Bài viết của Lê Bất Nhiễm

[MINH HUỆ 26-6-2017] Cái tên Nhạc Phi anh hùng dân tộc dường như mọi người mọi nhà đều biết trên khắp vùng đất Trung Hoa. Năm xưa, Nhạc Phi – anh hùng chống quân Kim tiếng tăm lẫy lừng, đã bị bộ đôi vua gian tướng gian hại chết, ai đã bất chấp mối nguy hiểm bị chặt đầu, đã đem thi thể ông cất giấu đi một cách thần bí? Lại là ai trước khi chết đã căn dặn con cháu, nhất định đợi đến ngày triều đình xuống chiếu, lấy lại sự công bằng, rửa hận cho Nhạc Phi, thì đem di hài ông dâng lên, trở thành vật chứng trực tiếp nhất đòi lại công bằng cho án oan Nhạc Phi? Ngỗi Thuận, chính là Ngỗi Thuận! Một nhân vật nhỏ nhoi không rõ năm tháng sinh tử thế nào, chẳng biết thân cao tướng mạo ra sao, bối cảnh gia tộc cũng không thể nào tra cứu được, chỉ là viên ngục tốt nhỏ nhoi năm Lâm An thời đầu Nam Tống giám ngục Đại Lý Tự. Nghĩa cử của Ngỗi Thuận làm mọi người kinh ngạc, không chỉ đưa chân tướng án oan của Nhạc Phi làm rõ trước thiên hạ, mà còn phủ định hoàn toàn lịch sử Nam Tống mà cha con gian thần Tần Cối đã sửa đổi. Hành động của Ngỗi Thuận trong một đêm, từ đó đến nay vang danh hậu thế, sử xanh lưu lại tiếng thơm.

1. Án oan Nhạc Phi

Hoàng đế đầu tiên nhà Nam Tống – Cao Tông Triệu Cấu là hoàng đế chủ hòa tham sống sợ chết, tự tư tự lợi, chủ động xưng thần nạp cống với vua nước Kim. Hắn lo sợ Nhạc Phi thu phục lại vùng đất đã mất, đón nhị đế về thì ngôi vị của hắn khó giữ. Tần Cối – tể tướng mà hắn coi trọng, không chỉ là đại diện điển hình cho phái chủ hòa trong triều, mà còn là gian tế trong triều đình Nam Tống của phái Thát lại, phái chủ hòa của triều đình nhà Kim. Cặp đôi vua – tể tướng gian xảo này câu kết làm càn, để thực hiện chỉ thị bí mật “Phải giết Nhạc Phi, sau đó giảng hòa có thể thành công” của Hoàn Nhan Ngột Truật nguyên soái nước Kim, hai thế lực tà ác trong ngoài cấu kết, hoàn toàn không để ý gì đến khắp triều đình Nam Tống, lòng bất mãn của quân đội và dân thường, hai mũi giáp công đánh vào nhóm Nhạc Phi.

Năm Thiệu Hưng thứ 10 triều Nam Tống (năm 1140), trung tuần tháng 7 âm lịch, đại quân do Nhạc Phi thống soái đã chiếm được Yển Thành, Hà Nam – đại thắng Dĩnh Xương chống quân Kim, đang tiến quân đến Chu Tiên Trấn. Lúc này Tần Cối cấu kết với Trương Tuấn, Dương Nghi Trung, xúi giục giám quan La Chấn dâng tấu sớ lên Triệu Cấu: Binh ít tướng thiếu, dân mỏi quốc mệt, Nhạc mỗ nếu tiến sâu, há chẳng nguy sao! Mong bệ hạ giáng chiếu, và lệnh lui quân! Nhạc Phi sau khi nhận được chiếu lệnh rút quân, gắng sức giải thích lý lẽ. Nhưng Triệu Cấu là kẻ mắc “bệnh sợ Kim”, vì sự sinh tồn và hưởng lạc của bản thân và nhóm triều đình Nam Tống, đã bỏ mối thù sát phụ dâm mẫu không báo, chủ động lấy lòng người Kim, liên tiếp ban ra 12 kim bài rút quân, cưỡng ép Nhạc Phi “rút quân về triều đình bẩm tấu”. Nhạc Phi mang trên mình thân đầy bụi chiến chinh, lặng lẽ trở về Lâm An.

Một năm sau, bè lũ Tần Cối hiến kế với Triệu Cấu, bằng chiêu thức nham hiểm “chén rượu tước binh quyền”, đã đoạt binh quyền của Nhạc Phi. Ngày 9 tháng 8 năm Thiệu Hưng thứ 11 (năm 1141), Triệu Cấu lại hạ lệnh bãi chức Khu Mật Phó sứ của Nhạc Phi. Sau khi Nhạc Phi mất chức, trở về Cửu Giang, lên núi Lư Sơn trông coi mộ mẹ.

Ngày 13 tháng 10 âm lịch năm Thiệu Hưng thứ 11 (năm 1141), Tần Cối phái Điện tiền đô chỉ huy sứ (chỉ huy cấm vệ quân của cung điện) Dương Nghi Trung, lừa Nhạc Phi từ Lư Sơn về Lâm An, dùng kiệu nhỏ đưa Nhạc Phi vào Bắc quan, rồi lập tức đưa vào nhà ngục Đại Lý Tự. Trước đó, Trương Tuấn (Khu mật sứ triều đình Nam Tống) đã bắt giam Trương Hiến (phó thống soái quân Nhạc gia, Tuyên phủ phó sứ triều đình), Nhạc Vân (con trai trưởng Nhạc Phi, Thống lĩnh Bối Ngôi quân, quân Nhạc gia). Tần Cối, Trương Tuấn cùng một giuộc, sau khi vu cáo hãm hại Nhạc Phi mất chức, đã viết thư cho Trương Hiến, cấu kết “Mưu phản”. Nay chuyển dẫn một đoạn hồ sơ liên quan đến vụ án Nhạc Phi như sau:

Trương Tuấn tấu: Trương Hiến khai, sau khi nhận được thư từ chỗ Nhạc Phi sẽ mưu phản. Hành phủ đã có bản khai. Phụng thánh chỉ: Giao Đại Lý Tự lập án xem xét triệt để. (“Kiến viêm dĩ lai triều dã tạp ký” Ất tập quyển 12 “Nhạc Thiếu Bảo vu chứng đoạn án”)

Từ bản tấu trạng này có thể thấy: (1). Bản cáo trạng này là Trương Tuấn mật tấu; (2). Theo lời khai của Trương Hiến: Nhạc Phi đích thân viết thư gửi Trương Hiến, Trương Hiến sau khi nhận được thư Nhạc Phi âm mưu tạo phản; (3). Bản tấu trạng của Trương Tuấn do Trấn Giang Khu mật Hành phủ ký gửi triều đình; (4). Triệu Cấu phê: Đại Lý Tự (Tòa án tối cao đời Tống) lập chuyên án Nhạc Phi, truy xét triệt để.

Vậy thì, Trương Tuấn làm thế nào mà có được bản khẩu cung của Trương Hiến? Trương Tuấn phụng mệnh Tần Cối, trong đội ngũ của Nhạc Phi tìm kẻ gian tặc công kích Nhạc Phi, cáo giác “tội trạng” Nhạc Phi. Bằng các thủ đoạn vừa đe dọa vừa dụ dỗ, cây gậy và củ cà rốt, cuối cùng đã tìm được một viên thủ hạ của Trương Hiến làm Phó đô đầu tên là Vương Tuấn, để thăng quan phát tài, hắn đã bịa ra một tờ “Cáo giác”, tố cáo “Trương Hiến và Nhạc Phi thông thư mưu loạn Tương Dương”. Còn có Vương Quý (Thống lĩnh du kỳ quân của quân Nhạc gia) do bị Trương Tuấn đe dọa ép buộc đã phái khinh kỵ (quân cưỡng ngựa) đem bản cáo trạng của Vương Tuấn cấp tốc giao cho Trương Tuấn, Trấn Giang Khu mật Hành phủ. Trương Tuấn lại dựa vào tờ vu cáo của Vương Tuấn, bất chấp mọi chuyện liền bắt Trương Hiến và Nhạc Phi, tự lập công đường ở Hành phủ, tự mình thẩm vấn Trương Hiến và Nhạc Vân. Trương Hiến, Nhạc Vân thật xứng danh anh hùng, mặc cho Trương Tuấn dùng nhục hình tra tấn, Trương Hiến, Nhạc Vân chẳng chịu cúi đầu, không ký, vì bản cáo trạng hoàn toàn là bịa đặt, Trương Hiến, Nhạc Vân không làm việc trái lương tâm, chẳng sợ quỷ gõ cửa. Hơn nữa, bản “cáo trạng” của Vương Tuấn đầy sơ hở, sơ hở lớn nhất là mặt sau bản “cáo trạng” có đính kèm một mẩu giấy. Vương Tuấn xứng danh là kẻ gian hoạt, hắn nhất thời không rõ bối cảnh mà Trương Tuấn xúi giục hắn vu cáo Nhạc Phi, sợ chẳng may đánh không đổ Nhạc Phi, hoặc sau này “lộ âm mưu”, sẽ bất lợi cho hắn, thế là mặt sau bản “cáo trạng” gắn thêm một mẩu giấy, để làm đường rút lui. Trên mẩu giấy có viết:

Trương Thái úy (Hiến) nói người của Nhạc Tướng công đến, nói cứu ông ấy. (Vương) Tuấn không thấy người đến, cũng chưa từng thấy Trương Thái úy cử người đi gặp Tướng công.

Bản “cáo trạng” là “chứng thư” tố giác Nhạc Phi và Trương Hiến cấu kết, nhằm mưu phản, nhưng “mẩu giấy” lại nói chưa tận mắt nhìn thấy Nhạc Phi phái người đến chỗ Trương Hiến, cũng chưa từng thấy Trương Hiến phái người đến chỗ Nhạc Phi. Như vậy Vương Tuấn tự vả vào miệng mình, tự mình phủ định tư cách người làm chứng. Hiển nhiên, bản “cáo trạng” như thế này không thể làm chứng cứ quyết định án được.

Nhưng bất chấp Trương Hiến có thừa nhận hay không, cũng bất chấp bản “cáo trạng” của Vương Tuấn có đúng hay không, Trương Tuấn còn bịa ra tài liệu “Bản khai cung của Trương Hiến”. Triệu Cấu cũng chẳng hỏi chứng cứ có thật hay không, để đạt được mục đích của mình mà không thể cho người khác biết, đã lập tức hạ lệnh bắt đại tướng Nhạc Phi uy danh chấn động thiên hạ, giao cho Đại Lý Tự hội thẩm.

Ngự sử đài, Đại Lý Tự hội thẩm, Ngự sử Trung thừa Hà Chú làm quan chủ thẩm. Ông ta là một trong các môn đồ của Tần Cối. Trong khi thẩm vấn, Hà Chú luôn luôn hỏi Nhạc Phi có thông tin mưu phản với Trương Hiến hay không, Nhạc Phi nổi giận, cởi áo, để lộ lưng trần cho hắn xem, chỉ thấy trên lưng có thích 4 chữ lớn “Tận trung báo quốc”, từng chữ ăn sâu vào da thịt, Hà Chú vừa thấy, tâm liền chấn động, trong quá trình thẩm vấn tiếp sau, lại phát hiện ra: Thứ nhất, Trương Tuấn nói Trương Hiến tự khai có câu kết với Nhạc Phi mưu phản, sau khi đối chứng, Trương Hiến một mực phủ nhận; Thứ hai, Trương Tuấn không đưa ra được vật chứng Nhạc Phi, Trương Hiến qua lại thư từ; Thứ ba, chỉ có Vương Tuấn là người tố cáo duy nhất, sau khi Nhạc Phi mất chức, chưa từng thấy Nhạc Phi và Trương Hiến qua lại. Sau nhiều lần thẩm vấn, Hà Chú nhận thấy tội trạng “Nhạc Phi và Trương Hiến thông thư mưu phản”do Khu mật hành phủ tố cáo thiếu những chứng cứ để định án. Cuối cùng phải ra kết luận: Nhóm người Nhạc Phi vô tội, đây là một án oan. Lúc đó Hà Chú đưa bản kết luận thẩm vấn cho Tần Cối, Tần Cối vô cùng không vui, không ngờ môn sinh do hắn dìu dắt đề bạt lên không biết thuận theo cột mà leo. Tần Cối trầm giọng nói một câu: “Đây là ý trên!” ý nói là, định tội “mưu phản” cho Nhạc Phi là ý chỉ của Triệu Cấu. Hà Chú cuối cùng cũng nhìn rõ nội tình bẩn thỉu của cái gọi là Nhạc Phi “Chiếu ngục”, đã trả lời không hề sợ hãi: “Tôi Hà Chú trái tim nhỏ bé, đâu chỉ nghĩ cho một Nhạc Phi? Cường địch chưa diệt, mà lại giết một viên đại tướng vô tội, hậu quả sẽ như thế nào? Mất lòng binh sỹ, nguy đến sự an nguy lâu dài của quốc gia, điều này không thể không làm cho người ta lo lắng!”

Hà Chú chống lại, Tần Cối bực tức nghiến chặt hàm răng, không nói lên lời. Thế là Tần Cối lập tức thay giám sát ngự sử Vạn Sĩ Tiết chủ thẩm Nhạc Phi chiếu ngục. Sau này, Hà Chú bị Triệu Cấu “Lệnh ra biên cương” bãi quan đi đày.

Nhạc Phi trong ngục, thà chết không khuất phục, dùng hình thức tuyệt thực để kháng nghị và chống bức hại.

Nhạc Phi tù oan đã làm cho quân dân Nam Tống vô cùng phẫn nộ. Bất kể là hoàng thất hay quan lại triều đình, binh sỹ hay dân thường, người có chút lương tri đều nói lên bất bình cho nhóm người Nhạc Phi, Triệu Cấu và Tần Cối sợ sự tình phát triển lớn, đã giết công khai Phạm Trừng Chi, một người dân thường ở châu Nam Kiếm, dùng thủ đoạn độc ác giết một dọa trăm, bịt miệng công luận. Hàn Thế Trung (danh tướng Nam Tống chống quân Kim, Khu mật sử của triều đình) không sợ Tần Cối, trực tiếp tìm Tần Cối, chất vấn thẳng: “Tội mưu phản của Nhạc Phi, rốt cuộc có thực hay không?” Tần Cối đã ngang ngược trả lời: “Vân con trai Phi và Trương Hiếu tuy thư chưa rõ, sự thể đó cũng không cần có”. Hàn Thế Trung phẫn nộ nói: Ba chữ “Không cần có” sao có thể làm thiên hạ phục?”

Vạn Sĩ Tiết tay chân của Tần Cối bất kể dùng nhục hình như thế nào đối phó Nhạc Phi, Nhạc Phi vẫn không hé răng nửa lời, không ký nhận, không tự dối mình. Nhạc Phi chính khí đầy mình, xem cái chết như trở về, với nghị lực ngoan cường, đã chịu được bức hại tàn khốc của thế lực tà các Triệu Cấu, Tần Cối, Trương Tuấn, Vạn Sĩ Tiết v.v..

Triệu Cấu trong khi thúc đẩy bỏ tù oan Nhạc Phi, thì lẳng lặng tiến hành các hoạt động thỏa hiệp nghị hòa với nước Kim.

Ngày 7 tháng 11 năm Thiệu Hưng thứ 11 (năm 1141), Hoàn Nhan Ngột Truật đã thả nhóm người sứ thần Ngụy Lương Thần của Nam Tống nghị hòa bị giam giữ nhiều năm nay, đồng thời phê chuẩn các điều khoản nghị hòa do triều đình Nam Tống chủ động đề xuất:

1, Biên giới Tống – Kim, phía đông là giữa dòng sông Hoài Thủy, phía tây là Đại tán quan. Tống cắt hai châu Đường, Trịnh và một nửa hai châu Thương, Tần quy về Kim;

2, Tống xưng thần với Kim, mỗi năm cống nạp Kim 25 vạn lượng bạc và 25 vạn súc lụa.

Hòa ước được ký thuận lợi, hạ tuần tháng 11, Triệu Cấu chính thức tuyên bố “Nước Đại Kim đã sai sứ giả giảng hòa”.

Án oan Nhạc Phi vì để nghị hòa mà bày ra, vậy lần nghị hòa Thiệu Hưng thứ 2 đã đạt được, mục tiêu trấn áp phái kháng chiến đã đạt được, Triệu Cấu nếu có nhân tính tối thiểu, chỉ cần đánh tiếng với Tần Cối, thì nhóm người Nhạc Phi không đến nỗi bị chết. Nhưng, sự thực là, Triệu Cấu điên cuồng táng tận lương tâm không chỉ muốn Nhạc Phi chết, mà còn muốn nhóm người Nhạc Phi chết thật thê thảm.

Tần Cối được vợ hắn Vương Thị ngầm ra hiệu, đã thụ ý bọn Trương Tuấn, Vạn Sỹ Tiết, Vương Tuấn, Vương Quý tăng cường tạo ra 2 tội trạng lớn cho Nhạc Phi:

1, Nhạc Phi đã từng tự xưng ông và Thái Tổ (Triệu Khuông Dận) cùng “Kiến tiết” ở tuổi 30, phạm tội “bất kính”, còn có “tội mưu phản” có chí “tiếm vị”. Trên thực tế, Nhạc Phi 32 tuổi được thăng làm Tiết độ sứ, xưa nay hiếm có, ông đã nói “Tôi 32 tuổi kiến tiết, từ xưa đến nay ít có”, chứ tuyệt đối không có ngôn luận cái gọi là “cuồng nghịch” so sánh với Tống Thái Tổ, bất quá cũng chỉ là những lời nói thiếu suy nghĩ, tự tin thôi, sao lại có thể vượt cương thường là “bất kính”, bóng gió chỉ trích Tống Thái Tổ được? Chính vì vậy, lúc ban đầu định tội, Đại Lý Tự khanh Chu Tam Úy cho rằng ngôn luận của Nhạc Phi không cấu thành tội “bất kính” được, nhiều nhất thì phán quyết tù 2 năm. Vạn Sĩ Tiết cưỡng ép Chu Tam Úy lấy tội “bất kính” xử trảm Nhạc Phi, Chu Tam Úy không nghe, dõng dạc nói: “Nên theo pháp luật, Tam Úy đâu có tiếc chức Đại Lý khanh!”. Vạn Sỹ Tiết dứt khoát gạt Chu Tam Úy ra, tự mình sửa phán quyết thư, định tội Nhạc Phi xử trảm, gửi báo cáo lên Thượng thư tỉnh.

2, Quân địch xâm chiếm Hoài Tây, Nhạc Phi nhận 15 ngự trát, “không kịp thời thuận ứng”, phạm tội “ôm giữ quân quá lâu”. Những điều này hoàn toàn là vu khống sửa đổi ngày hành quân của Nhạc Phi tạo dựng ra, mục đích là để chụp cho tội nặng “giám quân chinh chiến, chậm trễ 3 ngày, luật đáng xử trảm”.

Vạn Sỹ Tiết sửa bản phán quyết, lấy danh nghĩa Đại Lý Tự cấp tốc gửi Tần Cối. Tần Cối lập tức ký phê chuẩn, phán quyết:

1, Nhạc Phi, “phù hợp theo hình trảm”

2, Trương Hiến, “Luật: mưu phản, treo cổ. Trương Hiến: phù hợp hình treo cổ”

3, Nhạc Vân, “Giúp Trương Hiến mưu phản”, “tù 3 năm”

4, Nhạc Lôi (vị thành niên), không tham gia phạm tội.

Phán quyết thư trình lên, “xin Thánh chỉ phán xét”. Triệu Cấu phê ngay trong ngày: “Nhạc Phi ban cho chết. Trương Hiến, Nhạc Vân thực hiện theo quân pháp, lệnh Dương Nghi Trung giám trảm, sai thêm các binh tướng phòng hộ”.

Triệu Cấu sửa “xử trảm” Nhạc Phi thành “ban cho chết” (ép tự sát), không hề tỏ chút lòng trắc ẩn nào đối với Nhạc Phi, sửa 3 năm tù của Nhạc Vân thành chém lưng, đã lộ rõ ông ta còn độc ác hơn Tần Cối, có lòng thù hận hung tàn đối với cha con Nhạc Phi và Trương Hiến.

Phán xét cuối cùng của Nhạc Phi chiếu ngục, đã chứng minh Tần Cối đã nói mưu hại Nhạc Phi “đây là ý trên”, tuyệt đối không sai, chủ mưu giết hại nhóm người Nhạc Phi không ai khác chính là Triệu Cấu, mà Tần Cối chỉ diễn vai trợ ác thôi.

Triệu Cấu và Tần Cối giống nhau, để tiếng xấu muôn đời, đều là tội đồ thiên cổ của dân tộc Trung Hoa.

Trước khi chịu hình, Nhạc Phi đại nghĩa lẫm liệt, uy vũ bất khuất, trên bàn ngục vung bút viết 8 chữ lớn: Ông trời sáng tỏ! Ông trời sáng tỏ!

Ngày 29 tháng 12 năm Thiệu Hưng thứ 11 (ngày 28 tháng 1 năm 1142), trong lịch sử Trung Quốc, anh hùng dân tộc Nhạc Phi bị bắt giam ở Đại Lý Tự ở Hàng Châu bằng tội danh “không cần có”, Triệu Cấu sai đao phủ vào trong nhà lao, vờ nói mời Nhạc Phi đi tắm, đưa ông đến phòng hành hình, dùng búa lớn giáng mạnh vào 2 bên sườn, làm cho Nhạc Phi gẫy hết xương sườn, nội tạng đều vỡ nát, thổ ra máu mà chết.

Khi Nhạc Phi bị hại, ông 39 tuổi. Cùng ngày, Trương Hiến, Nhạc Vân tại cửa ngõ Quan Hạng bị xử chém lưng. Trương Hiến không rõ năm sinh, Nhạc Vân năm đó 23 tuổi.

2. Ngỗi Thuận nghĩa khí chôn Nhạc Phi

Sau khi Nhạc Phi lâm nạn, thi thể bị lũ gian tặc vứt đi. Tối hôm đó, trong ngục tì Đại Lý Tự, một viên cai ngục vô danh tiểu tốt – Ngỗi Thuận, có lòng vô cùng sùng kính Nhạc Phi, đã không quản hiểm nguy chu di cửu tộc, nhanh chóng đi tìm thi thể Nhạc Phi, từ trong nhà ngục Đại Lý Tự cõng ra, không biết đã dùng cách gì, đã vượt qua tường thành Lâm An, ra Tiền Đường môn, trong màn đêm đen kịt, ở cánh đồng lặng như tờ, bằng dũng khí siêu thường và trí tuệ phi phàm, vượt muôn vàn gian khó, đã đưa được thi thể Nhạc Phi đến khu mộ sau núi, sau nhà ông, bên đền Cửu Khúc Tùng. Do tình hình khẩn cấp, lại không người giúp đỡ, Ngỗi Thuận không kịp sửa sang dung mạo, thay quần áo cho Nhạc Phi, liền nhanh chóng đặt vào quan tài đã chuẩn bị sẵn. Lấy chiếc vòng ngọc sinh thời Nhạc Phi đeo buộc vào dưới lưng ông. Đóng quan tài, hạ táng, lấp đất. Ngỗi Thuận lại đặt lên trên quan tài Nhạc Phi một chiếc ống chì có khắc chữ “Đại Lý Tự”, để làm ký hiệu. Để không gây chú ý cho mọi người, Ngỗi Thuận lúc đó không đắp đất cao, chỉ trồng hai cây quýt trước mộ Nhạc Phi, sau này lại dựng một bia đá trước mộ, trên bia đá có viết “Mộ Giả Nghi” (mộ phụ nữ), để che mắt mọi người, đồng thời cũng là dấu hiệu để nhận biết.

Ngỗi Thuận luôn tin rằng Nhạc Phi sẽ có ngày minh oan lấy lại sự công bằng, do đó ông mới dám liều chết nghĩa khí chôn di thể Nhạc Phi. Trời giúp nghĩa sỹ, hành động của Ngỗi Thuận không bị bọn Triệu Cấu, Tần Cối phát hiện ra. Nghĩa cử kinh người của ông trong những năm Thiệu Hưng Nam Tống dưới sự thống trị khủng bố nhuốm máu, đã được giữ kín tròn 21 năm.

Ngỗi Thuận đã không đợi được ngày Nhạc Phi được minh oan, trước khi chết, ông gọi con trai đến bên nói: “Ta sắp đi đây! Nhà ta có một bí mật, bây giờ ta nói cho con, con nhất định phải nhớ kỹ. Đó là, con chết cũng không được để mất Nhạc đại nhân!” Rồi ông nói tiếp: “Bên cạnh đền Cửu Khúc Tùng sau núi nhà ta có hai cây quýt, sau cây quýt có chôn đại tướng Nhạc Phi. Dưới lưng ông có buộc một vòng ngọc, sau này Nhạc đại nhân được minh oan, sẽ không tìm được hài cốt ông, quan phủ sẽ treo thưởng đi tìm, đến lúc đó, con hãy đi báo quan phủ, gọi người đến nhận dạng. Nhớ kỹ, bí mật này không thể nói với bất kỳ người nào, kể cả vợ con, nếu không sẽ có họa sát thân”. Ngỗi Thuận cuối cùng căn dặn con: “Nhạc đại nhân cả đời anh hùng, cuối cùng lại chịu kết cục này, con nếu chết thì cũng phải truyền lại bí mật này cho các đời sau. Trời xanh có mắt, Nhạc tướng quân nhất định có ngày minh oan”. Nói xong, Ngỗi Thuận, trút hơi thở ra đi.

Sau khi Nhạc Phi chết, Triệu Cấu, Tần Cối tiếp tục hạ lệnh đưa phu nhân Nhạc Phi Lý Oa và tất cả con trai gái dâu rể, đưa phu nhân và con trai con gái Trương Hiến, sai quan binh áp tải đi lưu đày ở Lĩnh Nam Quảng Đông và Phúc Kiến, đồng thời không cho phép hai nhà cùng lên đường. Lần đi đày này một mạch 20 năm, cho đến tận năm Thiệu Hưng thứ 31, những người còn sống của hai gia đình Nhạc, Trương mới được tự do.

Tháng 6 năm Thiệu Hưng thứ 32 (năm 1162), do Hải Lăng vương nước Kim dẫn quân đánh xuống phía nam, lại đốt lên ngọn lửa chiến tranh diệt nhà Nam Tống, lời kêu gọi kháng chiến chống quân Kim của quân dân Nam tống không ngừng vang lên, do bất lực, Triệu Cấu đành nhường ngôi hoàng đế của mình cho con nuôi Triệu Thận, tức Tống Hiếu Tông. Tống Hiếu Tông là phái kháng chiến, để thuận theo lòng dân, khích lệ ý chí chiến đấu chống quân Kim của quân dân, ngay tháng thứ 2 sau khi kế vị, ông đã hạ chiếu minh oan cho nhóm người Nhạc Phi, quan phủ treo thưởng 500 quan bạc trắng tìm di cốt Nhạc Phi, chuẩn bị an táng Nhạc Phi theo lễ. Ngày 13 tháng 7 quan phủ dán cáo thị, 8 ngày sau, con trai Ngỗi Thuận dò xét được hoàng bảng thực sự không còn nghi ngờ gì, mới đem địa điểm thực sự mà cha ông đã bí mật chôn Nhạc Phi báo lên quan phủ, từ đó chân tướng án oan Nhạc Phi mới được minh bạch trước thiên hạ.

3. Ngỗi Thuận đáng khen

875 năm trước, một nhân vật nhỏ bé không lộ danh tiếng, ngay đêm giao thừa lịch âm Trung Quốc, tại Lâm An thủ đô vương triều Nam Tống, trong khi mọi người đang bận rộn trở về nhà “đoàn viên”, ông lại đơn thân một mình, trầm tĩnh không hề sợ sệt cõng thi thể Nhạc Phi bị bọn hành ác vứt đi, đào hố, liệm, an táng, lấp đất, làm ký hiệu. Tất cả, tất cả những điều này, ông già Ngỗi Thuận làm kín kẽ không sơ hở, sâu sắc khôn lường. Nếu không do triều đình nhà Kim lại khai chiến, Triệu Thận thuận theo lòng dân hạ chiếu minh oan cho Nhạc Phi, con trai Ngỗi Thuận không lỡ mất thời cơ báo quan tiết lộ di ngôn lúc lâm chung của cha, thì di thể Nhạc Phi vĩnh viễn sẽ là bí ẩn. Như vậy có thể thấy, con người đang làm, ông trời đang xem. Ngỗi Thuận ngay cả ngày sinh tháng tử cũng không có sử sách nào ghi, nghĩa cử của ông được thần trợ giúp là không có gì khó lý giải.

Ngỗi Thuận là người thành công, lời dự đoán của ông chỉ truyền 1 đời là đã thành hiện thực rồi. Ngỗi Thuận là kẻ sỹ nhân nghĩa, hành động trong một đêm của ông đã nói rõ một đạo lý – đêm đen chỉ là tạm thời, ông trời sáng tỏ, chính nghĩa nhất định chiến thắng ác tà.

Ngày nay, trong miếu Nhạc Phi ở núi Thê Hà, hồ Tây Tử Hàng Châu không có tượng Ngỗi Thuận, vì đó là ngôi miếu do triều đình Nam Tống xây dựng. Tống Hiếu Tông chưa thể minh oan triệt để cho Nhạc Phi, ông không nghĩ được ý nghĩa sâu xa của Ngỗi Thuận nghĩa khí chôn Nhạc Phi. Quê hương Nhạc Phi, trong miếu Nhạc Phi huyện Thang Âm tỉnh Hà Nam, bên trái tượng Nhạc Phi ngồi là bức tượng toàn thân Ngỗi Thuận, đó là dân gian góp tiền xây dựng. Nhạc Phi trong lòng người dân Trung Quốc là một vị Võ Thánh, mà Ngỗi Thuận liều chết nghĩa khí chôn Nhạc Phi là mẫu mực của kẻ sỹ nhân nghĩa Trung Hoa. Ông là người chứng kiến đầu tiên Nhạc Phi bị nạn, cũng là công thần thiên cổ mà người đời sau nườm nượp đến miếu Nhạc Phi Hàng Châu, viếng mộ di hài thực sự của anh hùng dân tộc Nhạc Phi. Anh hùng rễ cỏ Ngỗi Thuận, đã đem đạo đức truyền thống Trung Hoa “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín” đẩy lên cực điểm. Phẩm đức Ngỗi Thuận thật cao thượng, tinh thần Ngỗi Thuận vĩnh hằng.

4. Triệu Cấu, Tần Cối cũng có ngày nay

Năm đó, Triệu Cấu và Tần Cối, một đôi gian đế gian tướng này, vì mạng sống và hưởng lạc của mình, yên ổn một xó, không để ý gì đến cuộc sống của nhân dân, chủ động cầu hòa với nước Kim, xưng thần, nộp cống, để lấy lòng Hoàn Nhan Ngột Truật, đã sát hại Nhạc Phi tàn khốc, khiến triều đình Kim từ trên xuống dưới hoan hô, nhảy múa, tuy Triệu Cấu, Tần Cối lúc sống không hết một đời, nhưng bọn chúng sau này ra sao, hãy xem việc sau:

Tháng 6 năm Thiệu Hưng thứ 25 (năm 1155), Tần Cối mọc một cái mụn độc khó hiểu trên cột sống, mấy ngày sau, đau đớn mà chết ở tuổi 65. Trước khi Tần Cối chết, Triệu Cấu đã cự tuyệt ý đồ đưa con nuôi Tần Cối là Tần Hy lên làm tể tướng, từ đó, bè đảng Tần Cối thất sủng, bị triều đình ghẻ lạnh, đẩy nhanh cái chết của Tần Cối. Sau khi Tống Hiếu Tông kế vị, đã đưa trách nhiệm hại chết nhóm người Nhạc Phi tính hết cho Tần Cối.

Sau khi Tần Cối chết, nhục thân chôn ở Mục Ngưu Đình, trấn Mục Long ngoại ô phía tây nam thành phố Nam Kinh. Có dựng một cái bia, nhưng trên bia không có chữ, nghe nói vì không ai muốn viết văn bia cho hắn. Năm Thành Hóa thứ 11 đời Minh (năm 1485), mộ Tần Cối bị kẻ trộm hủy hoại hoàn toàn, những kẻ trộm mộ lấy được hàng vạn các đồ vàng bạc. Kẻ trộm mộ sau khi bị quan phủ bắt được, quan địa phương có ý giảm nhẹ hình, gọi là “giảm hình phạt, để rõ cái ác của Tần Cối”, thực ra là quan phủ xúi giục kẻ trộm mộ. Con cháu đời sau Tần Cối phần lớn đổi sang họ Từ. Sau khi Tần Cối chết, thân thể thật sự bị đọa địa ngục chịu tội, sau mấy trăm năm rồi, vào thời Dân Quốc, có người bị xuống địa ngục được hoàn dương trở về nói, Tần Cối vẫn ở dưới địa ngục chịu khổ.

Dân gian dùng bột mì nặn hình Tần Cối và Vương thị, bỏ vào chảo dầu rán, gọi là “Rán Tần Cối”, nghe nói đây chính là nguồn gốc của bánh cuốn thừng hiện nay. Có thể thấy, dân gian Trung Quốc căm hận bè đảng Tần Cối như thế nào.

Triều Nguyên, mọi người đến mộ Tần Cối đại tiểu tiện chửi rủa, gọi là “cái mả thối”, có thơ viết: “Đất trên mộ thái sư, thối um tận chân trời”. Tần Giản Tuyền, hậu nhân của dòng tộc họ Tần đời Thanh đến trước mộ Nhạc Phi ở Tây Hồ – Hàng Châu, tự nói: “Từ sau đời Tống ít tên Cối, tôi trước mộ ông thẹn họ Tần.”

Tháng 9 năm 2011, quê hương Tần Cối mở cửa nhà bảo tàng mới Giang Ninh – Nam Kinh, bên trong có tượng Tần Cối ngồi, trên mạng, các lời bình ác ý như thủy triều, cháu 30 đời của Nhạc Phi là Nhạc Quân và 8 vị hậu nhân của Nhạc Phi đã đến Giang Ninh kháng nghị quyết liệt, bảo tàng đã lập tức tháo bỏ tượng Tần Cối, và cam kết sẽ tiêu hủy ngay.

Triệu Cấu chết vào ngày 8 tháng 10 năm Thuần Hy thứ 14 (năm 1187). Sau khi chết đến năm thứ 3 mới được chôn ở khu lăng mộ nhà Tống ở ngoại ô Thành phố Thiệu Hưng – Chiết Giang. Triệu Cấu khi còn sống đã phái người khảo sát địa hình khu lăng mộ nhà Tống, ở đó có một ngôi chùa cổ gọi là Thái Ninh Tự. Quan lại phụ trách xây lăng mộ hoàng đế báo cáo với Triệu Cấu rằng, ở đó là một vùng đất quý về phong thủy, phía trước Chu Tước, phía sau Huyền Vũ, bên trái Thanh Long, bên phải Bạch Hổ.

Triệu Cấu tuy sống 80 tuổi, có thể coi là hoàng đế trường thọ. Nhưng chính quyền Nam Tống do Triệu Cấu khai sáng là một vương triều yếu nhược bất tài, tạm bợ cầu an, tầm thường chẳng khác gì ngụy quyền Hán gian bán nước cầu vinh.

Tháng 2 năm 1276, Đại Hãn Mông Cổ Hốt Tất Liệt hạ lệnh đại quân Nguyên Mông đánh Lâm An. Tống Cung Đế Triệu Thấp 5 tuổi tuyên bố đầu hàng, mở cổng thành đón địch, chính quyền Nam Tống sụp đổ. Ngày 17 tháng 3 năm 1279, triều đình lưu vong Triệu Tống dưới sự truy đuổi đánh đến cùng của quân Nguyên Mông, trải qua trận Nhai Sơn hải chiến, quân Nguyên lấy ít thắng nhiều đánh bại quân Tống. Tả thừa tướng thời Tống Mạt Lục Tú Phu cõng tiểu hoàng đế Triệu Bỉnh vừa tròn 8 tuổi, dẫn hơn 800 người hoàng tộc họ Triệu nhảy xuống biển tự tử. 10 vạn quân dân nhà Nam Tống sau khi chiến bại cũng theo đó mà nhảy xuống biển tuẫn quốc, nhà Nam Tống do Triệu Cấu khai sáng yên ổn một chút thì từ đây đã bị tiêu diệt hoàn toàn.

Đại quân Nguyên Mông vừa mới đánh tan Lâm An xong, mấy tháng sau, Dương Liễn Chân Ca, tăng nhân Tây Vực, Tổng quản Phật giáo Giang Nam lúc đó đã chỉ thị cho nhóm người Tông Duẫn, với danh nghĩa báo thù, đào trộm phá hủy lăng mộ của nhóm người Triệu Cấu. Tất cả đào 101 ngôi lăng mộ họ Triệu, đem hài cốt dòng tộc họ Triệu vứt đầy núi rừng, trông thật thê thảm. Dương Liễn Chân Ca còn đem thi hài họ Triệu trộn lẫn xương trâu ngựa, để vào trong tháp xây cao 13 trượng ở cố cung Lâm An, gọi là Trấn Bản, ý nghĩa là trấn trú triều đình Nam Tống, ngăn chặn nó sống lại.

Ngày nay lăng mộ nhà Nam Tống đã không còn tồn tại. Khu lăng mộ chỉ còn lại mấy cây tùng cổ để biểu thị nơi đây từng là các huyệt mộ của mấy đời nhà Nam Tống, khu lăng đã biến thành đất trồng chè.

Trương Tuấn vì độc bá quân quyền Nam Tống, đã chủ động phối hợp với Tần Cối, ngụy tạo chứng cứ giả, mưu hại 3 người Nhạc Phi, chẳng được bao lâu, Tần Cối lại dùng cùng thủ đoạn đã ép Trương Tuấn từ chức, giáng làm dân thường. Những năm cuối đời Trương Tuấn khá thê thảm.

Những tiểu nhân gian nịnh hãm hại Nhạc Phi như Vạn Sỹ Tiết, Vương Tuấn v.v.. Tuy nhất thời thăng quan, phát tài, nhưng cuối cùng kết thúc đều rất thê thảm. Sau khi án oan Nhạc Phi được minh oan, cháu đích tôn của Nhạc Phi là Nhạc Kha trở thành nhà sử học, học giả trứ danh thời Nam Tống. Ngày nay, con cháu của Nhạc Phi ở Trung Quốc có 1,81 triệu người, chỉ riêng tỉnh An Huy con cháu của Nhạc Phi đã là hơn 1 triệu người.

5. Thiện ác ắt báo, chẳng sai một ly

Hơn 800 năm trước, triều Nam Tống do hoàng quyền thống trị, Triệu Cấu và Tần Cối một tay che bầu trời, tạo ra án oan Nhạc Phi kinh hoàng khắp trong và ngoài triều. Ngỗi Thuận không có chút liên quan gì đến Nhạc Phi, chỉ dựa vào lương tri và thiện niệm làm người, không để ý đến tính mệnh cá nhân và gia tộc, vượt qua khó khăn chồng chất, đã chôn di thể Nhạc Phi thành công, để sau này Nhạc Phi được minh oan, đã đưa ra được chứng cứ trực tiếp nhất, có sức thuyết phục nhất. Nhân phẩm Ngỗi Thuận thật xuất sắc, con cháu Ngỗi Thuận đều được phúc báo.

Ngày nay, dưới chế độ chuyên chế một đảng Trung Cộng, Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo đảng Trung Cộng lợi dụng quyền lực trong tay, vào 20 tháng 7 năm 1999 đã gây ra một đại án oan Pháp Luân Công kinh hoàng trong và ngoài nước, đến hôm nay đã 18 năm rồi. Tuy chính sách bức hại của Giang Trạch Dân vẫn chưa xóa bỏ, nhưng cùng với hàng chục triệu học viên Pháp Luân Công không ngừng đi sâu giảng chân tướng cho nhân dân thế giới và nhân dân Trung Quốc, khuyên “tam thoái” (thoái khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của Trung Cộng), chính sách bức hại của Giang Trạch Dân đã lực bất tòng tâm từ lâu rồi.

Có đạo lý là, thiên ý không thể trái, công bằng tự ở lòng người. Xử lý triệt để Giang Trạch Dân – kẻ tội phạm đầu sỏ bức hại Pháp Luân Công đã mở màn, đã đến lúc rồi, những kẻ xấu táng tận lương tâm hùa theo chấp hành chính sách bức hại của Giang Trạch Dân, không kẻ nào chạy thoát. Mà những nhân sỹ lương tâm kiểu “Ngỗi Thuận” trong thể chế Trung Cộng, đồng tình Pháp Luân Công, giúp đỡ Pháp Luân Công, minh bạch chân tướng oan khuất của Pháp Luân Công, nhất định sẽ có tiền đồ sáng láng. Đây chính là đạo lý thiện ác ắt báo, chẳng sai một ly mà cổ nhân đã nói.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/6/26/350195.html

Đăng ngày 28-7-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share