Tên: Cao Thục Dư
Giới tính: nữ
Tuổi: 55
Địa chỉ: tiểu khu Hào Viên, đường Weixing, Trường Xuân
Nghề nghiệp: nhân viên đã về hưu của cửa hàng sách Tân Hoa xã
Ngày bắt giữ gần đây nhất: 22/4/2008
Nơi tạm giam gần đây nhất: Cục cảnh sát Trường Xuân, trung tâm giam giữ số 3
Thành phố: Trường Xuân
Tỉnh: Cát Lâm
Bị đàn áp: giam giữ bất hợp pháp

[MINH HUỆ 30-8-2009] (Bài viết bởi một phóng viên thuộc thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm) Ngày 3 tháng 6 năm 2009, bà Cao Thục Dư và cô Nhạc Tân Linh, cả hai học viên đều thuộc thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, bị kết án phi pháp 4 năm tù bởi tòa án quận Nam Quan thuộc thành phố Trường Xuân. Bà Cao và gia đình có ý định kháng cáo. Vụ kiện đang được thụ lý tại tòa án chung thẩm thuộc thành phố Trường Xuân.

2008-11-20-gaoshuyu.jpg
Bà Cao Thục Dư, học viên đến từ thành phố Trường Xuân

Trịnh Vĩ Trữ, người xử lý các trường hợp tòa xét xử trong phiên xét xử thứ hai của Tòa án chung thẩm, nói với gia đình bà Cao, “Các người có ba ngày để tìm luật sư.” Gia đình bà lên kế hoạch để tìm một luật sư giỏi, nhưng nhiều công ty luật đã từ chối trường hợp của bà khi họ biết rằng có liên quan tới Pháp Luân Công. Một luật sư tốt bụng nói với họ, “Phòng hành chính tư pháp thành phố quy định các luật sư xử lý các trường hợp Pháp Luân Công phải được đăng ký và được sự chấp thuận từ phía phòng hành chính tư pháp, nhưng trên thực tế, những yêu cầu này hiếm khi được phê duyệt và vì vậy các luật sự không thể biện hộ cho các vụ về Pháp Luân Công.”

Ba ngày trôi qua nhanh chóng. Thực tế là, gia đình đã nhận được thông báo từ ngày thứ Sáu và các văn phòng đều đóng cửa vào cuối tuần nên chỉ còn ngày thứ Hai để tìm một luật sư. Gia đình bà đã liên hệ với ông Trịnh Vĩ Trữ vào ngày thứ Hai, và xin thêm thời gian để tìm luật sư. Ông Trịnh đã đồng ý cho thêm 3 ngày, nhưng tất cả công ty luật từ chối nhận vụ kiện với lí do tương tự–Phòng hành chính Tư pháp không cho phép các luật sư biện hộ cho các trường hợp Pháp Luân Công.

Không còn sự lựa chọn khác, gia đình bà đã gọi cho ông Vương, một luật sư ở thành phố Bắc Kinh, vì trước đó ông đã từng biện hộ cho các học viên Pháp Luân Công. Thật không may, ông Vương nói rằng chính phủ đã hủy bỏ giấy phép hành nghề của ông, vì ông bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công. Một tuần qua đi, nhưng họ đã không thể tìm được luật sư. Ông Trịnh Vĩ Trữ nói với họ, “Chúng tôi sẽ cung cấp một luật sư.” Điều này nghĩa là gia đình không còn có thể làm phiền ông Trịnh Vĩ Trữ về việc kiếm một luật sư cho bà Cao. Từ đó, không có một tin tức nào nữa.

Sau khi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công, sức khỏe của bà Cao đã được cải thiện rất nhiều và bà không còn phải chiến đấu với bệnh tật nữa. Bà trở thành một người phụ nữ nhẹ nhàng, tốt bụng, và hạnh phúc khi giúp đỡ người khác. Bà là người liên hệ giúp cho các em gái của cô Chu Thục Vân thăm cô Chu tại trại cưỡng bức lao động Hắc Chủy Tử tại thành phố Trường Xuân nơi bà đã bị ngược đãi. Bà cũng đã vạch trần hành động hung bạo ở trại với công chúng. Sau này, cục  An ninh Trường Xuân đã theo dõi và giám sát bà Cao.

Ngày 22 tháng 4 năm 2008, cảnh sát địa phương Nam Quan ở thành phố Trường Xuân đã bắt bà Cao để tạm giữ, và đưa bà tới trung tâm giam giữ số 3 của Cục An ninh Trường Xuân. Ngày 14 tháng 4 năm 2009, và ngày 3 tháng 6 năm 2009, tòa án quận Nam Quan đã tiến hành hai phiên xét xử đối với trường hợp của bà Cao. Bà bị kết án 4 năm tù giam. Gia đình bà đã kháng cáo, nhưng trong quá trình khiếu nại, các cán bộ ở Phòng kiểm sát quận Nam Quan, tòa án và tòa án chung thẩm đã làm xáo trộn và ngăn cản luật sư của bà Cao xem lại các hồ sơ liên quan. Cuối cùng tòa án đã buộc các luật sư hủy hợp đồng biện hộ cho bà 3 ngày trước khi phiên xét xử diễn ra. Về phần mình, tòa án đã chỉ định một luật sư cho bà. Phiên xét xử lần thứ hai chỉ kéo dài 12 phút, và bản án đã được kết luận một cách vội vàng. Gia đình kháng cáo lần nữa và vụ án hiện đã được chuyển đến tòa án chung thẩm.

Về mặt pháp lý, một người có liên quan đến việc kiện tụng có quyền thuê một luật sư và có quyền xem lại các tài liệu liên quan. Hơn nữa, không có căn cứ pháp lý để quy định rằng việc tập luyện Pháp Luân Công là bất hợp pháp. Việc bắt giữ, xử án và giam giữ học viên trên thực tế là bất hợp pháp. Cộng đồng pháp lý và những người hiểu luật nhận thấy sự vô lý và chuyên quyền của sự việc này. Bà Cao Thục Dư, và mười ngàn học viên bị bắt giữ tất cả đều bị bức hại một cách oan uổng.

Những người tham gia chính trong cuộc đàn áp:
Lý Quân, cảnh sát từ Cục an ninh quận Nam Quan: 86-431-85287000 (nhân viên trực tổng đài)
Trương Học Hữu, sở cảnh sát đường Shuguang: 86-15904405429 (di động), 86-431-88915083 (văn phòng)
Lý Quân và Trương Hồng Mai thuộc Phòng kiểm sát quận Nam Quang, và Tôn Kiếm Ba của tòa án chung thẩm: 86-431-88558929
Trịnh Vĩ Trữ, cán bộ trong phiên xét xử thứ hai của tòa án chung thẩm.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/8/30/207400.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/9/7/110655.html
Đăng ngày: 09-09-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản

Share