[MINH HUỆ 02-4-2017]
Việc nhỏ không tham lam, làm quan nhất định thanh liêm
Tại nhà Tề ở Nam triều vào thời Nam Bắc triều, có một người tên là Chân Bân, vừa có đức vừa có tài. Ông đã từng dùng một bó sợi gai đến Tây Khố ở Trường Sa, Kinh Châu để đổi lấy một ít tiền tiêu, xong việc thì mang tiền đến chuộc bó gai, lúc về nhà ông phát hiện bên trong có một chiếc khăn tay có gói năm lượng vàng. Ông liền đem vàng trả cho Tây Khố.
Hòa thượng quản lý Tây Khố kinh ngạc nói: “Gần đây có người dùng vàng đặt cọc để đổi tiền. Vì vội vã không kịp ghi lại thì người đó đã đi mất. Thí chủ nhặt được vàng còn đem trả lại, từ xưa đến nay có lẽ đây là lần đầu tiên.” Hòa thượng có ý tặng cho ông một nửa số vàng để cảm tạ. Hai người từ chối nhau đến hơn mười lần, Chân Bân nhất quyết không nhận. Hòa thượng công nhận rằng ông là người quân tử nhặt được vàng mà không tham lam.
Về sau Chân Bân được thăng chức làm huyện lệnh huyện Bì, trước khi đi nhậm chức, ông đến bái kiến Hoàng đế, cùng đi với ông còn có năm vị quan khác. Hoàng đế căn dặn nhất định phải chú ý giữ gìn sự liêm khiết, riêng với Chân Bân thì nói: “Ngày xưa khanh có tiếng là nhặt được vàng trả lại, vì vậy những lời này không phải là dành cho khanh.”
Quan lại Trung Cộng lúc mới đầu thì giương cao khẩu hiệu rằng mình thanh liêm thế này thế kia; nhưng bên trong thì tiệc tùng rượu chè, nhận tiền nhận quà, tham ô hối lộ. Việc nhỏ mà tham lam thì việc lớn sao có thể không tham lam được, làm quan sao có thể không tham ô?
Tham khảo: “Đàm tẩu”, Bàng Nguyên Anh
Tống Cảnh Công trường thọ
Tăng thọ tăng phúc là nguyện vọng của mọi người. Nguyện vọng này có thể thực hiện không? Người xưa làm thế nào để tăng thọ mệnh?
Vào thời Xuân Thu, khi Tống Cảnh Công làm vua nước Tống, xuất hiện tinh tượng Huỳnh hoặc trấn sao Tâm. Tống Cảnh Công kính sợ thiên thượng, trong lòng lo âu, gọi “Tử Vi” đến hỏi: “Huỳnh hoặc trấn sao Tâm là đại biểu cho điều gì?”
Tử Vi nói: “Huỳnh hoặc là đại biểu cho sự trách phạt của thiên thượng. Tai họa sẽ ứng vào thân của quân chủ nước Tống. Mặc dù vậy, có thể chuyển Huỳnh hoặc vào thân của tể tướng.”
Tống Cảnh Công nói: “Tể tướng là nhân tài trị quốc, chuyển vào thân của ông ấy thì ông ấy sẽ chết. Không được. Quả nhân sẽ tự mình gánh chịu.”
Tử Vi nói: “Cũng có thể chuyển vào thân của bách tính.”
Tống Cảnh Công nói: “Bách tính chết đi thì ta làm quốc vương còn có ý nghĩa gì nữa? Ta nguyện một mình ta chết cũng được.”
Tử Vi nói: “Vậy có thể chuyển sang kết quả thu hoạch của năm sau.”
Tống Cảnh Công nói: “Kết quả thu hoạch năm sau không tốt thì dân chúng sẽ chết đói. Vì ham muốn của quân chủ mà giết dân chúng của mình thì quá tùy tiện, ai còn xem ta là quân chủ nữa? Mệnh của quả nhân đã đi đến cùng rồi, khanh không cần nói nữa.”
Tử Vi quỳ xuống nói: “Vi thần to gan xin chúc mừng đại vương. Thiên thượng ở trên cao nhất định có thể nghe thấy lời của ngài. Đại Vương ba lần nói lời nhân từ, thiên thượng nhất định sẽ thưởng cho ngài ba lần. Đêm nay nhất định tinh tượng sẽ biến đổi ba lần, thọ mệnh của đại vương sẽ kéo dài thêm hai mươi mốt năm.”
Đêm hôm đó, tinh tượng quả nhiên dịch chuyển ba lần đúng như Tử Vi nói.
Tinh tượng đại biểu cho biến hóa của thiên tượng, đối ứng với phúc họa của con người. Tuy nhiên, phúc họa lại do sự lựa chọn của mỗi người. Nếu con người lựa chọn điều thiện thì vận mệnh của người đó sẽ biến đổi tốt, tăng thọ mệnh cũng không phải là việc không thể.
Tham khảo: “Tân tự tạp sự tứ”, Lưu Hướng
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/4/2/345079.html
Đăng ngày 24-4-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.