Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 23-06-2009] Học viên Pháp Luân Công, ông Vũ Dương, hay còn được gọi là Vũ Chí Quân, từ thành phố Xích Phong, thuộc khu nội Mông Cổ và vợ là cô Tôn Mẫn đã đến Bắc Kinh để tránh sự quấy rối và bức hại từ các cán bộ địa phương của ĐCSTQ. Họ sống ở Giác Môn ở quận Phong Đài.
Vào khoảng 9 giờ sáng ngày 22 tháng 4 năm 2009, ông Vũ Dương đang phát đĩa DVD về buổi biểu diễn của Nghệ Thuật Thần Vận tại một cửa hàng giầy tên “thành phố giầy” quận Tuyên Vũ, thành phố Bắc Kinh. Ông đã bị mật báo và bị bắt tới trạm công an quận Ngưu Nhai, quận Tuyên Vũ bởi những tên bảo vệ an ninh địa phương. Hai ngày sau, gia đình ông Vũ Dương và cô Tôn Mẫn ở thành phố Xích Phong đã phát hiện thấy vợ chồng cô Tô mất tích. Họ đã tới các sở, ban, ngành cảnh sát để tìm họ.
Vào ngày 28 tháng 4 năm 2009, sở cảnh sát Phong Đài đã gửi cho gia đình cô Tôn Mẫn một tờ giấy “báo tử” với tuyên bố như sau:
Vào khoảng 1giờ 30 phút sáng ngày 23 tháng 4 năm 2009, Tôn Mẫn đã tìm thấy chết do ngã từ trên cao ở phía nam tại tòa nhà số 19 khu dân cư Tân Viên, Tây Lý Thần, Giác Môn, huyện Phong Đài, thành phố Bắc Kinh.
Sở cảnh sát Phong Đài nói rằng chúng đã hỏi Viện thẩm định cơ quan Pháp Luật Thịnh Đường Bắc Kinh để làm nhận dạng sau khi chết, nhưng biên bản khám nghiệm là ngày 22 tháng 4, và viện thẩm định nói rằng họ chỉ được yêu cầu làm khám nghiệm thân thể.
Một nhân viên của Viện thẩm định -người xin được giấu tên- nói rằng: “Xác chết cho thấy nguyên nhân cái chết không phải là rơi tầng 5 xuống. Một xác chết mà rơi từ trên cao xuống không có đặc điểm giống như vậy.” Thậm chí một nhà kĩ thuật đã nói rằng: “Dựa vào những hiểu biết của chúng tôi, cô ấy không chết bởi ngã xuống.”
Vào ngày 6 tháng 5, 2 gia đình đã gặp Vương Tăng Bân, người đã thông báo cái chêt của cô Tôn. Theo Vương, cô Tôn đã bị giam giữ bởi cảnh sát quận Tuyên Vũ trước khi cô chết. Sau khi cô chết, hắn ta đã đến nơi cất xác chết tại văn phòng cảnh sát địa phương. Hắn nói rằng cảnh sát quận Tuyên Vũ đã đến nhà mà 2 vợ chồng cô Tôn ở lúc 22h hoặc 23h ngày 22 tháng 4. Khi chúng gõ cửa, cô Tôn đã mở cửa, nhưng cô đã đóng ngay khi cô nhìn thấy nhiều người lạ mặt ở ngoài cửa. Vào khoảng 10 phút sau, cảnh sát quận Tuyên Vũ đã tìm thấy thi thể cô Tôn ở ngoài tòa nhà. Nguyên nhân cái chết được cho là ngã từ tòa nhà.
Nếu cô Tôn bị chết vào ngày 23 tháng 4, tại sao không ai thông báo cho gia đình cô. Theo thông tin nội bộ, cảnh sát đã bắt cô Tôn trong ngày 22 tháng 4 năm 2009, trong khi ông Vũ bị thẩm vấn lúc 15h hoặc 16h chiều. Cô Tôn bị thẩm vấn ở phòng khác.
Thi thể cô Tôn đã được cất giữ trong 1 ngăn đông lạnh tại Viện thẩm định cơ quan Pháp Luật Thịnh Đường Bắc Kinh. Ngăn đông lạnh chỉ mở được một nửa, nếu không thì cả ngăn sẽ rơi xuống. Do đó gia đình chỉ có thể nhìn thấy mặt trước ở phần trên cơ thể của cô. Trên cơ thể cô Tôn bị bao phủ bởi lớp đông lạnh, do vậy những vết thương không dễ dàng được nhìn thấy.
Tuy nhiên, một vài vết thương nặng vẫn hiện rõ mặt trước ở phần trên cơ thể của cô Tôn:
- Trán:
Các vết thương hình “^” trải đều từ trái sang phải, cách nhau khoảng 1.5 cm. Nó giống như những vết thương được tạo ra bởi răng một thiết bị tra tấn bằng điện được gắn chặt vào đầu. Máu đã xuất hiện ở những vết thương đó. Trán cô Tôn đã bị bao phủ bởi những vết thương đó. - Tóc:
Cô Tôn thường để tóc đuôi ngựa. Giờ đây tóc của cô trở nên rối tung, giống như ai đó đã kéo lê cô đi. - Cổ:
Có một vết thương màu đen trên cổ, nó giống như ai đó đã đánh vào vùng cổ của cô. Đằng sau tai phải có nhiều vết thương nhỏ với da rách nát. Chúng giống như là những vết thương gây ra bởi dùi cui điện. - Vai:
Có một vết thương màu đen lớn ở bên vai phải. Nó giống như cô đã bị đánh bởi một vật nặng. Vết thương đó bao gồm 1 vùng từ vai phải đến lưng. Kích cỡ của nó không thể tính được vì không thể nhìn thấy lưng của cô. - Tay:
Những vết trên cổ tay chứng tỏ rằng cô đã bị còng tay. Trên tay cô có màu đen, xanh và đỏ - Mặt trước ở phần trên cơ thể Mặt ngoài có nhiều vết máu đỏ. Chúng giống như dấu vết được gây ra bởi dùi cui điện.
- Phần cánh tay phía trên:
Hai phần cánh tay trên đã không sát với cơ thể, và hai tay của cô “rời ra”. Nó giống như cô đã bị treo lên
Cơ thể cô Tôn
Những tấm ảnh này được chụp khi nhân viên không để ý. Khi người nhà của đôi vợ chồng cố chụp một bức ảnh toàn bộ cơ thể và lưng của cô Tôn, họ đã bị ngăn lại.
Cái gọi là báo cáo khám nghiệm có vẻ bị làm giả mạo. Nó đã bị làm sai lệch để cảnh sát có thể dùng nó chứng minh rằng cô Tôn chết là do ngã từ trên cao, để che giấu tội giết người trong khi cảnh sát giam giữ . Báo cáo nói rằng tất cả vết thương là do ngã xuống. Khám nghiệm chỉ bao gồm bề ngoài của thân thể và không có báo cáo nào về khám nghiệm bên trong. Chúng được dùng trong báo cáo để che đậy sự thật về cái chết của cô Tôn và đang được dùng như là bằng chứng.
“Biên bản khám nghiệm” được làm bởi “Viện thẩm định cơ quan Pháp Luật Thịnh Đường Bắc Kinh“:
Viện thẩm định cơ quan Pháp Luật Thịnh Đường Bắc Kinh” [2009] số. 247
Khách hàng: Trình Hy
Đơn vị uỷ thác: Chi cục cảnh sát Phong Đài, Cục cảnh sát thành phố Bắc Kinh
Thời gian uỷ thác: 22/04/2009
Hạng mục uỷ thác: khám nghiệm tử thi và nguyên nhân cái chết.
Nội dung chi tiết: theo Trình Hy thuộc Chi cục cảnh sát Phong Đài, thành phố Bắc Kinh, vào khoảng 11 giờ tối ngày 22/04/2009, cô Tôn Mẫn, 39 tuổi (Chứng minh thư số: 150402196709180323) đã được tìm thấy chết do nhảy lầu ngoài phòng 6-502, tòa nhà số 19, Giác Môn Tây Lý, Mã Gia Bảo, quận Phong Đài, thành phố Bắc Kinh.
Người khám nghiệm:
Dương Ngọc Phác, phó chủ nhiệm, chuyên gia pháp y (chữ ký)
Hà Tân Ái, chuyên gia pháp y.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/6/23/203268.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/6/25/108583.html
Đăng ngày: 07-06-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.