục đánh đập bà tàn nhẫn. Thân thể bà đầy vết thâm tím.
Sau đó, bà bị đưa đến trại lao động cưỡng bức Cáp Nhĩ Tân. Ở đó, cai ngục đã tát bà mạnh đến nỗi khiến tai trái của bà bị điếc. Tại trại lao động, cai ngục đã không cho bà dùng phòng tắm, khiến bà bị đau dạ dày ngay sau đó. Nhân viên trại thấy rằng bà đã bị tra tấn đến gần chết và từ chối tiếp nhận bà. Cai ngục đã đòi 20,000 nhân dân tệ từ gia đình bà, nhưng chúng đã thất bại và phải thả bà ra trong ba ngày sau đó. Tuy nhiên, bà Lưu Sang đã trở thành tàn tật vì bị tra tấn, bà không thể ăn và tiếp tục nôn mửa. Cân nặng của bà sụt giảm nhanh chóng từ 55 kg đến 30 kg. Bà đã mất vào lúc 4 giờ chiều ngày 11 tháng 9 năm 2007.
Những học viên khác làm tại khu khai thác dầu, đã chết vì bị bức hại :
6. Ông Vương Khắc Dân, 38 tuổi, là giáo viên của trường trung học số 65 của trung tâm giáo dục đào tạo thuộc khu mỏ.
7. Hiệp Tú Phượng, 65 tuổi, là người nhà của một quản lý tại nhà máy khai thác dầu số một
8. Ông Ngưu Hoài Nghĩa là nhân viên nhà máy số sáu.
9. Bà Lưu Đồng Linh ,53 tuổi, là nhân viên công ty Tát Nam.
10. Ông Hoa Hải Ngọc, 59 tuổi, là nhân viên công ty vật tư trang thiết bị Ngân Lãng
11. Bà Cao Thục Cầm, 51 tuổi, là giáo viên tại trường trung học số 12 của trung tâm giáo dục đào tạo thuộc khu mỏ. Là một giáo viên ưu tú.
12. Ông Vương Truyện Bình, 53 tuổi, là nhân viên thuộc nhóm điều hành của nhà máy số ba
13. Bà Kim Thục Liên, 42 tuổi, là nhân viên đội 104, phân xưởng một của nhà máy số tám.
14. Bà Dương Lập Phạm, 47 tuổi, làm việc tại nhà kho công ty vật liệu xây dựng Đại Khánh
15. Bà Trần Thu Cúc, là nhân viên nhà máy số sáu
16. Bà Thôi Thục Bình, 54 tuổi, là nhân viên tại công ty điều hành tốt
17. Lưu Thư, một nhân viên phòng kế hoạch của nhà máy số một.
18. Bà Điền Giải Vinh, 50 tuổi, là nhân viên công ty bơm công nghiệp Lực Thần
19. Bà Dương Thục Cần, 67 tuổi, người nhà của một công nhân nghỉ hưu ở nhà máy số bốn
20. Bà Vương Thành Nguyên, 66 tuổi, từng sống tại khu tập thể nhà máy số ba
21. Ông Dương Toàn Dũng, nhân viên nhà máy điện Phượng của tập đoàn điện lực thuộc khu khai thác
22. Ông Tả Quốc Khanh, quản đốc nhà máy lọc dầu
23. Ông Trương Hồng Quyền, kĩ sư tại trung tâm máy tính tại công ty kiểm duyệt thuộc cục dầu khí Đại Khánh.
24. Ông Nghê Văn Khuê, nhân viên nhà máy số sáu
25. Bà Mã Băng, 38 tuổi, kĩ sư tại nhà máy hóa chất tinh khiết.
Nhiều nhân viên tập Pháp Luân Công tại khu khai thác mỏ thành phố Đại Khánh đã bị quấy nhiễu, bị lương và thưởng, bị đuổi khỏi công ty, bị tẩy não, và ngay cả công việc của con cái họ cũng bị chính quyền sách nhiễu. Gia đình và bạn bè cũng bị ảnh hưởng. Ví dụ, nhân viên Lý Quảng Anh đã không thể lấy được lương hưu và trợ cấp hưu trí từ công ty vật tư. Ông hiện giờ phải sống nhờ vào gia đình và họ hàng. Nhân viên kế toán Đường Tăng Nghiệp từ nhà máy số ba đã bị buộc phải bồi thường cho cơ quan và phải nghỉ hưu sớm. Ông thậm chí còn không có một điều kiện sống cơ bản nhất. Tất cả những trợ cấp cho việc nghỉ hưu sớm như lương tối thiểu, phụ cấp nghỉ, phụ cấp nhà đều bị hoãn lại. Nhiều giáo viên bị buộc đi rửa nhà tắm. Nhiều nhân viên bậc cao bị mất việc. Vài người bị chuyển đến trại lao động cưỡng bức hoặc bị giam giữ hoặc bị kết án tù có thời hạn. Học viên Đái Chí Trung từ nhà máy bơm công nghiệp Lực Thần đã bị kết án 12 năm tù.
Công chức khu khai thác mỏ Đại Khánh đã chi khá nhiều tiền để thành lập trại tẩy não Hồng Vệ Tinh. Có nhiều nhân viên Phòng 610 ở các cấp phụ trách việc đàn áp Pháp Luân Công ở trong trại này. Trong một công ty, đã có 25 học viên chết vì bị bức hại và ngược đãi tàn nhẫn. Hàng nghìn học viên trong cả nước đang kiên trì sống trong gian khổ.
Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Vài ví dụ sau đây là từ công ty khai thác mỏ Đại Khánh:
1. Chu Nghị, hiệu trưởng trường trung học số 27 của nhà máy số năm, 54 tuổi, đã tham gia đàn áp Pháp Luân Công. Hắn bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan vào tháng 6 năm 2002 và chết vào ngày 4 tháng 8 năm 2002, tại bệnh viện dầu mỏ trung ương. Sau khi hắn chết, vợ hắn nói rằng hắn đã nhận quả báo từ việc đàn áp Pháp Luân Công
2. Viên Bỉnh Quân, phó chủ nhiệm Phòng 610 tại công ty bơm công nghiệp Lực Thần lái xe tới Ngân Lãng ở Đại Khánh vào buổi chiều ngày 17 tháng 10 năm 2002. Khi hắn và một người nữa đang lái xe qua đường tàu. Chiếc xe đã chết máy. Chúng cố gắng đẩy chiếc xe ra khỏi đường tàu nhưng không thể. Chúng đã vào trong xe đúng lúc một đoàn tàu đi tới. Tàu hỏa đã đâm vào chiếc xe và đẩy nó lộn 180 độ. Viên Bỉnh Quân đã kẹt trong xe và bị ném lên tàu. Hắn chết ngay tức thì.
Trước khi tai nạn xảy ra, Viên Bỉnh Quân đã đến nhà một học viên và bắt ông phải viết “ thư bảo đảm”, mặt khác, người học viên đó đã không thể lấy lại được 5,000 nhân dân tệ “ tiền đặt cọc”, lương của ông bị cắt, ông không có cơ hội để tìm việc làm khác, do đó ông đã không còn nguồn thu nhập nào. Viên Bỉnh Quân đã thảo những báo cáo vu khống đến cấp trên vào nhiều dịp khác nhau, để đọc trong nội bộ công ty. Hắn đã thiết lập những buổi họp tẩy não để buộc các học viên viết “thư bảo đảm” và tố giác các học viên khác. Hắn giữ của mỗi học viên 5,000 nhân dân tệ gọi là “tiền đặt cọc”. Hắn cũng xúi giục người thân trong gia đình đánh các học viên và vẽ linh tinh lên bức ảnh của người sáng lập ra Pháp Luân Công. Hắn đã từ chối nghe lời khuyên từ các học viên.
3. Vương Tuấn Thắng, 49 tuổi, thư kí đảng ủy của trạm số sáu thuộc công ty dầu mỏ, đã sa thải một học viên và cắt giảm lương của ông. Vương Tuấn Thắng và hai người nữa lái xe đến Hô Lan vào ngày 6 tháng 11 năm 2002, để truy tìm một học viên và lên kế hoạch đưa ông đến trại trẩy não được thành lập bởi cục dầu khí Đại Khánh. Người học viên đó đã từ chối đến trại tẩy não. Trên đường về Đại Khánh, Vương Tuấn Thắng đã ngủ ở ghế sau. Do tránh va chạm với đuôi xe khác, xe của hắn đã lộn xuống hào ở bên đường. Vương Tuấn Thắng đã bị vỡ đầu. Hắn trèo ra khỏi xe và liên lạc với công ty hắn. Khi người cứu hộ đến, hắn đã chết. Hai người khác ở trên xe chỉ bị thương nhẹ.
Triệu Tân Vũ là phó bí thư đảng ủy của tập đoàn Côn Lôn. Hắn được chuyển đến công ty Thăm dò giếng dầu thuộc cục dầu khí Đại Khánh vào năm 2002 giữ chức phó bí thư đảng ủy. Sau đó, hắn chuyển về tập đoàn Côn Lôn làm bí thư đảng ủy. Chỗ nào hắn đến, các học viên đều bị bức hại. Đặc biệt là ở công ty Thăm dò giếng dầu và tập đoàn Côn Lôn, hắn đã dùng những thủ đoạn hèn hạ khác nhau, bao gồm việc dối trá, để bức hại và bắt giữ các học viên, những người đã giảng rõ sự thật cho hắn nhiều lần. Hắn không hối lỗi và cười nhạo các học viên vì lòng trắc ẩn của họ. Hắn bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi vào tháng 4 năm 2005.
Hoàng Tận Nghĩa, bí thư đảng ủy công ty bơm công nghiệp Lực Thần, đã thù địch với các học viên và cô lập họ. Hắn cũng bỏ tiền ra để thành lập một trại tẩy não. Hắn đã ra lệnh và xúi giục những người khác bức hại các học viên. Hắn đã vu khống Pháp Luân Công ở trong phòng chơi game của công ty vào tháng 4 năm 2004, nói rằng hắn không tin vào nghiệp báo. Tháng 5 năm 2004, hắn bị chuẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi và chết vào tháng 11.
Những ví dụ khác:
Người đứng đầu Phòng 610 của công ty cung cấp nước đã chết vì bị một căn bệnh lạ; bí thư đảng ủy viện giáo viên Đại Khánh chết vì tai nạn xe hơi; Lưu Kế Thần, phó bí thư đảng ủy của viện nghiên cứu dầu mỏ Đại Khánh đã phải trả giá cho việc đàn áp Pháp Luân Công, khi bị bệnh xơ gan và chảy máu dạ dày; Trần Xuân San, bí thư đảng ủy công ty điện lực, chết đột ngột trong khi hắn đang điều hành một cuộc họp tẩy não các học viên Pháp Luân Công; Lương Hồng Văn, bí thư đảng ủy của phân xưởng số bốn thuộc nhà máy số tám, đã vu khống Pháp Luân Công thông qua hệ thống mạng của nhà máy số tám trong tháng 3 năm 2002. Vào tháng 4, trong khi đang chơi bóng, hắn bị đứt dây chằng ở gót chân; Lý Chấn Phú, thư kí đảng ủy nhà máy số tám đã buộc các học viên phải nghỉ việc để hắn có thể thuê người khác. Hắn tham gia bắt giữ và kết án các học viên. Hiện tại hắn đang bị ung thư xương. Trong số những viên ở Đại Khánh, đã trải qua điều trị ở bệnh viện Gan và Mật Thượng Hải Đông Phương và đã chết, bảy người trong số họ đã tham gia việc bức hại các học viên Pháp Luân Công từ công ty dầu mỏ Đại Khánh, và năm trong số bảy người đều là bí thư đảng ủy.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/6/19/203030.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/8/15/110040.html
Đăng ngày 18-08-2009: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản