[MINH HUỆ 27-06-2009] Nhiều trường hợp mà các cá nhân và nhóm người đã tích cực chống lại sự tàn bạo của chính phủ đang nổi lên một cách vững chắc tại Trung quốc. Các vụ này tuy thoáng qua cũng cho thấy sự giận dữ và chịu đựng của người dân trong hằng chục năm bị vi phạm và ngược đãi trong bàn tay của ĐCSTQ. Từ những vụ gần đây, chúng ta có thể thấy rằng ĐCSTQ đang áp dụng các phương pháp mà nó đã dùng trên Pháp Luân Công bây giờ cũng được dùng trên người dân nói chung.

Ngày 17 tháng sáu, xác chết của đầu bếp Đồ Viễn Cao của khách sạn Vĩnh Long được tìm thấy rơi từ tầng lầu thứ ba. Không có vết máu tại chỗ bị rơi, nhưng những quan sát viên ghi nhận rằng ông ta đã bị những vết thương thật ghê gớm. Máu chảy ra từ ngũ quan trên mặt ông. Có dấu móng tay đập mạnh vào đầu ông, và bộ phận sinh dục của ông bị hủy hoại không nhìn ra. Những người trong cuộc nói rằng các viên chức và tên cướp địa phương đang giao kết buôn bán ma túy trong khách sạn, và ông Đồ bị xem như một đe dọa cho công việc của họ. Ông Đồ đã bị tra tấn đến chết ở khách sạn và sau đó bị ném xuống từ sân thượng tầng lầu ba. Chính quyền địa phương khẳng định là ông ta tự vẫn, cướp đi xác của ông trên tay cha ông, và thiêu hủy xác ông ngoài ý muốn của gia đình ông. Trong quá trình đó, một số dân địa phương ước lượng vào khoảng 60,000-70,000 người nổi giận cố bảo vệ xác của ông Đồ khỏi cảnh sát đã va chạm với hơn 30,000 người cảnh sát và bán quân đội. Cuối cùng, đám đông bị giải tán và cơ thể bị lấy đi rồi hỏa thiêu.

Hành vi của ĐCSTQ nơi đây rất giống như trường hợp của học viên Pháp Luân Công tại Cát Lâm tên Hầu Minh Hải, người đã xen vào chương trình đài truyền hình địa phương để phơi bày cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Sau khi ông bị chính quyền bắt, cảnh sát tuyên bố rằng ông đã chết vì tự vẫn và ép buộc hỏa thiêu cơ thể của ông ngoài ý muốn của gia đình ông.

Một dạng khác của sự đàn áp dân chúng Trung Quốc của ĐCSTQ là khống chế tin tức và các cơ quan kiểm duyệt. Nhất là, trong lúc những thời gian nhạy cảm và khi có tin bất lợi đang vào và ra ngoài Trung Quốc, câu trả lời đầu tiên của ĐCSTQ là khóa mạng lưới và các hình thức chia sẻ tin tức khác. Điều này lại xảy ra nhiều lần trong lúc kỷ niệm hai mươi năm vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4 tháng sáu gần đây. Trong nhiều vùng, các mạng lưới hải ngoại quen thuộc đã bị phong tỏa còn chặn chẽ hơn bình thường, như là Google và Hotmail. Cách y hệt như vậy đã được xử dụng ngày 25 tháng sáu. Cũng cách đó chặn đứng sự thông tin và leo thang sự kiểm soát mà đã được dùng từ nhiều năm trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công, càng đáng kể nhất là khi ĐCSTQ nói dối về sự tự thiêu ở Thiên An Môn đã bị phơi bày ở bên ngoài Trung quốc.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/6/27/203490.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/6/29/108690.html
Đăng ngày: 04-07-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share