Tên: Trương Đức Minh
Nam nữ: nam
Tuổi: Không rõ
Địa chỉ: Làng Tiểu Doanh, thị xã Bạch Câu, thành phố Cao Bi Điếm, Tỉnh Hà Bắc
Nghề nghiệp: Không rõ
Ngày bị bắt gần nhất: Ngày 10-03-2008
Nơi bị giam gần nhất: Nhà tù Ký Đông Thành phố: Nanbao Tỉnh: Hà Bắc
Khủng bố chịu đựng: Cấm ngủ, đánh đập, cầm tù, tra tấn, ép ăn, làm tiền
[MINH HUỆ 21-08-2009] (Bài của liên lạc viên tại Hà Bắc)
Từ 1999, ông Trương Đức Minh đã bị bắt, giam và gửi đi các trung tâm tẩy não nhiều lần. Ngày 13 tháng hai, 2009, Tòa án thành phố Cao Bi Điếm kết án ông đến sáu năm tù, và vào ngày 15 tháng bảy, 2009 ông bị gửi đi nhà tù Ký Đông.
Bị bắt, bị tống tiền và lục soát nhà nhiều lần
Ngày 21-07-1999, Mạnh Phàm Lương, trưởng của sở cảnh sát Cao Kiều tại thị xã Bạch Câu, chặn ông Trương trên đường ra xa lộ Định Hưng. Ông bị giam tại sở cảnh sát trong 43 ngày. Từ đó, vào mỗi ‘ngày gọi là nhạy cảm’, Mạnh Phàm Lương đi đến nhà ông Trương bất cứ giờ nào với những viên chức khác để bức hại ông và gia đình ông. Chúng đôi lúc đập vào cánh cửa vào giữa đêm cho đến khi có người đi ra mở cửa, làm phiền hàng xóm.
Vào chiều tối ngày 01-10-2000, ông Trương bị mang đến sở cảnh sát Cao Kiều theo lệnh của Mạnh. Ông bị giam nhiều ngày với một chục học viên Pháp Luân Công khác.
Vào ngày 28-11-2000, Mạnh lục soát nhà của ông Trương với các viên chức Tiểu Từ Tử và Cốc Ủng Đào. Vì ông Trương không có ở nhà, các viên chức bắt đứa con trai của ông Trương là Trương Văn Thanh, và con gái là Trương Văn Quyên đến công an phân cục Bạch Câu. Trương Cảnh Anh, giám đốc của phân cục Bạch Câu, hăm dọa con gái của ông Trương nếu nó không nói ra điều gì chúng muốn biết, chúng sẽ lột áo quần nó và ném nó vào phòng giam đàn ông. Các viên chức sau đó làm tiền gia đình ông Trương 3,000 tệ.
Khi các viên chức lục soát nhà ông Trương, chúng tịch thu một TV, một máy chạy đĩa DVD, một bộ bài giảng “chín ngày giảng Pháp tại thành phố Tế Nam“, một tấm hình của người sáng lập Pháp Luân Công, hơn một chục quyển sách Đại Pháp và các tài liệu thông tin Pháp Luân Công khác.
Vào trưa ngày 29-11-2000, Vương Chí Dũng, phó giám đốc của Sở cảnh sát Cao Kiều, cùng với các viên chức khác, lừa ông Trương đi đến phân cục công an Bạch Câu. Sau đó ông Trương bị bắt giam tại nhà tù thành phố Bạch Câu trong hơn một tháng, Mạnh Phàm Lương gửi viên chức Cốc Ủng Đào đến nhà ông Trương. Chúng buộc con gái ông Trương ký tên vào biên bản bắt người ghi ngày bắt là sau đó. Chúng hăm dọa rằng nếu cô bé từ chối ký tên, gia đình sẽ không được phép gặp mặt ông Trương.
Vào khoảng 2:00 giờ chiều ngày 30-11-2000, ông Trương và năm sáu học viên khác bị mang vào một chiếc xe cảnh sát đến sở cảnh sát Cao Kiều. Nhiều học viên Pháp Luân Công khác cũng đã bị giam nơi đó. Từng người một, Mạnh Phàm Lương cố buộc các học viên nhục mạ Đại Pháp. Sau đó họ mang ông Trương và nhóm các học viên đến trung tâm tẩy não Bá Tràng tại thành phố Cao Bi Điếm.
Bị đánh tàn bạo trong một trung tâm tẩy não
Vào lúc 4:00 giờ chiều ngày 30-11-2000, ông Trương bị mang vào phòng thẩm vấn nơi mà có những món đồ tra tấn khác nhau treo trên tường. Hai cảnh sát viên, mỗi người cầm một dùi cui cảnh sát, đang chờ trong phòng. Chúng là viên chức Thi Giai Bồi từ Phòng 610 và Lý Kiến Quốc, phó giám đốc của Sở cảnh sát Phương Quan. Thi Giai Bồi nói với ông Trương, “Phải chăng chư vị Pháp Luân Công luôn nói về tiêu trừ nghiệp? Được, tôi sẽ giúp chư vị tiêu trừ một số nghiệp hôm nay!” Trong khi nói, Thi vả vào mặt ông Trương nhiều lần. Máu tức thời chảy ra từ khóe miệng của ông Trương. Hai viên chức sau đó đánh lên mình ông Trương bằng dùi cui cảnh sát khoảng 40 lần, ông Trương gần chết vì sự đánh đập đó.
Một học viên khác sau đó mang ông Trương về phòng giam, vì ông không còn có thể cử động. Hai vai, lưng, đùi, chân, và hông đều đầy vết bầm, sưng và đen tím. Trong tuần lễ kế tiếp đó, ông Trương mê sảng lung tung và không còn nhớ gì cả. Đại não của ông không còn chức năng hoạt động và ông đi tiểu ra quần. Khoảng 25 ngày sau khi ông ở trong nhà tù, ông không kiểm soát được tiểu tiện.
Ngày 01-12-2000, cái ngày sau khi ông Trương bị đánh tàn bạo, các viên chức Triệu Khắc Quân, Thi Giai Bồi và nhiều người khác ép các học viên chạy, bất kể tuổi tác của ho. Nếu họ không thể đứng dậy, họ sẽ bị đánh hoặc đá bởi các viên chức.
Ông Trương không thể chạy vì vậy các viên chức buộc ông đi tới bằng cách nắm vào các cây bạch dương. Mỗi ngày ông bị buộc chạy và tham dự vào sự tập luyện, và các áo quần mùa đông của ông đẫm mồ hôi. Mỗi bữa ăn gồm có 25-gr bánh bao, và ông phải trả 20 tệ cho mỗi bữa ăn của ông. Các học viên bị xếp hàng trong lúc ăn hoặc nghỉ đi vệ sinh, và không được phép nói chuyện với nhau. Họ có lúc bị buộc ăn xong trong vòng năm phút.
Ngày 20-12-2000, khi các viên chức từ Trung tâm tẩy não Bá Tràng biết ra rằng ông Trương vẫn kiên định trong Pháp Luân Công, chúng bèn gửi ông và một học viên khác đi nhà tù, nơi đây họ bị giữ trong tám tháng.
Ngày 20-08-2001, Lý Hải Đông, một chỉ đạo viên nhà tù mang ông Trương đi nhà tù Ký Trung trong huyện Mãn Thành vì ông từ chối buông bỏ đức tin của mình. Vào lúc 1:00 giờ chiều, hai lính canh từ nhà tù Ký Trung để ông Trương vào một chiếc xe hơi. Chúng còng hai tay ông dưới cái ghế và lái ông đến giam khu số 2, đại đội 4 của nhà tù Ký Trung, nơi đây ông bị tẩy não.
Ngày 20-01-2004, cái ngày mà ông Trương được thả ra, các nhà chức trách của nhà tù ra lệnh cho chính phủ địa phương và phân cục công an đến mang ông đi. Ông bị buộc trả 800 tệ cho tiền taxi.
Bị buộc rời nhà, gia đình bị đặt dưới sự theo dõi
Ngày 07-06-2006, ông Trương bị bức hại bởi Vương Sĩ Dũng và các viên chức khác từ Sở cảnh sát Cao Kiều. Họ tịch thu 175 bản Chuyển Pháp Luân , hơn 600 bản Cửu bình về Đảng Cộng sản, một chiếc xe tải, một xe ba bánh chạy máy, một chiếc xe đạp mới, một máy tính xách tay và tiền mặt gần 10,000 tệ.
Ông Trương sau này tìm cách trốn thoát được. Vương đe doạ rằng nếu chúng bắt được ông, chúng sẽ bẻ gãy chân ông. Ông Trương đã trở thành vô gia cư kể từ 07-06-2006. Các điện thoại cầm tay của ông Trương và gia đình ông, các điện thoại của các bạn bè và thân nhân của họ, và nhiều bất động sản thuộc về ông Trương đều bị đặt dưới sự theo dõi của cảnh sát.
Ba viên chức từ Sở cảnh sát Cao Kiều đi đến nhà ông Trương vào lúc 3:00 giờ sáng ngày 05-08-2007. Chúng cạy cửa và đi vào sân nhà. Chúng cố lấy một số đồ cá nhân của ông, nhưng bỏ đi khi chúng nhìn thấy vợ ông Trương.
Ngày 30-07-2007, Vương Sĩ Dũng, giám đốc của sở cảnh sát Cao Kiều đi đến nhà ông Trương quấy rối ông và lục soát. Vương tịch thu của ông Trương một máy in, ăn ten và đầu thu vệ tinh.
Bị kết án sáu năm
Ngày 10-03-2008, cảnh sát bắt ông Trương tại nhà ông, và tịch thu một số lượng lớn các đồ vật cá nhân, kể cả một xe ba bánh chạy máy, một xe đạp, 600 tệ tiền mặt, một máy tính, một đầu ghi DVD, một thẻ nhớ, một máy chạy MP3, một điện thoại cầm tay, một thẻ Internet không dây, và một máy truyền hình. Cảnh sát cũng tống tiền người chủ nhà 3,600 tệ.
Ngày 03-07-2008, Tòa án thành phố Cao Bi Điếm nghe về trường hợp ông Trương. Ngày 13-02-2009, Tòa kêu án ông Trương đến sáu năm tù. Ông Trương khiếu nại. Gia đình ông mướn luật sư mà nộp một bản khiếu nại lên Tòa ngày 03-03-2009.
Ngày 18-03-2009, ông Lý Hoà Bình và ông Vương Nhã Quân, hai luật sư được gia đình ông Trương thuê, biện hộ cho sự vô tội của ông Trương. Tuy nhiên, ngày 10-06-2009, Tòa trung thẩm Bảo Định đã bất chấp sự khiếu nại của luật sư. Tòa trung cấp Bảo Định giữ nguyên bản án của tòa sơ thẩm mà không xử bỏ qua tuyên án vô lý, mà được đưa xuống không có chứng nhân hoặc bằng cớ hiện thực. Bị cáo bị cấm không cho ngủ và ăn trong hơn 56 giờ đồng hồ. Bảy băng thâu về ông Trương bị làm dưới điều kiện mù mờ và không phù hợp với nhau. Khi các luật sư nói với tòa rằng bản án là vô lý, nhân viên tòa án trả lời, “Chúng tôi vô lý ngay từ đầu!”
Ông Trương bị gửi đi đại đội 1 của nhà tù Ký Đông ngày 15-07-2009. Nghe nói cảnh sát cố gửi ông Trương đi ngày 1 tháng 7, nhưng vì đầu ông Trương bị thương, nhà tù từ chối nhận ông, và ông Trương bị mang trở lại và chích thuốc vào mạch máu. Ngày 15 tháng 7, ông bị gửi đi nhà tù và mang một chiếc mũ sắt trên đầu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/8/21/206894.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/8/31/110456.html
Đăng ngày: 04-09-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.