Bài viết của Tần Sơn
[MINH HUỆ 09-06-2017] Mạnh Tử, (372BC-289BC), là một triết gia lỗi lạc trong lịch sử Trung Hoa. Một lần ông nói: “Chính là nhờ nhân đức mà ba nước, Hạ, Thương, và Chu đã giữ được ngai vàng, và cũng vì bất nhân mà họ mất nước. Nó cũng quyết định sự suy đồi hay hưng thịnh, bảo tồn hay diệt vong của các nước chư hầu”.
Ông cũng nói: “Nếu Thiên tử không nhân đức thì không bảo vệ được thiên hạ. Nếu chư hầu không nhân đức, không bảo vệ được quốc thổ. Nếu đại phu không nhân đức, không bảo vệ được nhà thờ tổ. Nếu kẻ sỹ và dân chúng không nhân đức, không bảo toàn được tứ chi của họ”.
“Dân chúng ngày nay sợ chết nhưng lại vui cười bất nhân, giống kẻ ghét uống rượu nhưng lại cứ uống!” (Lời Mạnh Tử)
Người Trung Hoa xưa tin rằng nhờ tôn trọng đạo lý mà người ta cảm hóa được môi trường xung quanh và có thể sống yên bình và hài hòa trong môi trường của mình. Nếu toàn bộ dân chúng đều đối xử như vậy, quốc gia chắc chắn sẽ hùng mạnh và xã hội sẽ giàu có và an bình.
Lời khuyên của Yến Tử với vua Trang và vua Cảnh
Yến Tử (578 BC-500 BC) là một nhà chính trị và triết học lỗi lạc trong thời Xuân Thu, khi Trung Quốc còn bị chia cắt thành nhiều quốc gia nhỏ.
Vua Trang của nước Tề muốn thảo phạt nước Tần. Ông xin Yến Tử lời khuyên. Yến Tử trả lời: “Việc này không thể làm. Đức vua đã có nhiều thứ, và Ngài vẫn muốn nhiều hơn. Ngài vẫn không ngừng ham muốn, cũng như sự kiêu ngạo của Ngài không ngừng gia tăng. Một người đã có nhiều lại muốn nhiều hơn nữa thì sẽ mang tới nguy hiểm cho chính mình”. Nghe những lời Yến Tử nói, vua Trang rất không hài lòng. Do vậy, Yến Tử đã từ chức và chuyển về vùng nông thôn.
Vua Trang đã tấn công nước Tần bằng vũ lực và đã chiến thắng nhanh gọn. Ông cũng tấn công nước Cử. Nhưng một năm sau đó, vua Trang bị một trong những đại thần của ông giết hại.
Khi vua Cảnh muốn tấn công nước Lỗ, Yến Tử khuyên: “Vua nước Lỗ nhân đức và liêm chính. Ông ấy được dân chúng tôn kính. Những ai tấn công một quốc gia như vậy sẽ chỉ mang tới nguy hiểm cho chính họ. Hạ thần nghe rằng chỉ khi một vị vua có đức hạnh lớn, giữ quốc gia ổn định và dân chúng hạnh phúc, thì mới có thể xây dựng quân đội để chiến tranh”. Vua Cảnh nhận lời khuyên của Yến Tử và không tấn công nước Lỗ.
Ngũ Cử bình luận về Điện Chương Hoa
Vua Linh của nhà Chu đã ra lệnh xây một cung điện rộng lớn. Việc này phải mất nhiều năm và tốn nhân lực; gần như sẽ làm cạn kiệt ngân khố quốc gia. Ngay khi hoàn thành Điện Chương Hoa, vua Linh và tất cả quần thần đi lên cái tháp cao của cung điện.
Vua Linh nhận xét: “Cái tháp này mới đẹp làm sao!” Ngũ Cử, một trong những cận thần, đã nói với nhà vua: “Một vị vua có trí huệ là vị vua đức hạnh và tôn kính. Ông ấy lấy sự hài lòng và hạnh phúc của dân chúng làm vui, ông ấy nhận lời khuyên từ những người đức hạnh, và dân chúng phương xa sẽ nguyện ý quy phục ông bởi vì danh tiếng đức hạnh của ông ấy”.
“Ông ấy không quan tâm việc xây tòa tháp cao với những cột trụ chạm trổ và mái rầm sơn đẹp đẽ, hay thưởng thức âm nhạc từ những dàn nhạc lớn, hay thưởng ngoạn cảnh đẹp và đồ đạc xa xỉ cho thỏa con mắt”.
“Có gì tốt khi xây một cung điện đẹp nhưng làm cạn kiệt ngân khố quốc gia? Khi một người có nhiều ham muốn ích kỷ, thì sự nhân đức và công lý chắc chắn sẽ suy tàn. Nếu bệ hạ nghĩ cái tháp này đẹp, hạ thần sợ rằng quốc gia đang lâm nguy”.
Sự cảnh báo của Ngũ Cửu đã thành hiện thực sau đó bốn năm, khi vua Linh bị em trai và các cận thần trong bộ hình cướp ngôi. Ông ấy đã treo cổ tự vẫn tại tư gia.
Vua Mục xá tội cho nông dân
Mục Vương của nước Tần có một trang trại nuôi đủ loại ngựa nổi tiếng. Một hôm, một vài con ngựa bị mất tích. Viên quan coi trang trại rất lo sợ. Ông ấy nghĩ là nhà vua chắc chắn sẽ nổi giận với ông và sẽ hành quyết ông. Viên quan này tìm kiếm khắp mọi nơi và cuối cùng tìm ra một vài thứ trông giống như xương ngựa ở ngôi làng gần đó. Ông ấy đã nghi ngờ rằng dân làng đã giết và ăn thịt những con ngựa. Ông ấy đã bắt ba trăm người nông dân ở ngôi làng và mang họ tới gặp nhà vua.
Viên quan bảo với Mục Vương rằng những người nông dân đã ăn thịt những con ngựa và nên bị hành quyết. Ngạc nhiên thay, Mục Vương không hề nổi giận. Ông ấy đã tha cho những người nông dân và trả họ về nhà.
Vài năm sau đó, Mục Vương đang ở giữa một trận đánh với một nước khác. Quân đội của ông bị bao vây và sắp sửa bị đánh bại. Chính Mục Vương cũng nổi giận. Vào đúng thời điểm quyết định, một toán quân kỵ binh nhỏ đã đột phá vòng vây quân địch và chiến đấu bên cạnh quân đội của Mục Vương. Nhưng kỵ binh chiến đấu can đảm, và quân địch đã rút lui. Mục Vương chạy thoát được tới nơi an toàn. Ông đã rất biết ơn toán kỵ binh và hỏi họ là ai. Những người kỵ binh đáp lại họ là những người nông dân đã từng ăn thịt ngựa của Mục Vương.
Lòng vị tha và nhân đức của Mục Vương cuối cùng đã cứu được ông ấy.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/6/9/329838.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/7/4/157673.html
Đăng ngày 26-8-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.