Bài của Hải Tử

[MINH HUỆ 21-07-2009] Hội chợ Triển lãm Thế giới năm 2010 sẽ được tổ chức tại Thượng Hải. Ngày 20 tháng 7 năm 2009, Chu Vĩnh Khanh, nguyên Bộ trưởng Bộ Công An Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Uỷ ban Lập Pháp và Chính trị Trung ương, đồng thời là nhân vật chủ chốt trong chính sách bức hại Pháp Luân Công, đã đến thăm Ban tổ chức Hội chợ Triển lãm Thế giới tại Thượng Hải. Chu có một số lời phát biểu ở Thượng Hải, trong đó có đoạn, “Hội chợ Triển lãm Thế giới tại Thượng Hải là một sự kiện quốc tế quan trọng khác cũng giống sự kiện Olimpic Bắc Kinh”, “An toàn là yếu tố quan trong nhất để tổ chức thành công Hội chợ Triển lãm Thế giới.” Sau đó ông ta chủ trương bẻ gẫy mọi quan điểm bất đồng, từ đó bắt đầu mưu đồ một chiến dịch bức hại nhân dân Trung Quốc.

2009-7-20-shanghaishibo01--ss.jpg
Trụ sở của Ban Điều hành Hội chợ Triển lãm Quốc tế Thượng Hải tại 3588 phố Nam Phổ Đông

Sau thế vận hội Bắc Kinh 2008, để chuẩn bị cho Hội chợ Triển lãm Thế giới, chính quyền Thượng Hải đã tiêu phí một khoản tiền khổng lồ cho một “dự án phồn hoa” nguỵ tạo một cảnh tượng lộng lẫy cho những du khách. Đồng thời, giống như thời điểm chuẩn bị Thế vận hội Bắc Kinh, một cuộc đàn áp và bạo lực đã bắt đầu trút lên những người dân lương thiện. Mọi người bị theo dõi và bắt giữ; nhà cửa của người dân Thượng Hải bị dỡ bỏ để giải phóng đường cho những toà nhà mới; người ủng hộ nhân quyền bị giam cầm và bị đàn áp.

Đầu năm 2009, Giang Trạch Dân, kẻ chủ chốt phát động, điều hành cuộc bức hại Pháp Luân Công, đã trở lại Thượng Hải và đề ra khẩu hiệu, “Thế vận hội thành công, Hội chợ Triển lãm Hoành tráng.” Ông ta cũng kích động một cuộc tấn công nhắm vào các học viên Pháp Luân Công với lý do “đảm bảo an toàn cho Hội chợ Triển lãm Quốc tế.

Vào ngày 13, tháng 12, 2008, Uỷ ban nòng cốt của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Thượng Hải đã ban hành một sắc lệnh với tên là “4 đảm bảo”. Lưu Canh, cựu giám đốc của Nhà tù Đề Lam Kiều Thượng Hải, cựu Chủ tịch Uỷ ban Tư Pháp và Chính trị Thượng Hải, đã phát biểu rằng: điều quan trọng nhất trong “4 đảm bảo” là sử dụng tất cả các phương tiện cần thiết để bảo vệ sự chuẩn bị Hội chợ Triển lãm Quốc tế. Ngày 18 tháng 19 năm 2008, với 500 ngày còn lại, tất cả các tổ chức của ĐCSTQ ở Thượng Hải và cảnh sát  bắt đầu “loại trừ” và “giải quyết” những gì bị coi là “nhân tố nhạy cảm”.

Ngay sau Tết nguyên đán 2009, học viên Pháp Luân Công ở Thượng Hải phải đối mặt với một hình thế bức hại mới. Họ bị cảnh sát bắt cóc và quấy nhiễu. Tháng 2 năm 2009, theo báo cáo, có 7 vụ bắt cóc và 7 học viên Pháp Luân Công bị chuyển đến các trung tâm tẩy não hoặc trại giam. Sở Cảnh sát Thượng Hải đang thực hiện một “Công trình bình an”, cài đặt máy quay camera trên khắp thành phố. Ở huyện Phổ Đông, khắp nơi nơi đều có đội cảnh sát tuần tra, làm việc 24h/24h ở nhiều nơi. Máy quay phim cũng được cài đặt trong nhiều quận nhỏ và quận ngoại tuyến.

2009-7-20-shanghaishibo02--ss.jpg
Cản sát tuần tra và anh ninh

Vào tháng 3, 2009, Cục cảnh sát Thượng Hải đã tiến hành một cuộc bức hại khác. Tại huyện Phổ Đông, nơi Hội chợ Triễn lãm sẽ được tổ chức, nhiều học viên bị quấy rầy ngay tại nhà. Một cảnh sát giao thông đã được chỉ thị tra vấn các học viên Pháp Luân Công và lục soát nhà của họ để tìm các tài liệu và sách Pháp Luân Công. Trong tháng ba, 9 học viên khác đã bị bắt giữ bất hợp pháp.

Trong tháng 4 năm 2009, 9 học viên khác bị bắt cóc. Tại quận Phổ Đông và quận Dương Phổ, người ta rao giải thưởng rằng: “10.000 nhân dân tệ cho những ai bắt được học viên Pháp Luân Công đang phát tán tài liệu, 2000 nhân dân tệ cho việc báo cáo học viên Pháp Luân Công và 5 nhân dân tệ cho một bản coppy tài liệu nói rõ chân tướng của Pháp Luân Công.”

Ngày 1 tháng 5 năm2009, một năm trước khi bắt đầu Hội chợ Triển lãm Thế giới, cuộc bức hại đã được gấp rút tiến hành. Trong vòng 1 tháng, 21 học viên Pháp Luân Công bị bắt, trong đó có trường hợp cả gia đình bị bắt giam sau khi bị lục soát nhà.

Trong tháng 6, hơn 20 học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc.

Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy chú ý đến cuộc bức hại đang diễn ra mà ĐCSTQ đang đổ lên đầu người dân Thượng Hải. Hãy điều tra các tội ác của ĐCSTQ, hiện nay chúng đang lợi dụng Hội chợ Triển Lãm Quốc tế như một công cụ để tiếp tục xâm hại nhân quyền và tự do tín ngưỡng.

2009-7-20-shanghaishibo03--ss.jpg
An ninh chặt, cảnh sát hiện diện khắp nơi tại điểm Hội chợ Triển lãm Thế giới. Tất cả các phương tiện đi qua cổng đều phải được kiểm soát.

Địa chỉ của Ban tổ chức Hội chợ Triễn lãm Quốc tế tại Thượng Hải:

3588 Phố Nam Phổ Đông. Mã vùng: 200125

Điện thoại: 86-21-22062010

Email: juzhang@expo2010.gov.cn

Ban Tổ chức Hội chợ Quốc tế tạiPháp:

Địa chỉ: 34, Avenue d’Iena, Paris 75116 –France

Điện thoại: +33 (0) 1 45 00 38 63

Fax: +33 (0) 1 45 00 96 15

Email: bie@bie-paris.org

Các học viên Pháp Luân Công tại Thượng Hải bị bức hại trong nữa năm 2009:

Ngày 8 tháng 2 – Lưu Quý Trân ở quận Áp Bắc bị bắt và bị chuyển đến Trung tâm tẩy não Thanh Phố.

Ngày 9 tháng 2 – Lư Tú Lệ từ quận Phổ Đà bị bắt bởi Cục cảnh sát Thượng Hải.

Ngày 9 tháng 3 – Mã Xuân Muội từ thị trấn Luyện Đường, quận Thanh Phổ, bị bắt và bị chuyển đến ban tẩy não.

Ngày 10 tháng 2 – Lí Căn Đệ từ quận Áp Bắc bị bắt và bị chuyển đến trung tâm tẩy não Thanh Phổ.

Ngày 10 tháng 2 – Chúc Lệ Cúc từ huyện Trường Ninh bị bắt.

Ngày 12 tháng 3 – Vương Xuân Yên từ Nam Hối, quận Phổ Đông, bị cảnh sát địa phương bắt và chuyển đến Trại giam Nam Hối.

Giữa tháng 2 – Tào Quỳnh Chi từ quận Trường Ninh bị bắt và bị chuyển đến Trại giam Trường Ninh. Nhà cô bị lục soát.

Ngày 10 tháng 3 – La Vĩ cùng vợ Trì Ba từ quận Từ Hối bị cảnh sát quận Kim Sơn bắt và chuyển đến Nhà giam Kim Sơn.

Giữa tháng 3 – Vương Gia Anh từ quận Lô Loan bị cảnh sát Thượng Hải bắt.

Ngày 17 tháng 3 – Lục Linh Đệ và Hoàng Quế Trân từ thị trấn Cao Kiều, quận Phổ Đông bị đồn Cảnh sát Lăng Kiều ở quận Phổ Đông bắt. Sau đó, họ bị chuyển đến trại giam Phổ Đông.

Sáng ngày 17 tháng 3 – Hồ Lăng Căn từ quận Dương Phổ bị bắt bởi cảnh sát Thượng Hải và nhà cửa bị lục soát.

Ngày 17 tháng 3 – Từ Vĩnh Phương từ quận Dương Phổ bị cảnh sát Thượng Hải bắt giam.

Ngày 22 tháng 3 – Cố Quần Châu từ quận Phổ Đông bị bắt tại nhà vào buổi sáng. Vào sáng ngày hôm sau, 2 ngôi nhà của cô bị lục soát.

Ngày 28 tháng 3 – Cát Vĩnh Trinh từ quận Bảo Sơn bị bắt bởi cảnh sát từ quận Hồng Khẩu và chuyển đến Trại giam Hồng Khẩu.

Đầu tháng 4 – Vương Chân từ quận Tĩnh An, một giảng viên điện toán của trường đại học, bị bắt vì gửi tin nhắn qua điện thoại.

Ngày 6 tháng 4 – Một lão nữ học viên Pháp Luân Công bị bắt ở Công viên Khang Kiến, quận Từ Hối và bị chuyển đến Đồn Cảnh sát Từ Hối.

Ngày 13 tháng 4 – Từ Lâm Muộn từ quận Từ Hối bị Cảnh sát An Ninh Quốc gia bắt tại nhà.

Khoảng ngày 22 tháng 4 – Lê Thư Cầm, một giảng viên về hưu từ Trường Đại Học Dược số II Thượng Hải, bị bắt và bị 1 năm tù lao động cải tạo.

Ngày 25 tháng 4 – Tiền Ngọc Hoa từ thôn Bảo Cương Tam, thuộc quận Bảo Sơn bị 7 cảnh sát và một số đảng viên bắt tại nhà. Nhà của bà bị lục soát và bị chuyển đến Nhà tù Bảo Sơn.

Ngày 25 tháng 4 – Ưng Chí Minh, Trương Tú Phương và Ưng Nghiệp Cơ (cùng một nhà) bị bắt giam.

Cuối tháng 4 – Lý Quế Phương mất tích. Có khả năng cô bị cảnh sát Thượng Hải bắt cóc.

Ngày 5 tháng 5 – Từ Kiến Tính từ thị trấn Thất Bảo, quận Mân Hàng và một học viên Pháp Luân Công khác bị cảnh sát Thượng Hải bắt giữ.

Ngày 8 tháng 5 – Hạ Chí Anh từ thị trấn Tam Lâm, quận Phổ Đông bị bắt vào buổi sáng và bị chuyển đến trung tâm tẩy não.

Ngày 18 tháng 5 – Trương Phúc Tiên từ thị trấn Nam Hội, quận Phổ Đông bị cảnh sát địa phương bắt và chuyển đến trại giam Nam Hội.

Ngày 21 tháng 5 – Đinh Đào Trân từ quận Gia Định bị đồn Cảnh sát Nam Cương bắt cóc. Hiện giờ không rõ tung tích.

Ngày 21 tháng 5 – 8 học viên Pháp Luân Công từ quận Phổ Đông bị bắt và bị chuyển đến ban tẩy não.

Ngày 25 tháng 5 – một cụ bà 78 tuổi bị bắt, nhà bị lục soát.

Ngày 25 tháng 5 – cụ bà Qua và 2 em gái là Nguyệt Phân và Qua Nguyệt Phương bị cảnh sát quận Phổ Đà bắt. Nhà của họ bị lục soát và họ bị chuyển đến trại giam.

Ngày 25 tháng 5 – Ưng Ngọc bị cảnh sát Phổ Đà bắt và chuyển đén trại giam quận Phổ Đà. Nhà bị lục soát.

Ngày 25 tháng 5 – Mạnh Phồn Trân và con trai, Tạ Hoành từ thị trấn Giang Kiều, quận Gia Định bị cảnh sát địa phương bắt và gửi đến Nhà tù Gia Định.

Ngày 25 tháng 5 – Uông Nhân Hương từ quận Phổ Đà bị bắt và gửi đến nhà giam ở Đồn Cảnh sát Đường Sắt Thượng Hải.

Ngày 25 tháng 5 – Bà Nhậm Thu Linh, 78 tuổi, từ quận Phổ Đà bị bắt giam.

Ngày 4 tháng 6 – Lí Diệu Hoa, và con gái Trương Thất Bác, và Trương Cần bị cảnh sát Từ Hối bắt. 3 người bị chuyển đến nhà tù Từ Hối.

Ngày 4 tháng 6 – Lư Ngọc Chi (50 tuổi) và Diệp Oanh từ quận Phổ Đông bị cảnh sát Từ Hối bắt giam.

Ngày 5 tháng 6 – Bà Trần Tân Lệ (hơn 60 tuổi, người ở huyện Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên) bị bắt cóc trong khi đang dán các tài liệu giảng rõ sự thật. Tung tích của bà hiện chưa rõ.

Đầu tháng 6 – Bác sĩ Đỗ (hơn 50 tuổi) từ thị trấn Phổ Giang, quận Mân Hàng bị bắt trong khi đang giảng rõ sự thật.

Ngày 6 tháng 6 – Lư Tú Lệ từ quận Phổ Đà bị bắt và bị tống giam tại Nhà tù Phổ Đà.

Ngày 6 tháng 6 – Dương Mạn Diệp từ quận Phổ Đà bị cảnh sát địa phương bắt và tống giam ở Nhà giam Phổ Đà.

Ngày 6 tháng 6 – Lý Văn Quyên và con rễ Hầu Á Cương từ quận Phổ Đà bị cảnh sát bắt tại nhà và chuyển đến trại giam.

Ngày 6 tháng 6 – Lục Mỹ Anh, cùng 2 học viên khác bị bắt và tống giam.

Ngày 6 tháng 6 – một học viên Pháp Luân Công 70 tuổi, cụ bà Quyên Anh, từ quận Lô Loan bị bắt và bị tống giam.

Ngày 7 tháng 6 – Bà Chung từ quận Phổ Đà (trên 60 tuổi, người ở Trường Xuân) bị bắt giam.

Ngày 12 tháng 6 – Giang Dũng từ quận Từ Hối bị ĐCSTQ cà cảnh sát Thượng Hải bắt giam.

Ngày 16 tháng 6 – học viên Pháp Luân Công Từ Á Phương từ quận Tùng Giang, bị thành viên ĐCSTQ và cảnh sát bắt vì giảng thanh chân tướng. Nhà riêng bị lục soát.

Ngày 18 tháng 6 – Huỳnh Nãi Duy từ quận Lô Loan bị bắt. Nhà riêng bị lục soát. Đây là lần thứ 3 Huỳnh Nãi Duy bị bắt giam.

Ngày 22 tháng 6 – một học viên Pháp Luân Công bị bắt gần cầu Trung Sơn ở Đường Bắc Trung Sơn, Thượng Hải.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/7/21/204974.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/8/2/109700.html
Đăng ngày: 06-08-2009, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share