Tên: Ngụy Tú Anh( 魏秀华)
Giới tính: Nữ
Tuổi: 62
Địa chỉ: trấn Kim Thành, thành phố Lăng Hải, tỉnh Liêu Ninh
Nghề nghiệp: Không rõ
Ngày bắt giữ gần đây nhất: 17-04-2009
Nơi giam giữ gần đây nhất: Trung tâm giam giữ thành phố Linh Hải (凌海市看守所)
Thành phố: Linh Hải
Tỉnh: Liêu Ninh
Loại bức hại: Đánh đập, tra tấn.

Tên: Lưu Á Lâm(刘亚林)
Giới tính: Nam
Tuổi: 64
Địa chỉ: quận Đại Độ Khẩu, thành phố Trùng Khánh
Nghề nghiệp: Không rõ
Ngày bắt giữ gần đây nhất: năm 2007
Nơi giam giữ gần đây nhất: đội 14, Nhà tù Vĩnh Xuyên (永川监狱十四监区)
Thành phố: Trùng Khánh
Loại bức hại: Tra tấn.

[MINH HUỆ 19-08-2009] Vào ngày 13 tháng 08 năm 2009, Nhóm hoạt động Nhân quyền Pháp Luân Công (FGHRWG) đã đệ trình các trường hợp bức hại ông Lưu Á Lâm và bà Ngụy Tú Anh lên cơ quan giám sát nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Mức độ nghiêm trọng trong sự bức hại hai học viên này tại Trung Quốc đã làm dấy lên một hồi chuông cảnh báo.

Sau đây là báo cáo chi tiết về sự bức hại ông Lưu và bà Ngụy.

Vào ngày 17-04-2009, bà Ngụy Tú Hoa bị bắt giữ bởi các cảnh sát viên thuộc Cục An ninh Công cộng thành phố Cẩm Châu và Phòng An ninh Nội địa thành phố Linh Hải. Khi bị giam giữ, cảnh sát đã đổ nước nóng lên đầu bà Ngụy, đá vào ngực trái của bà, đập tai phải bà bằng một bình đựng đầy nước và làm bà mất khả năng nghe bên tai phải. Bà không thể tự đi lại, đồng thời bị suy tim, co giật và huyết áp cao. Bà không thể nuốt được thức ăn và rất yếu. Tính mạng của bà đang gặp nguy hiểm. Vương Phủ Thuận, phó giám đốc Cục An ninh Công cộng thành phố Linh Hải đã từ chối thả bà Ngụy và thay vào đó gửi bà đến một trung tâm tẩy não ở thành phố Phủ Thuận. Sau khi trung tâm tẩy não từ chối nhận bà Ngụy do tình trạng sức khỏe của bà, y đã gửi bà đến trung tâm giam giữ thành phố Linh Hải và cấm gia đình tới thăm.

Ông Lưu Á Lâm là một cựu công nhân viên của Nhà máy vận tải Vĩnh Xuyên, thành phố Trùng Khánh. Vào năm 2007, ông Lưu bị bắt giữ và bị kết án ba năm tù giam. Ông bị giam tại đội 14, Nhà tù Vĩnh Xuyên. Từ khi bị giam giữ, tình trạng sức khỏe của ông Lưu đã suy giảm nhanh chóng. Ông đã bị mất hết răng cửa và chỉ có thể ăn một ít cháo mỗi ngày. Ông bị suy dinh dưỡng, gầy hốc hác và rất yếu. Tuy nhiên, cai tù vẫn tiếp tục bắt ông lao động nặng nhọc, chẳng hạn như vác những bao tải than rất nặng. Vào ngày 01 tháng 4 năm 2009, ông Lưu được gửi đến bệnh viện của nhà tù sau khi huyết áp của ông lên đến 230mmHg và xuất hiện những triệu chứng như mờ mắt, chóng mặt, tê bại và khó thở. Ông không thể tự mình đi lại. Gia đình ông đã tới nhà tù yêu cầu thả ông nhưng họ đã bị đuổi về.

Bản báo cáo cũng nêu chi tiết sự bức hại mà ông Lưu đã phải chịu đựng trước đó.

“Thủ tục hành động Khẩn cấp” là một phần trong hoạt động của cơ quan giám sát nhân quyền Liên Hợp Quốc. Thủ tục được khởi động khi một nạn nhân đang bị bức hại nghiêm trọng và những người khác bị giam giữ tại vùng đó đang phải đối mặt với sự ngược đãi tương tự. Trong những trường hợp đã đề cập ở trên, cả hai nạn nhân đều hơn 60 tuổi, đang bị bức hại nghiêm trọng và mạng sống của họ đang gặp nguy hiểm. Những trường hợp của họ được kêu gọi để ‘Hành động Khẩn cấp.’

Dựa trên bản Tuyên ngôn toàn cầu về Nhân quyền, Liên Hợp Quốc đã thiết lập những Nhóm hoạt động và Đặc phái viên. Những nhóm này giám sát việc thực thi các hiệp định có liên quan hay tiêu chuẩn nhân quyền đặc định của Bản Tuyên ngôn tại mỗi quốc gia. Những Nhóm Hoạt động và Đặc phái viên này là một phần của cơ quan giám sát nhân quyền Liên Hợp Quốc và có thẩm quyền đối với tất cả các quốc gia tham gia ký kết. Một khi Liên Hợp Quốc cử một Đặc phái viên đi điều tra một trường hợp bức hại nhất định tại một quốc gia thành viên, chính phủ liên đới phải đệ trình một bản hồi đáp. Vào năm 2005, Đặc phái viên về Tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng đã gửi một bản Kiến nghị khẩn cấp cùng với Đặc phái viên về Bạo hành phụ nữ và Đặc phái viên về tra tấn, trong đó bày tỏ quan ngại về hai nữ học viên Pháp Luân Công tại thành phố Trác Châu, tỉnh Hà Bắc, những người đã bị cưỡng hiếp bởi một nhân viên cảnh sát. Trong bản hồi đáp bản Kiến nghị khẩn cấp, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thừa nhận rằng hai nữ học viên Pháp Luân Công đã bị cưỡng hiếp. Trường hợp này đã được đưa vào bản Báo cáo thường niên của Liên Hợp Quốc.

(Báo cáo được cung cấp bởi Nhóm hoạt động Nhân quyền Pháp Luân Công)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/8/19/206796.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/8/28/110380.html
Đăng ngày 31-08-2009; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share