[MINH HUỆ 16-06-2009] Ông Lư Ngọc Bình quê ở quận Tùng Lĩnh, vùng Ðại Hưng An Lĩnh, tỉnh Hắc Long Giang. Vì tín nguỡng Chân Thiện Nhẫn, ông bị Trung Cộng bức hại. Vào tháng 10, 2002, Toà án Gia Cắc Ðạt Kỳ ở vùng Ðại Hưng An Lĩnh kết án ông 14 năm tù. Ông Lư phải chịu đựng tra tấn bức hại về tinh thần và thể chất trong khi bị giam giữ tại Nhà tù Thái Lai ở thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ. Vào lúc 3:40 chiều ngày 30, tháng 5, 2009, Ông Lư bị tra tấn đến chết. Ông chỉ mới 51 tuổi.

2007-8-2-luyuping.jpg

Vào tháng 3, 2003, Ông Lư bị giam cầm ở đội số 2 khu 5, nhà tù Thái Lai. Ðầu tiên, lãnh đạo nhà tù cố gắng “chuyển hoá” ông, sử dụng các phương thức tra tấn tàn bạo nhằm huỷ diệt ý chí ông. Tuy nhiên, trong suốt thời gian, ông Lư vẫn kiên định nói với mọi nguời sự thật về Pháp Luân Công. Ông tiếp tục luyện tập các bài tập và phản đối sự nguợc đãi như một nô lệ.

6 tháng sau, ông Lư và nhiều học viên khác đã kiên định tập Luyện các bài tập Công và bị cai ngục và tù nhân tra tấn tàn khốc. Bốn tù nhân “trông nom” ông Lư là: Lý Long, Hạ Hải Long, Cao Tiểu Minh và Trương Chí Cuờng. Trong đó Lý Long và Hạ Hải Long được thả năm 2004, nhưng trong cùng năm đó chúng đã giết nguời vì uống ruợu say. Để ngăn cản ông Lư luyện tập Pháp Luân Công, đội truởng khu 5, cảnh sát Lý Cương và Phó đội trưởng Ngạc Húc Bằng đã ra lệnh cho 4 tù nhân, “ Không thành vấn đề là bọn mày sử dụng cách gì tác dụng được ông Lư. Nếu ông Lư chết, đơn giản là chúng ta sẽ tạo hiện trường giả và đóng trường hợp này lại.” Lý Cương nói thêm, “Nếu bọn mày không làm được những gì chúng tao muốn, thời hạn tù của bọn mày sẽ không được giảm.”

Bị xúi dục bởi cai ngục, nhiều tù nhân thậm chí đã sử dụng những hình thức tra tấn tàn bạo hơn để bức hại ông Lư. Khi ông bắt đầu luyện tập các bài Công pháp, những tù nhân đó bắt đầu đá, đấm và xô đẩy ông. Khi điều đó không còn tác dụng, tù nhân đẩy ông vào một cái thùng sắt được đổ đầy nước cống bẩn, đặt trong phòng tắm, chúng nhấn ông xuống và ông không thể ra ngoài. Ông Lư đã cố sử dụng hết sức lực để ra ngoài. Sau đó tù nhân hỏi ông Lư còn muốn Luyện tập Pháp Luân Công nữa không. Ông Lư trả lời, “Các anh vừa làm điều ác, nếu các anh đối xử tốt với đệ tử Pháp Luân Công, các anh sẽ nhận quả báo tốt.” Sau khi nói như thế, ông tiếp tục Luyện tập các bài tập.

Khi thấy rằng tù nhân Trương Chí Cuờng không đủ tàn bạo với ông Lư, Lý Cương và Ngạc Húc Bằng đã thay Trương Chí Cuờng bằng một tù nhân khác Lục Ðăng. Hằng ngày, chúng nhúng ông Lư vào trong thùng nuớc bẩn lớn. Chúng nhấn ông xuống trong nuớc bẩn cho ngập đến cổ và quần áo bị uớt sũng. Sau đó, chúng kéo ông trên sàn nhà và hỏi ông, “mày còn tiếp tục Luyện tập nữa không?” Vì ông bị lạnh và mặt ông trắng nhợt và môi ông run rẩy, ông Lư không thể nói được lời nào. Sau khi ông ấm lại và bình thuờng, ông lại bắt đầu Luyện Công. Tù nhân lại bắt đầu đá ông như thể ông là một quả bóng. Tuy nhiên, khi tù nhân dừng đá, ông Lư lại tiếp tục Luyện tập. Lục Đăng bóp chặt lấy tinh hoàn của ông Lư làm ông đau đớn đến mức nuớc mắt ông tuôn ra. Sau vài ngày, tinh hoàn của ông sưng to như quả nắm tay, và ông không thể đi lại. Tuy nhiên, ông Lư vẫn không từ bỏ Luyện tập Pháp Luân Công. Cuối cùng, vì hậu quả của sự tra tấn, ông Lư phải mất 10 phút để cố hết sức mới đặt được một chân lên chân kia, và mất vài phút để dùng tay chạm vào chân, mất nửa giờ để vắt chéo 2 chân vào nhau. Tuy nhiên, khi ông cố gắng làm, tù nhân cố bỏ chân ông xuống. Sau đó, ông Lư lại phải mất 30-60 phút để bắt chéo chân lần nữa. Rồi tù nhân lại đánh rớt chân ông xuống. Tình trạng này kéo dài suốt 3 tháng.

Vào một đêm khi ông Lư đang luyện tập, thì phạm nhân Lý Long, đã say ruợu, cầm lấy một cây gậy gỗ và đánh vào đầu ông Lư. Ông Lư bắt đầu chảy máu và tái xanh. Sợ rằng ông có thể chết, 2 phạm nhân đến hỏi Lý Cương và Ngạc Húc Bằng xin giúp đỡ. Chúng hỏi sẽ như thế nào nếu ông Lư chết. Lý Cương và Ngạc Húc Bằng nói với chúng hãy để ông Lư một mình cho đến khi ông ấy phục hồi tỉnh lại, và chúng sẽ chuyển ông đến cho các cai ngục. Một cách kỳ lạ, ông Lư phục hồi tỉnh lại vào ngày tiếp theo. Từ đó trở đi, ông có thể Luyện tập các bài Công pháp, và phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, không lâu sau đó, cai ngục muốn chuyển ông đến một đội khác. Trước khi cai ngục mang ông đi, ông Lư nói, “Nếu tôi không được thả về nhà, tôi sẽ không đi đến đội nào cả.” Một vài tháng sau, nhiều cai ngục cùng với một vài tù nhân cuỡng bức mang ông đến một phân đội của đội số 1.

Với một cái áo mỏng, ông Lư phải buớc đi trên tuyết lạnh bằng đôi chân trần

Vào đầu năm 2004, khi ông Lư lần đầu tiên đến phân đội số I, các cai ngục đặt ông dưới sự kiểm soát chặt, và sự cử động của ông trở nên vô cùng khó khăn. Hằng ngày, khoa truởng nhà tù ra lệnh cho cai ngục và tù nhân cuỡng bức ông lao động nặng. Khi ông từ chối, họ mang ông ra ngoài trong trời mùa đông và để ông mặc áo mỏng và đi chân trần. Sau đó các tù nhân bắt ông lao động nặng. Quãng đường đi bộ từ phòng giam tù nhân đến điểm lao động dài 1 km. Thời tiết tháng 4 không ngừng rơi tuyết, nhưng ông Lư vẫn phải buớc đi với một cái áo mỏng và chân trần. Tuy thế, ông tiếp tục Luyện tập Pháp Luân Công trong quãng đường đi, không buông bỏ hồng Pháp và giảng thanh chân tuớng, khai sáng hoàn cảnh.

Cai ngục xúi dục một tù nhân, có tên hiệu là Con Khỉ Lớn đánh đập ông tàn nhẫn đến mức ông không thể làm việc gì được nữa. Ông Lư bị đẩy và kéo đến nơi làm việc, các nút khuy áo trên áo ông bị tuột mất, và chiếc áo sơ mi của ông bị cởi mất. Trong trại lao động, cai ngục một lần nữa xúi dục một vài tù nhân khóa ông vào một cái cột điện hoặc bắt ông ngồi trên nền xi măng. Sau đó ông bắt đầu các bài tập Luyện của mình nhưng chúng lại đánh ông. Nhìn thấy ông Lư chỉ mặc một chiếc áo sơ mi mùa hè, một vài nguời đã cố gắng đưa cho ông một chiếc áo khoác mùa đông, nhưng cai ngục đã cởi bỏ áo khoác của ông. Một vài ngày sau, nguời ta thấy ông phải đi những buớc vô cùng khó khăn trong khi vịn tay vào bức tuờng. Khi được hỏi điều gi đã xẩy ra, ông nói cai ngục đã đánh ông. Nhiều ngày sau đó, những lá thư tố giác việc ngược đãi ông Lư được nhìn thấy khắp nơi trong khu vực nhà tù. Vì điều này, ông Lư được tự do Luyện tập các bài công pháp của mình sau khi bị kìm hãm suốt nữa năm. Từ đó về sau, các cai ngục va tù nhân đều thán phục ông, bởi vì tất cả bọn họ đều rất kính trọng ông.

Vào ngày 22, và ngày 23 tháng 3, năm 2007, cảnh sát ở nhà tù Thái Lai đã tổ chức một buổi gặp mặt. Họ mời một cộng tác viên tên là Trần Banh người đã từng ngộ theo đường tà đến để cố gắng chuyển hoá ông. Chúng đưa ông xem “bản báo cáo của đồng chí Trần Banh”. Ông Lư viết phản hồi chỉ ra rằng những điều trong báo cáo của Trần Banh là giả mạo và vu khống. Cuối cùng, ông ngăn chặn họ thóa má Đại Pháp và giảng rõ sự thật cho mọi nguời. Những nguời đã trợ giúp lãnh đạo nhà tù để tẩy não các học viên cuối cùng đã lộ rõ bản chất đã bị Trung Cộng mê hoặc và lợi dụng như thế nào.

Bác sỹ nhà tù và tù nhân đồng lõa đánh ông, làm ông bị tổn thương thận, cánh tay bị tàn phế.

Vào ngày 7, tháng 4, 2007, Ông Lư bị tiêu chảy, và không thể ăn thứ gì. Ông sụt cân trầm trọng, ông hốc hác đến mức biến dạng . Một ngày khi ông ngồi trên giường, ông đột nhiên ngất lịm. Ông được đưa đến bệnh viện và được chẩn đoán mắc bệnh lao và viêm ruột. Bác sỹ nhà tù và tù nhân luôn đánh đập ông, vì thế làm ông vị tổn thương thận và cánh tay ông bị liệt. Sau khoảng cuối tháng 5, bệnh viện thông báo cho gia đình ông Lư đến bão lãnh thuốc men cho ông. Vào cuối tháng 7, lãnh đạo nhà tù Thái Lai diễn giải trường hợp của ông Lư với một đại tá cảnh sát từ Phòng 610 quận Tùng Lĩnh, Uỷ ban Tư Pháp và Chính Trị Tùng Lĩnh, và Hội đồng nhân dân quận Tùng Lĩnh. Tuy nhiên, lời đề nghị đã hứa đã bị từ chối.

Ông Lư đã ở trong bệnh viện nhà tù suốt hơn 2 năm. Ông đã bị nhiều vấn đề nội tạng phức tạp và lao phổi. Kết quả là, ông không thể ăn hoặc ngủ. Ông cực kỳ hốc hác và gầy mòn. Nhiều năm bị khủng bố đã làm ông suy nghĩ chậm và đọc chậm. Trong thời gian bị cầm tù, ông Lư đã yêu cầu các nhà lãnh đạo nhà tù trả tự do cho ông, nhưng họ trả lời rằng nếu ông không viết 3 cam kết (được chuyển hoá, hối hận thư và từ chối tín ngưỡng Pháp Luân Công), nhưng họ đã không thả ông.

Ông Lư Ngọc Bình bị ngược đãi trầm trọng và bị bức hại đến chết tại nhà tù Thái Lai.

Vào ngày 23, tháng 5, 2009, để che lấp trách nhiệm liên đới, cảnh sát từ nhà tù Thái Lai nói với người nhà ông Lư rằng ông Lư Ngọc Bình đang ở trong tình trạng nguy kịch. Tinh thần suy sụp, người nhà ông đã một lần nữa gửi đơn đến Phòng 610 địa phương và Ủy ban Hành chính – Tư pháp, và tòa án huyện Tùng Lĩnh để yêu cầu thả ông Lư, nhưng họ vẫn từ chối thả người.

Vào 3:40 chiều ngày 23, tháng 5, 2009, ông Lư Ngọc Bình qua đời tại nhà tù Thái Lai, ở độ tuổi 51. Mọi người ở Cục Đất đai Đại Hưng An Lĩnh đều công nhận ông là một mẫu người tốt.

Cảnh sát từ Phòng 610 ở quận Gia Cách Đạt Kỳ, Ủy ban Hành Chính – Tư pháp, và tòa án quận Tùng Lĩnh, và nhà tù Thái Lai tất cả đều chịu trách nhiệm cho cái chết của ông Lư. Chúng tôi kêu gọi các tổ chức nhân quyền thế giới, các tổ chức thế giới điều tra về bức hại Pháp Luân Công, và các tổ chức khác hãy điều tra trường hợp của ông Lư Ngọc Bình và bắt giữ những người chịu trách nhiệm cho cái chết của ông.

Các tổ chức và cá nhân liên đới đến cái chết của ông Lư:

Lý Lệ Bình, Phó bí thư Đảng ủy quận Gia Cách Đạt Kỳ (là người chủ trương bức hại Pháp Luân Công): 86-13804840709 (di động), 86-457-3321003 (Văn phòng), 86-457-3323303 (nhà riêng)
Lý Lệ Bình, Phó bí thư Đảng ủy quận Gia Cách Đạt Kỳ (là người chủ trương bức hại Pháp Luân Công):
Lý Cương, trưởng Phòng 610: 86-13089912019 (di động), 86-457-3322019 (văn phòng)
Chu Tung Hoa, Trưởng ban Tư pháp – Chính trị: 86-13314579998 (di động)
Vương Tinh Khải, Đại đội trưởng Đội Anh ninh: 86-13904571577 (di động), 86-457-3322370 (nhà riêng), 86-457-3322321 (văn phòng)
Tề Thuận, Cục trưởng Cục Công an (Là người chủ chốt trong chủ trương bức hại Pháp Luân Công): 86-13945702139 (di động)
Vương Tĩnh Khai, đại đội trưởng Đội An ninh Quốc gia quận Tùng Lĩnh: 86-13945702250 (di động), 86-457-3323451 (nhà riêng), 86-457-3322467 (văn phòng)
Chu Bản Hoa, Sở trưởng Sở cảnh sát địa phương số II Cục Cảnh sát Tùng Lĩnh: 86-13804840886 (di động), 86-457-3321887 (văn phòng), 86-457-6659886 (nhà riêng)

Nhà tù Thái Lai:

Lý Cương, Đội trưởng đội số 5
Ngạc Húc Bằng, Đội trưởng phân đội số 5
Các tù nhân Lý Long, Hạ Hải Long, Cao Tiểu Minh, Lục Đăng

Cai ngục: 86-452-8229203, 8239203

Bài liên quan: https://en.minghui.org/html/articles/2009/6/7/108091.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/6/16/202846.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/7/16/109200.html
Đăng ngày 19-07-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share