Bài của một học viên tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 19-06-2007] Kỷ niệm khóa dạy Pháp thứ năm tại Quảng Châu Tôi bây giờ là một học viên Pháp luân Đại Pháp lâu năm vì tôi bắt đầu tập luyện Pháp luân Công vào tháng mười hai 1994. Tôi đã được may mắn lớn là tham gia khóa dạy Pháp thứ năm của Sư phụ tại thành phố Quảng Châu. Sau đó, Sư phụ kết thúc thuyết giảng tại Trung quốc và rời đi Hồng Kông để bắt đầu dạy Pháp ở ngoại quốc. Các buổi giảng Pháp được tổ chức tại Vận động trường Quảng Châu, có khoảng 5, 000 người tham dự. Trong số đó, có 3, 500 là học viên lâu năm đến từ các tỉnh khác. Rất nhiều người muốn được tham dự khóa học nhưng vé đã bán hết. Dù không còn vé, vài trăm người vẫn đợi bên ngoài sân vận động trường, hy vọng sẽ được vào. Cuối cùng một vùng đất rộng đặc biệt được xếp đặt tại vận động trường để cho họ được đồng thời nhìn xem Sư phụ thuyết giảng qua truyền hình. Vào khoảng 400 người tham dự buổi giảng Pháp theo cách này. Vì tôi được biết khóa dạy khá trễ, nên tôi là một trong những người mà không mua được vé. May thay một học viên phụ trách ghi danh nói cho tôi biết có một vé vừa được trả lại. Tôi lấy liền cái vé. Nhưng tôi để ý thấy rằng cái vé không có ghi số chỗ ngồi, vì vậy tôi quyết định đem theo một cái chiếu. Tôi vừa vào đến cửa thì người nhân viên đổi vé của tôi và để cho tôi ngồi gần bên Sư phụ. Cao lớn và từ bi, Sư phụ đích thân sửa chữa các động tác cho các học viên mới. Thời gian qua mau và tám ngày Pháp xong ngay. Vào ngày cuối, các học viên dâng hoa và cờ cho Sư phụ để tỏ sự tôn kính; có một tấm biển lớn với chỉ một chữ “Phật” cao hơn đầu người. Lúc bấy giờ tôi không nghĩ nhiều về điều đó, nhưng khi nhìn lại, thì thật là một thời khắc vô cùng quí báu. Trong lúc khóa học, tôi nghe có một câu chuyện về một người thanh niên đến từ tỉnh Tân Cương. Vì tài chánh eo hẹp, anh ta chỉ mang theo được một ít tiền và một bao lớn bánh bột đậu. Khi anh ta đến Quảng Châu để ghi danh cho khóa học Pháp, anh ta lấy tiền ra để mua vé. Cảm động vì tấm lòng cầu Pháp của anh ta và sự từ bi của anh ta, người bán vé trả tiền vé hộ cho anh ta. Cũng như người thanh niên này, nhiều học viên từ các tỉnh khác sống trong những căn phòng rẻ nhất và ăn những đồ ăn rẻ nhất, chờ đợi đến ngày đầu tiên đi vào học Pháp. Đối với một số người, một vài miếng bánh khô là đủ cho một bữa ăn. Học viên từ tỉnh Quí Châu nhắc về Đại hội Sức khỏe Đông Phương năm 1992 và 1993 tại Bắc kinh Trong khi tôi tham gia khóa học Pháp tại thành phố Quí Dương năm 1996, tôi nghe những câu chuyện về Quí Châu từ người phụ trách địa điểm tập Công Quí Châu. Theo lời bà, để cứu độ thế nhân và học viên Pháp Luân Đại Pháp, Sư phụ đã chịu đựng rất nhiều khó nạn. Đầu tiên, bà không quyết định đi tham gia khóa học Pháp Luân Công vì bà còn muốn biết Pháp Luân Công là gì trước đã. May thay bà có một cơ hội để làm một số điều cho Sư phụ. Một lần bà chứng kiến cách Sư phụ chữa bệnh cho các học viên. “Sư phụ xuất ra vô số bàn tay, nhỏ có, lớn có, mỗi bàn tay quơ ngang trên đầu mỗi học viên, ” bà nói. Bà tham gia cả hai Đại hội Sức khỏe Đông Phương tại Bắc kinh năm 1992 và 1993. Trong khi bà đang chờ đợi bên ngoài phòng, Sư phụ nhìn thấy và mời bà vào, vì vậy bà đứng bên cạnh Sư phụ và nhìn cách Sư phụ chữa trị cho các bệnh nhân. Dưới sự độ dẫn của Sư phụ, bà có thể nhìn thấy có nhiều phụ thể chiếm tất cả các thầy khí công chỉ trừ hai người. Một người là thầy trong Phật giáo có hai con rồng trên đầu ông ta, trong khi người kia là một ông Đạo, mà bên trên đầu ông ta là một Đấng cao thượng Đạo đang ngồi, cầm một cây phất trần. Bà cũng nhìn thấy một lão bà được gia đình khiêng vào để chữa bệnh. Sư phụ kêu bà đứng lên trong khi đưa bàn tay của Ông cho bà vịn. Trong khi Sư phụ đi lùi lại, Ông kêu bà bước tới trước. “Tôi đã bị bại trong tám năm. Làm sao tôi có thể bước đi được?” lão bà nói. Sư phụ tiếp tục kêu bà bước đi. Cuối cùng lạ lùng thay bà bước đi được, và sau đó bước đi càng lúc càng nhanh. Sau đó, bà bắt đầu chạy, hai vòng! Mọi người nhìn thấy cảnh đó đều cảm động. Có người khóc vì sung sướng. Cặp mắt của người học viên từ Quí Châu này cũng đầy nước mắt. Thân nhân của lão bà cũng rất xúc động và họ đều quì xuống trước Sư phụ, gọi Sư phụ là Phật sống.
Người học viên này cũng nói rằng trong lúc đại học sức khỏe, bà nhìn thấy một khối gì đen đen đang tiến về phía Sư phụ, vì vậy bà kêu lên, “Sư phụ, có cái gì xấu đang tiến về phía Ông.” Sư phụ tiếp tục chữa bệnh và nói với bà đừng để ý đến nó. Không bao lâu sau, bà nhìn thấy một tấm áo cà sa vàng chụp lấy cái khối đen đó và bao trùm lấy nó. Bà cả nhìn thấy nó vẫy vùng bên trong chiếc áo cà sa. Lúc bấy giờ bà không hiểu đó là một con rắn tinh mà Sư phụ đang tiêu trừ. Bà không bao giờ ngờ được cho đến khi bà đọc Chuyển Pháp Luân. Dù Sư phụ hỏi bà nhiều lần có muốn tham gia khóa học không, bà vẫn không quyết định cho đến khi khóa học tại Quí Châu kết thúc. Sau đó bà đi theo Sư phụ đến những tỉnh khác để tham gia khóa dạy của Sư phụ. Theo như ký ức của bà, thì Sư phụ sống rất thanh đạm trong lúc dạy khóa học tại thành phố Quí Dương. Ông mặc các áo quần mà Ông vừa giặt giủi đêm hôm trước. Ông thường ăn một tô mì cho bữa ăn của Ông. Sợ rằng Sư phụ không ăn đủ, một lần bà im lặng để một cái trứng nấu chín dưới bát mì của Ông. Một lần khác, vì một lý do gì đó, các chính quyền của Hội Khí công Quí Dương mang đi tất cả số tiền bán vé, không để lại gì cho Sư phụ. Kết quả là Sư phụ gặp rắc rối trong việc trả tiền phòng nơi đó. Kỳ thật, Sư phụ thậm trí không có đủ tiền mua vé xe lửa trở lại Bắc kinh. Sư phụ của chúng ta đã chịu đựng quá nhiều khó nạn cho chúng ta. Có cái chúng ta biết được, nhưng phần nhiều chúng ta đều không biết được, và có cái có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết được. Tôi thường hay tự hỏi mình, “Mình có đủ tốt không? Mình có xứng đáng là học viên Pháp Luân Đại Pháp không?” Cái lý do duy nhất mà tôi nhắc lại những câu chuyện về Sư phụ trong lúc truyền bá Pháp là để tự nhắc mình tinh tấn hơn trên con đường tu luyện.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/6/19/130826.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/7/23/75804.html
Đăng ngày 7-5-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.