Theo phóng viên báo Minh Huệ ở khu tự trị Ninh Hạ, Trung Quốc

[MINH HUỆ 27-3-2017] Gần đây có ba học viên Pháp Luân Công ở Ninh Hạ bị đưa ra xét xử, buộc tội “dùng dị giáo để phá hoại lực lượng hành pháp”, một thuật ngữ được chính quyền cộng sản Trung Quốc sử dụng để kết tội và bỏ tù các học viên Pháp Luân Công.

Có hai luật sư tham gia biện hộ cho ông Khương Đào tại phiên xử ngày 21 tháng 3 năm 2017. Họ tranh luận rằng không có điều luật nào ở Trung Quốc kết tội Pháp Luân Công, chính vì thế thân chủ của họ không thể bị kết tội chỉ bởi ông thực hiện quyền tự do tín ngưỡng theo Hiến pháp.

Cô Tô Thanh Linh và cô Tào Quế Lan không có luật sư vì quan toà không thông báo cho gia đình họ về phiên xử sắp tới.

Cả ba học viên đều bị bắt vào năm 2016 sau khi họ bị nghi ngờ treo các biểu ngữ với thông điệp lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công. Và họ bị giam kể từ lúc đó.

 

Bắt giữ

Khi Lạc Kiến ở cục công an nhìn thấy các biểu ngữ treo ở bên đường vào tháng 6 năm 2016, ông ta đã ra lệnh cho người ở phòng và đồn công an đi tìm xuất xứ của những biểu ngữ này.

Từ tháng 6 đến tháng 9, có ít nhất hàng chục học viên bị nghi ngờ nhắm đến. Họ đều bị bắt và giam cầm, nhà họ thì bị lục soát.

Ông Khương, cô Tô, cô Tào và chồng là ông Vương đều bị bắt giam. Mãi sau này thì lệnh bắt của ba người mới được phê chuẩn. Sau đó các học viên ở địa phương biết được thông tin từ công an rằng chính Lạc Kiến là người ra lệnh cho công an.

Ngày 15 tháng 6 năm 2016, công an đã tới nhà ông Khương và ra lệnh cho con trai ông mở cửa khi hai vợ chồng ông không có nhà. Sau khi công an vào nhà, họ đã lục soát và tịch thu nhiều đồ đạc. Sau đó, họ đã bắt ông Khương ngay trên đường ông về nhà, họ bắt giam và tịch thu xe taxi của ông. Lệnh bắt giữ ông Khương được phê chuẩn ngày 20 tháng 7.

Công an đã tới nhà cô Tô vào ngày hôm sau. Họ cũng đe doạ nhưng cô từ chối mở cửa. Sau đó họ đã tới nhà cô Tào và chồng là ông Vương. Họ lừa con trai hai người ra mở cửa rồi xông vào bắt giữ hai người. Sau đó cả hai đều được bảo lãnh tại ngoại. Ông Vương bị phạt 1,000 tệ.

 

Ngày 1 tháng 9, cô Tô đã bị bắt ngay tại nhà, nhà cô cũng bị lục soát. Sau đó họ đưa cô đến trại tạm giam, nơi lệnh bắt của cô được phê chuẩn.

Trong giữa tháng 8 và tháng 9, cô Tào và ông Vương tiếp tục bị bắt lại. Ông Vương sau đó được bảo lãnh tại ngoại, nhưng cô Tào thì bị đưa đến trại tạm giam và lệnh bắt của cô được phê chuẩn.

 

Phiên xử ông Khương

Họ đưa ông Khương ra xét xử vào ngày 21 tháng 3 năm 2017. Gia đình đã mời hai luật sư đến bào chữa cho ông.

Luật sư thứ nhất đã biện hộ không có điều luật nào ở Trung Quốc kết tội Pháp Luân Công, do đó ông Khương có quyền luyện tập và quảng bá niềm tin của mình.

Luật sư thứ hai tranh luận về việc không có thông báo được đưa ra khi nhà ông bị lục soát, và họ tịch thu tài sản mà không thông báo cho ông Khương. Tuy nhiên, không có chứng cứ chỉ ra việc ông Khương liên quan đến việc treo biểu ngữ.

Thêm nữa, ông Khương cũng tự biện hộ cho mình, ông nói mình bị buộc tội sai vào năm 2001 và 2006, do đó không thể dùng những lời buộc tội này để chống lại ông.

Khi công tố viên khẳng định ông Khương sẽ bị kết án từ ba đến năm năm tù, luật sư biện hộ thứ nhất đã tuyên bố chứng cứ cho thấy ông Khương là vô tội và nên được trả tự do. Luật sư thứ hai cũng bổ sung việc ông Khương bị giam trong quá khứ là không thích đáng với những gì ông bị kết án.

Phiên xử đã diễn ra trong bốn tiếng đồng hồ. Không có bản án nào được đưa ra khi phiên xử kết thúc.

Trước đó ông Khương bị kết án hai lần, một lần ba năm rưỡi tù và một lần là sáu năm. Họ cho ông nghỉ việc làm giáo viên hội hoạ, nên ông phải lái xe taxi để kiếm sống. Vợ ông, cũng là một học viên, trước đây cũng bị giam cầm.

 

Phiên xử cô Tô và cô Tào

Gia đình cô Tô đã gọi cho toà vào ngày 22 tháng 3 để hỏi về tình trạng của hồ sơ và được thông báo phiên xử sẽ diễn ra vào sáng hôm sau. Vì họ không được thông báo sớm hơn, nên họ đã không đủ thời gian thuê luật sư.

Ngày hôm sau, họ hàng của cô Tô và cô Tào đã đến tham dự tại toà. Công tố viên công bố cô Tô và cô Tào đã treo các biểu ngữ vào ngày 11 tháng 6 năm 2016. Những chứng cứ bao gồm cả những tài sản bị lấy đi ở nhà của họ.

Cô Tô và cô Tào đều khẳng định mình vô tội và tự bào chữa cho mình, nhưng thẩm phán liên tục sách nhiễu họ.

Phiên xử kết thúc trước hai tiếng đồng hồ và không công bố bản án.

Cả hai người đều bị kết án trước đó. Cô Tô bị kết án hai lần, ba năm tù và ba năm lao động cưỡng bức. Cô bị buộc thôi việc và chồng cô ly hôn với cô. Cô Tào bị kết án hai lần, một lần hai năm và một lần là bốn năm.

 

Những cá nhân chịu trách nhiệm bức hại ba học viên:

Ngô Uyên Quyên, thẩm phán thụ lý hồ sơ: +86-951-8411018, +86-139-95270376

Vương Lập Vinh, thư ký: +86-951-8411092

Ôn Uyên, công tố viên: +86-951-8415040

Vương Thục Diễm, công tố viên cấp phó: +86-951-8415003, +86-139-95411566

(Nếu độc giả cần thêm thông tin liên lạc của những cá nhân tham gia bức hại, xin vui lòng tham khảo thêm tại bản tiếng Hán.)

Báo cáo liên quan: Một số chi tiết về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Huyện Vĩnh Ninh, Vùng Tự trị Ninh Hạ


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/3/27/344804.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/4/4/162724.html

Đăng ngày 17-4-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share