Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Bắc Kinh
[MINH HUỆ 26-06-2004] Nhiều học viên tại Bắc Kinh đã may mắn có cơ hội được tham gia khóa học do đích thân Sư phụ Lý Hồng Chí giảng Pháp truyền công. Tại các buổi học, các học viên đã được tịnh hoá thân thể và cảnh giới tư tưởng cũng được thăng hoa lên. Chúng tôi cũng được trải nghiệm và nghe được rất nhiều những câu chuyện về Sư phụ, có những câu chuyện kể ra nghe thật giống như truyền thuyết nhưng tất cả đều là sự thật. Và qua đó, chúng tôi cũng cảm nhận được Sư phụ vì để cứu độ chúng ta mà đã phải chịu rất nhiều vất vả, Sư phụ đã phải trải qua rất nhiều ma nạn. Đại ân này, vốn dĩ không có lời nào có thể cảm tạ hết được! Cách duy nhất có thể làm là chúng ta hãy nỗ lực làm tốt trên con đường tu luyện của chính mình, đạt được tiêu chuẩn của đệ tử Đại Pháp, một tâm hướng thiện, đó mới là cách hồi đáp tốt nhất dành cho Sư phụ.
10. Sư phụ vất vả cực nhọc đã quên cả ngày Tết Nguyên Đán
Ngay trước ngày Tết Nguyên Đán 1994, Sư phụ đã tổ chức một khóa học Pháp đầu tiên tại thành phố Tế Nam thuộc tỉnh Sơn Đông. Sau một khi kết thúc buổi học, người vợ của một phụ đạo viên tại Bắc Kinh (và cũng là học viên) đã mang sủi cảo đến biếu Sư phụ. Sư phụ bèn hỏi: “Hôm nay là ngày gì vậy?”. Cô ấy trả lời Sư phụ rằng: “Hôm nay là ngày 30 Tết ạ!”. Lúc này Sư phụ mới biết và Ngài đã đưa cho tất cả các nhân viên công tác số sủi cảo đó.
Tết Nguyên Đán là một ngày lễ quan trọng nhất tại Trung Quốc, theo phong tục thường lệ thì ngày 30 Tết đối với tất cả các gia đình mà nói cũng là ngày rất quan trọng nhưng Sư phụ vì cứu độ chúng sinh nên ngay cả đêm 30 Tết Sư phụ cũng vẫn còn bận bịu và thậm chí còn không để ý đến ngày Tết nữa!
11. Bài học giáo huấn về việc vì danh lợi mà tuỳ ý sử dụng công năng
Vào tháng 6 năm 1994, Sư phụ đã tổ chức khóa giảng Pháp lần thứ 2 tại thành phố Tế Nam. Sau một buổi học, bà Phó Thục Lan đã pha một ấm trà rồi cùng với cô Phù Dung (hoá danh) và một học viên khác đi dạo phố.
Khi họ đi đến một ngã tư đường thì gặp đèn đỏ, bà Phó Thục Lan là một học viên lớn tuổi có thể sử dụng công năng. Bà nói với cô Phù Dung rằng: “Phù Dung à, cô thử xem có thể định trụ lại chiếc xe đang chạy hướng về phía chúng ta hay không?” Cô Phù Dung thản nhiên nói một tiếng “Định”, thì đột nhiên chiếc xe đó dừng lại. Cô này cảm thấy thật là trùng hợp và tiếp tục nói một tiếng “Định”, thế là một chiếc xe khác đang chạy bình thường cũng đột nhiên dừng lại. Cô này lại cảm thấy thật là trùng hợp và cứ thế liên tiếp khiến 4 chiếc xe dừng lại. Đến lúc này thì cô ấy đã không thể không tin vào điều này, trong tâm cô nghĩ: “Chết rồi, mình chẳng phải là đang làm chuyện xấu hay sao?”. Lúc này, bà Phó và vị học viên kia lại cảm thấy vô cùng cao hứng, nói: “Thế là giờ chúng ta có thể sang đường rồi”; còn biểu cảm của cô Phù thì như một đứa trẻ vừa làm chuyện xấu, cũng nhanh chóng bỏ chạy cùng với 2 người kia.
Khi 3 người họ lên một chiếc xe bus, xe đang chạy thì phanh gấp đột ngột khiến bà Phó ngã ngửa ra sàn, ấm trà đổ đầy lên mặt bà; chiếc bình còn đập mạnh vào trán của bà. Còn học viên kia thì ngã về phía sau ghế, đau đến mức ngừng thở một lúc, mặt mày tím tái còn cô Phù thì bị người khác giẫm lên chân. Cả xe chỉ có duy nhất 3 người họ là bị thương và bà Phó người đã đề xuất việc dùng công năng điều khiển xe dừng lại là bị thương nặng nhất, còn cô Phù ngay sau đó đã biết lỗi nên bị thương nhẹ nhất.
Khi cả ba xuống xe, cô Phù không thể nhịn được cười khi nhìn thấy lá trà cùng vết bầm tím trên trán của bà Phó. Khắp người bà đều là nước trà, lúc này bà Phó cũng đã tỉnh ngộ, nói: “Cô còn cười nữa, chúng ta bị báo ứng rồi đây này!”.
Lúc này, họ hoàn toàn tin vào những lời mà Sư phụ giảng trên lớp. Từ khóa học này trở đi, tất cả các học viên đều có công năng nhưng không vì tâm chấp trước của bản thân mà tuỳ ý sử dụng công năng phá hoại trạng thái của người thường, hơn nữa khi tâm tính bị rớt xuống thì công năng cũng sẽ bị khóa hoặc không còn nữa. Ba học viên này đều hiểu ra rằng, vừa rồi họ đã không tuân thủ luật an toàn giao thông vì bản thân muốn đi nhanh hơn xe người khác nên đã bị chiếc xe buýt phanh gấp cảnh cáo và trừng phạt vì hành động sai trái này của họ. Tuy nhiên, nhờ Sư phụ bảo hộ nên dù nước trà nóng đổ vào mặt bà Phó nhưng bà vẫn không bị bỏng.
12. “Không bằng hãy trở về nhà mà thực tu”
Bà Phó hiểu ra được sai lầm của mình, khi về đến lớp học thì vết thương trên trán của bà đã khỏi ngay lập tức. Lúc này, bà ấy lại khởi lên chấp trước rằng Sư phụ có thể chữa lành vết thương cho mình và nói với cô Phù rằng: “Chúng ta đi theo Sư phụ, đi theo một lần là khỏi được một loại bệnh. Dù có phải cầm phích cắm nguồn điện cho Sư phụ thì tôi cũng phải đi theo”.
Đến giờ học, Sư phụ nói với mọi người rằng: “Có học viên lâu năm sớm đã hiểu ra rồi nên cứ luôn muốn đi theo tôi. Nếu chư vị cứ muốn đi theo tôi, chư vị không phải thực tu thì cũng vô ích, không bằng hãy trở về nhà mà thực tu!”.
Kết thúc buổi học, bà Phó vô cùng kinh ngạc và bất lực nói: “Sao cái gì Sư phụ cũng biết vậy!”
Tham chiếu: phần 1, phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần 7.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/6/26/77631.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/7/18/50350p.html
Dịch ngày 20-9-2004, cập nhật 16-6-2021; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.