Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc

[MINH HUỆ 30-9-2017] Tháng 5 năm 1999, anh Mã Chấn Vũ, một kỹ sư ngành điện, đã đến Bắc Kinh công tác để triển khai một hợp đồng trị giá 10 triệu nhân dân tệ cho viện nghiên cứu của mình, chỉ hai tháng trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động cuộc đàn áp rộng khắp trên toàn quốc nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công, môn tu luyện tinh thần mà anh đang theo đuổi.

Anh không hề biết rằng cuộc đàn áp này sẽ khiến cuộc sống của anh thay đổi hoàn toàn. Trong chuyến công tác đó, anh không có cơ hội tới thăm mẹ mình. Và đến tận mười năm sau anh mới được gặp lại bà, đó là lúc anh được trả tự do sau 7 năm ngồi tù.

Vì từ chối từ bỏ đức tin của mình, anh Mã đã bị cách chức kỹ sư trưởng ở Viện Nghiên cứu số 14 thuộc Tập đoàn Công nghệ Điện lực Trung Quốc ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô. Anh đã nhiều lần bị bắt giam và bị tống vào tù với tổng thời gian bị giam giữ lên tới 8 năm rưỡi. Anh đã từng phải đi khỏi nhà để tránh không bị bắt giữ.

Ngày 19 tháng 9 năm 2017, anh Mã lại bị bắt giữ trở lại, trong khuôn khổ một loạt các vụ bắt bớ và sách nhiễu gần đây nhất đối với các học viên Pháp Luân Công ở Nam Kinh bắt đầu từ tháng 8 năm 2017. Hiện nay, anh đang bị giam giữ ở Nhà tù quận Tần Hoài.

Một lần, anh Mã đã chia sẻ: “Khi đối mặt với cuộc bức hại chưa có hồi kết thúc này, hoặc là bạn có thể mạnh mẽ và đứng lên chống lại nó, hoặc là bạn có thể phải bỏ cuộc. Sống trong một thể chế nhà nước độc tài như vậy, bạn phải đánh cược mạng sống để bảo vệ đức tin và những nguyên lý của mình. Dù hoàn cảnh khó khăn đến thế nào, Pháp Luân Đại Pháp luôn mang đến cho tôi sự dũng cảm và sức mạnh to lớn để vượt qua.”

Những năm tháng bị bắt và bị giam giữ

Năm 1996, anh Mã Chấn Vũ bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công để nâng cao sức khỏe. Các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công đã giúp anh trở nên cởi mở và biết quan tâm hơn đến người khác, ở gia đình cũng như ở trong đơn vị công tác. Nhiệt tình giới thiệu môn tu luyện này cho nhiều người hơn nữa, anh Mã đã trở thành điều phối viên tình nguyện của điểm luyện Pháp Luân Công ở Nam Kinh.

Khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu diễn ra vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, anh Mã đã bị bắt giữ cùng với bốn người điều phối khác ở Nam Kinh.

Tháng 9 năm 1999, anh Mã trở về nhà sau hai tháng bị giam giữ và phát hiện thấy nhà của mình đã bị lục soát. Cảnh sát đã tịch thu nhiều sách và vật dụng quý giá liên quan tới Pháp Luân Công của anh.

Anh bị tẩy não trong suốt thời gian bị giam giữ. Quan chức trại tạm giam đã cố gắng ép buộc anh phải viết bản tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công và công kích người sáng lập Pháp Luân Công.

Tháng 1 năm 2000, mặc dù anh Mã được phép trở lại làm việc, nhưng anh đã bị giáng chức và bị cấm rời khỏi Nam Kinh.

Tương tự như trường hợp của anh Mã, hơn chục học viên Pháp Luân Công làm việc ở viện nghiên cứu này cũng đã bị ép phải tham dự các lớp tẩy não và bị giáng chức tại nơi làm việc. Học viên Trương Ngọc Long bị giam giữ trong một bệnh viên tâm thần. Một học viên khác, ông Cổ Phi Trung, một lãnh đạo ở viện nghiên cứu này đã qua đời do bị Phòng 610 của tỉnh gây áp lực nghiêm trọng.

Tháng 11 năm 2000, anh Mã đã bị bắt trở lại và bị kết án bảy năm tù. Anh đã bị giam tại trại tạm giam Nam Kinh trong hai năm và sau đó bị chuyển tới Nhà tù Tô Châu, nơi đây anh phải chịu các đợt tẩy não liên tiếp. Các tù nhân đã tra tấn anh, gắng sức buộc anh phải từ bỏ đức tin của mình. Cả cảnh sát và tù nhân đều nhận được những phần thưởng để làm động lực khi tham gia vào việc bức hại này.

Anh Mã tuyệt thực để phản đối bức hại. Cảnh sát đã ra lệnh cho một số tù nhân to cao và khỏe mạnh ném anh lên không trung và để anh rơi xuống đất. Họ làm việc này lặp đi lặp lại nhiều lần.

Khi anh Mã tiếp tục từ chối từ bỏ đức tin của mình, cảnh sát đã trừng phạt tất cả các tù nhân khác nhằm kích động thù hận của họ đối với anh Mã.

Trong khi anh Mã bị cầm tù, gia đình anh cũng bị liên đới. Con gái 10 tuổi của anh không được phép đến các trường công lập ở Nam Kinh, mà phải chuyển sang một trường tư thục ở thành phố Tô Châu. Vợ anh đã buộc phải ly dị anh, và bố vợ anh cũng bị đuổi việc.

Khi anh Mã được thả ra khỏi tù vào năm 2007, anh đã bị mất việc và cũng không có nhà để trở về. Anh đã phải di chuyển thường xuyên để trốn cảnh sát. Mặc dù vậy, anh hưởng tự do cũng không được bao lâu. Vào ngày 30 tháng 4 năm 2009, sau 18 tháng được thả ra, anh lại bị bắt giam trở lại.

Sau đó, anh Mã liên tiếp bị bắt và bị tra tấn trong khi bị giam giữ.

Trong một vụ bắt giữ vào ngày 26 tháng 5 năm 2011, Tiếu Tiết Kiện, trưởng Phòng 610 ở Nam Kinh và các nhân viên khác đã đánh đập và bức cung anh Mã một cách tàn nhẫn tại đồn cảnh sát. Họ tra tấn anh tàn khốc đến mức tim của anh đã bị tổn thương nghiêm trọng.

Sau đó, vào ngày 19 tháng 9 năm 2011, anh Mã bị kết án một năm rưỡi lao động khổ sai. Do tim anh Mã bị tổn thương nên trại tạm giam đã hai lần từ chối không nhận anh. Mặc dù nhân viên trại tạm giam muốn trả anh về nhà, nhưng cảnh sát nhất định không chịu. Họ ép anh phải uống những loại thuốc không rõ nguồn gốc và hối lộ các quan chức của trại giam này. Cuối cùng, cảnh sát đã đưa anh Mã đến Trại lao động cưỡng bức Phương Cường.

Các báo cáo liên quan:

Bức hại những trí thức tại thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô

Nhiều học viên Đại Pháp từ Học viện nghiên cứu số mười bốn Nam Kinh, tỉnh Giang Tô bị bức hại


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/9/30/354354.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/10/16/166077.html

Đăng ngày 27-10-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share