[MINH HUỆ 01–08–2009] Ngày 15 tháng 7 năm 2009, một cảnh tượng kinh hoàng đã được sắp xếp trong thị trấn Tây Hợp Dinh bởi Sở cảnh sát huyện Úy, tỉnh Hà Bắc. Các nạn nhân là 3 phụ nữ tập Pháp Luân Công. Một trong số họ đi cùng với cô con gái hai tuổi của mình. Có 4 đến 5 cảnh sát, lăng mạ, đánh đập họ tàn bạo, vả vào mặt họ, sốc họ bằng dùi cui điện và làm họ ngạt bằng khói thuốc lá. Khi một nhóm cảnh sát trở nên quá mệt mỏi để tiếp tục việc đánh đập, một nhóm cảnh sát khác sẽ thay họ tiếp tục lăng mạ.

2009-7-31-202922-0--ss.jpg 2009-7-31-202922-1--ss.jpg 2009-7-31-202922-2--ss.jpg
Cơ thể của cô Cảnh Lệ bị thâm tím nhiều nơi do sự đánh đập tàn bạo của cảnh sát

Lúc 10 giờ sáng ngày 15 tháng 7 năm 2009, ba phụ nữ đã bị cảnh sát bắt khi đang giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho mọi người trong một khu chợ ở thị trấn Tây Hợp Dinh. Các nhân viên Phòng 610 địa phương chịu trách nhiệm bức hại Pháp Luân Công giám sát người dân ở khu chợ và theo dõi ba phụ nữ này. Cô Cảnh Lệ và cô Lưu Thục Ly bị bắt trước và không lâu sau đó cô Tôn Kiến Quần bị bắt.

Cô Cảnh Lệ bị tra tấn dã man

Khi cô Cảnh và cô Lưu bị bắt và bị đưa đến sở cảnh sát thị trấn Tây Hợp Dinh, người sở trưởng sở cảnh sát, tên Lưu Trung, đã vả vào mặt họ. Sau đó anh ta mang họ đến một căn phòng, kéo hết rèm cửa lại và có 4 đến 5 cảnh sát đã lăng mạ và đánh đập họ. Sau khi vả vào mặt họ, cảnh sát đã còng tay họ lại và giam cách ly họ. Cô Cảnh cho rằng cô vô tội vì cô không làm gì sai cả và đã kháng cự khi bị còng tay. Đáp trả lại, cảnh sát đã còng cô trong một vị trí dễ đau đớn hơn gọi là “đeo kiếm trên lưng”, trong cách này một tay cô bị kéo xuống qua vai và bị khóa lại với tay kia bị kéo lên từ phía sau lưng.

Lúc đó căn phòng này có đông cảnh sát, lăng mạ và bằng lời nói tấn công người sáng lập Pháp Luân Công. Họ vẽ hai bức hình lên hai mảnh giấy, và viết tên của người sáng lập Pháp Luân Công lên đó và lăng mạ Ông. Họ cố ép cô nguyền rủa Ông và và phỉ nhổ lên những mảnh giấy đó và nhét nó vào miệng của cô. Cùng lúc đó, họ ném mảnh giấy kia trên sàn và bắt cô dẫm lên nó. Khi cô từ chối, họ nhấn cô xuống giường và kéo chân cô ngang qua mảnh giấy.

Một cảnh sát châm điếu thuốc lá và thổi một miệng đầy khói thuốc lá vào mặt cô. Những cảnh sát này thay nhau đánh đập và lăng mạ cô. Họ tạo một chiếc gậy bằng giấy báo và dùng nó vả vào mặt cô và phát vào tay cô. Sau khi chiếc gậy bằng giấy bị gãy, họ đơn giản đã làm một chiếc gậy mới và tiếp tục việc đánh đập. Mặt và miệng của cô Cảnh bị sưng phồng lên. Cảnh sát đã sốc điện vào tay và lưng của cô và bắt cô phải quỳ. Khi cô từ chối họ đá vào chân của cô một cách tàn bạo cho đến khi cô trở nên quá yếu để đứng được và ngã quỵ xuống. Một cảnh sát đã dẫm lên phần cẳng chân của cô để khiến cô không cử động được trong khi những cảnh sát khác quất mạnh một cách dữ dội vào đầu gối của cô bằng một cây gậy bằng cao su. Sau đó họ kéo cô lên và quất mạnh vào mông cô bằng gậy cao su được phủ bằng cao su gai.

Cảnh sát không ngừng đánh đập cô cho tới khi họ rời đi ăn trưa, để lại một cảnh sát để canh chừng cô cùng với một chiếc gậy cao su trên tay. Cô Cảnh đã cố gắng trốn thoát lúc người cảnh sát canh chừng cô rời đi, nhưng cô đã bị phát hiện và bị bắt trở lại. Sau đó cô bị xích vào một chiếc ghế đặc biệt để giam hãm tù nhân. Nhiều sĩ quan đã vả vào má và miệng cô. Sau đó một cảnh sát trẻ đã dùng gậy cao su quất mạnh vào chân, bàn chân, vai và cánh tay của cô trong thời gian lâu cho tới khi cậu ta mệt mỏi. Vì vậy, vai, cánh tay, chân và bàn chân của cô đã bị tím bầm lại.

Cô Lưu Thục Ly và cô Tôn Kiến Quần bị đánh đập dã man

Cô Tôn Kiến Quần cũng bị cảnh sát đánh đập sau khi bị bắt. Tất cả những điều này đã diễn ra trước mặt cô con gái 2 tuổi của cô. Cô bé đã quá sợ hãi bắt đầu khóc lớn, nhưng cảnh sát vẫn tiếp tục đánh đập mẹ của cô bé. Một tay của cô Tôn bị còng vào một cái lò sưởi trong khi tay kia được phép để ôm con. Cùng lúc đó, cảnh sát tát và đấm vào mặt cô, túm tóc cô, sốc điện cô và đá vào chân cô. Miệng cô bị thương và chảy máu.

Ngày hôm sau cô bị đưa đến trung tâm giam giữ ở thành phố Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc. Cô không được thả cho tới khi gia đình cô van xin cảnh sát và trả cho họ 700 tệ vào ngày thứ ba. Sau khi cô trở về nhà, cảnh sát đến từ sở cảnh sát thị trấn Nam Dương Trang đã đe dọa chồng của cô, nói rằng gia đình của anh sẽ bị rắc rối nếu anh không làm theo lệnh của họ và ngăn không cho vợ anh tập Pháp Luân Công.

Tại sở cảnh sát thị trấn Tây Hợp Dinh, cô Lưu Thục Ly đã bị đưa tới một căn phòng ở phía bắc sân. Cô đã bị đánh một cách tàn bạo và mặt cô đã bị thương và chảy máu. Cảnh sát ép cô quỳ, dùng gậy sắt đánh vào đầu gối của cô và sốc điện cô trong khi giật tóc cô. Họ vẽ hình của một người đàn ông và gọi đó là người sáng lập Pháp Luân Công và ép cô phải nguyền rủa và dẫm lên nó. Sau khi phát hiện ra tên của cô qua thẩm vấn, họ đã chụp một bức hình của cô và dùng vũ lực ép lấy dấu vân tay của cô. Vào sáng hôm sau cô được đưa tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe và vào buổi chiều cô bị đưa tới thành phố Trương Gia Khẩu và bị giam 5 ngày tại một trung tâm giam giữ. Sau đó cô được đưa tới sở cảnh sát thị trấn Nam Dương Trang, tại đó các sĩ quan cảnh sát phỉ báng Pháp Luân Công trước mặt cô và hăm dọa các thành viên trong gia đình cô. Cô không được thả cho đến khi gia đình trả cho cảnh sát 1000 nhân dân tệ.

Chúng tôi hy vọng những chứng cớ của những sự ngược đãi này sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin chi tiết về những thủ phạm và gia đình họ, vì tội ác của họ đối với các học viên Pháp Luân Công nên bị phơi bày cho gia đình họ và người dân địa phương biết được.

Danh sách những người liên quan đến sự ngược đãi này:

Lưu Trung, sở trưởng sở cảnh sát thị trấn Tây Hợp Dinh, huyện Úy, tỉnh Hà Bắc;
Nghê Kiến Công, Tô Sinh, Tư Chính Toàn và Nhâm Lâm là các nhân viên Phòng 610 chịu trách nhiệm bức hại Pháp Luân Công.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/8/1/205700.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/8/15/110048.html
Đăng ngày 2 – 9 – 2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share