[MINH HUỆ 13-7-2009] Học viên Đại Pháp Quách Hằng Hoành là công nhân của Xưởng chế tạo Xe cơ giới Hồ Bắc ở huyện Công An, Tỉnh Hồ Bắc. Cô sinh ra và lớn lên ở thị trấn Mễ Chi Hương, huyện Công An, tỉnh Hồ Bắc. Cô bắt đầu tìm kiếm một phương pháp tu luyện và bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1996. Từ đó, cô hành xử theo Đại Luật Chân Thiện Nhẫn để trở thành một người tốt. Gia đình và bạn bè đều rất mực trân trọng cô.

Tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công. Cô Quách đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện hoà bình cho Pháp Luân Công và đã vài lần bị bắt, bị tống giam, bị tẩy não và bị cảnh sát hành hung. Cuộc bức hại đầy thú tính đã gây ra cái chết của cô vào tháng 7 năm 2002.

1. Bị ông chủ cho thôi việc

Sau ngày 20 tháng 7, 1999, Phòng 610 ở huyện Công An thường xuyên gây áp lức cho sở làm của cô Quách Hằng Hoành vì cô không ngừng luyện tập Pháp Luân Công. Phòng 610 cũng nói với ông chủ của cô, “Nếu công ty có người luyện tập Pháp Luân Công, Công ty không thể đạt được danh hiệu “Đơn vị Xuất sắc”. Cô Quách đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Đại Pháp và bị cảnh sát Bắc Kinh bắt cóc. Phòng 610 huyện Công An lợi dụng đó để tống tiền sở làm của cô 10,000 nhân dân tệ với lý do cần lo cho cô quay về từ Bắc Kinh. Cô chứng kiến cảnh sát tiêu hết số tiền đó cho mục đích cá nhân của họ.

Trên đường quay về huyện Công An, cô tuyệt thực để phản đối sự ngược đãi. Phớt lờ tình trạng của cô, cảnh sát tiêu xài số tiền kiếm được một cách vô tội vạ cho việc ăn nhậu, và viết hoá đơn giả để đút tiền vào túi. Ví dụ, cảnh sát tiêu 100 nhân dân tệ để ăn, nhưng họ viết trên hoá đơn là 300 nhân dân tệ. Trên chuyến tàu đưa cô về, cảnh sát tiêu xài hết số tiền kiếm được.

Cảnh sát giam cầm cô Quách ở Nhà tù huyện Công An quá thời hạn pháp luật. Sau khi cô được thả, ông chủ sở làm của cô hợp tác với Phòng 610 để cắt bỏ thu nhập của cô. Mặc dù cô đã 10 năm lao động vất vả, ông chủ của cô chỉ trả cô 4,000 nhân dân tệ cho khoản tiền thôi việc và để cô ra đi.

2. Còng chân và còng tay trong nhà giam

Sau khi cô bị thôi việc, cảnh sát theo dõi nơi cô ở. Cảnh sát Chu Lương Thanh từ Sở Cảnh sát Đẩu Hồ Đề và nhiều cảnh sát khác đến phòng và bắt cóc cô. Trong khi giam cầm tại trại giam, cô Quách và nhiều học viên khác đã phản đối cuộc bức hại, giảng rõ sự thật cho các tù nhân và hô to, “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” và “Trả lại thanh danh cho Sư phụ Lý!” Cô thường xuyên bị đánh đập và bị ngược đãi bởi cảnh sát.

Một lần, cô và một vài học viên khác học thuộc lòng bài giảng của Sư Phụ, thì cảnh sát Lưu Quốc Hoa tát vào mặt cô dã man. 6 học viên chứng kiến điều này, và họ chạy ra khỏi phòng để hỏi lý do vì sao Lưu Quốc Hoa được phép đánh cô. Không lâu sau đó, nhiều cảnh sát đến, họ còng tay Quách Hằng Hoành và hai học viên khác, và họ giam cô vào phòng giam biệt lập. Cảnh sát tra tấn cô suốt 3 giờ đồng hồ.

Một lần khác, giám đốc nhà tù Trần Cương và một vài cảnh sát khác đã cho cô đeo còng chân nặng, một cực hình chỉ áp dụng cho những phạm nhân lãnh án tử hình. Rồi họ kéo cô theo dọc hành lang đến một căn phòng khác. Ít nhất 6 học viên khác chứng kiến điều này. Cảnh sát tra tấn cô vài giờ và không tháo còng chân cô ra cho đến đêm hôm đó.

Một lần khác, cảnh sát đã chụp hình các học viên mà không được sự đồng ý của họ. Cô Quách không hợp tác, vì thế Lưu Quốc Hoa, giám đốc nhà tù, đã còng chân cô lại vài giờ đồng hồ. Cô Quách bị còng chân và còng tay và bị tra tấn hành hung ít nhất 3 lần.

3. Tuyệt thực để phản đối cuộc bức hại.

Quách Hằng Hoành đã tuyệt thực nhiều lần trong nhà giam để phản đối cuộc bức hại và yêu cầu trả lại thanh danh cho Sư Phụ và Đệ tử Đại Pháp. Cuộc tuyệt thực dài nhất của cô kéo dài 9 ngày không ăn và không uống thứ gì, nhưng cảnh sát từ Phòng 610, đội an ninh quốc gia, và nhà tù, không chỉ không thả cô tự do, mà còn cố kéo dài hạn tù, còng tay còng chân cô và cưỡng bức cô ăn thức ăn thông qua một cái ống dài và thô. Quách Hằng Hoành không hợp tác. Phó giám đốc nhà tù Viên Xương Vũ chộp tóc cô và dúi đầu cô xuống nền đất rất dã man. Bao tử cô chảy máu vì bị cưỡng bức ăn.

4. Gửi đến trung tâm tẩy não ở trường Tài Chính.

Quách Hằng Hoành kiên định chính tín, phản đối bức hại trong nhà tù. Cô học thuộc lòng Pháp của Sư Phụ hằng ngày và luyện tập các bài công pháp hằng ngày. Cảnh sát Phòng 610 chuyển cô đến trung tâm tẩy não ở trường tài chính. Họ cố tẩy não cô và bắt cô từ bỏ tu luyện. Vào lúc ấy, có 7 học viên đang bị tra tấn trong trung tâm tẩy não. Người cao tuổi nhất là ông Đàm gần 80 tuổi, quê ở thôn Cao Kiến. Thời tiết lúc đó tháng 6 và rất nóng. Trong trại tẩy não, cảnh sát chỉ thị cho các trưởng đầu bếp và phục vụ chỉ cung cấp mỗi bát cơm và rất ít rau cho mỗi bữa ăn, chỉ đủ cho họ ăn tạm.

Vào một buổi sáng, theo yêu cầu của cảnh sát, người phục vụ chỉ mang cho 7 học viên 6 suất ăn, nghĩa là một người không được ăn. Cảnh sát theo lệnh của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, “đánh họ cho chết và hô hoán tự sát”. và “ hoả thiêu lập tức thủ tiêu nguồn gốc”. Hằng ngày, Dương Lương Phú, trưởng Phòng 610, và nhiều cảnh sát khác, lái xe đến trường tài chính để ăn nhậu. Mỗi bữa ăn, một cái bàn lớn bày la liệt thức ăn được chuẩn bị cho họ và họ ăn uống vô độ.

Các học viên bắt đầu tuyệt thực và đứng trước cửa sổ để giảng rõ sự thật cho những người đi qua. Vì Cô Quách Hằng Hoành kiên định giảng rõ sự thật trong trại tẩy não, Phòng 610 đã lợi dụng đó để kết tội cô “nhiễu loạn trật tự xã hội” để giam cô vào nhà tù nhiều lần.

5. Phòng 610 bức hại cô Quách Hằng Hoành đến chết.

Cô Quác Hằng Hoành đã bị bức hại trong một thời gian quá lâu dài, khiến cho thân thể và tinh thần bị tổn thương trầm trọng. Cô thường bị hôn mê. Phòng 610 chuyển cô đến một bệnh viện. Bác sỹ nói cô cần phải chụp phim CT, nhưng cảnh sát không muốn trả tiền cho việc đó, vì thế việc đó không được làm. Thay vào đó, họ để cô ở lại với anh trai của cô.

Thậm chí là như vậy, cảnh sát vẫn không buông tha cho cô. Họ lại lên kế hoạch để bắt bớ cô sau khi cô hồi phục một chút. Quách Hằng Hoành không thể sống ở nhà được nữa và cô cũng không thể đến bệnh viện. Cô không thể tự xoay sở với cuộc sống. Để tránh bị bức hại, cô phải sống lẩn trốn và vô gia cư. Cô thường phải thay đổi địa điểm và sống một cuộc sống khủng khiếp và căng thẳng. Cô không có chỗ để luyện tập. Cô thường không kiếm được thức ăn. Thân thể cô bắt đầu phát triển nhiều bệnh tật.

Một lần, trong cơn đau giữ dội, cô tìm đến nhà một học viên. Người bạn học viên để cô ở lại và cùng kêu gọi sự giúp đỡ của nhiều học viên khác để chăm sóc cô. Họ cùng tìm ra quê quán và gửi cô về với người thân của cô. Người nhà của cô mang cô đến bệnh viện. Cô được chuẩn đoán mắc nhiều triệu bệnh nghiêm trọng ở bao tử. Nhưng cô không được điều trị bệnh viện, vì sợ rằng cảnh sát lại bắt cô lần nữa, nên cô phải ở lại nhà người bà con của cô để phục hồi. Khi cô phục hội được một chút, cô rời nhà ra đi.

Một đêm khi cô đang ở tại nhà của một học viên đồng tu, vào lúc nửa đêm, cảnh sát dẫn đầu bởi Chu Lương Thanh đột nhập vào nhà người học viên và bắt người học viên cùng với cô Quách Hằng Hoành. Cô bị giam cầm tại nhà tù suốt một thời gian rất dài.

Cô đã chịu đựng quá nhiều sự tra tấn tàn bạo, dẫn đến cơ thể vô cùng yếu ớt. Cuối cùng, cô sụp đổ. Một vài học viên mang cô đến một bệnh viện ở Sơn Tây, nhưng đã quá muộn. Quách Hằng Hoành từ trần vào ngày 13, tháng 7, 2002, ở độ tuổi 36.

6. Cảnh sát vẫn lên kế hoạch để bắt cóc Quách Hằng Hoành thậm chí ngay cả sau khi cô đã chết

Một vài tháng sau khi qua đời, một nhóm cảnh sát đã mang một tập tài liệu và đến nhà của anh trai cô Quách Hằng Hoành để bắt cô lần nữa. Người ta nói rằng lần này cảnh sát định chuyển cô thẳng đến trại lao động cưỡng bức. Anh trai cô vô cùng tức giận và phẫn nộ. Anh hỏi cảnh sát, “Các ông đã tra tấn cô ấy đến chết, vậy mà các ông vẫn không để cô ấy yên nghỉ ư?”

Bài liên quan: https://en.minghui.org/html/articles/2005/7/28/63340.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/7/13/204462.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/7/24/109435.html
Đăng ngày 30-7-2009; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share