Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Quảng Đông

[MINH HUỆ 22-09-2016] Hơn một trăm cảnh sát và lực lượng vũ trang chốt chặn bên ngoài cửa phòng xử án tạm thời vào ngày 13 tháng 9 năm 2016. Những người muốn tham dự phiên xét xử đã bị giữ lại bên ngoài trại tạm giam số 1 Mậu Nam, ngoại trừ 2 thành viên trong gia đình của mỗi bị cáo.

Các học viên là ông Kha Trịnh Cơ, bà Tạ Diệc Lan, bà Mạch Trì Trung và bà Lý Tố Minh đã bị bắt vào ngày 19 tháng 11 năm ngoái. Họ bị giam giữ trong trại tạm giam từ đó đến nay.

Đây là lần đầu tiên cả bốn học viên này bị đưa ra xét xử. Chính quyền quyết định tổ chức phiên xét xử trong phòng xét xử của trại tạm giam thay vì trong một phòng xử án bình thường.

Thẩm phán liên tục ngắt lời luật sư bào chữa

Phiên xét xử diễn ra vào 9 giờ sáng và trước khi các luật sư của ông Kha và bà Tạ đưa ra lời bào chữa vô tội cho thân chủ của mình, thẩm phán Lý Chí Cường liên tục ngắt lời các luật sư.

Văn Đông Hải – luật sư của ông Kha đã lên tiếng: “Những lời của thẩm phán gây phương hại cho các bị cáo. Chúng tôi yêu cầu thẩm phán tự rời khỏi phòng xét xử.”

Phiên xét xử bị hoãn lại trong 5 phút. Sau khi tiếp tục, vị thẩm phán này đã ngừng ngắt lời các luật sư bào chữa khi họ nói.

Các luật sư bào chữa đã lập luận rằng hiến pháp Trung Quốc bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của công dân và luật pháp Trung Quốc cũng không quy kết Pháp Luân Công là bất hợp pháp. Việc tu luyện Pháp Luân Công không phạm pháp và luật sư đã chỉ ra rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công do Giang Trạch Dân và đồng phạm gây ra là một tội ác.

Phiên xét xử kéo dài 8 tiếng rưỡi.

Chính quyền không cho thân quyến được tham dự phiên xét xử

Ngày 8 tháng 9, Tòa án quận Mậu Nam, thành phố Mậu Danh đã thông báo cho gia đình ông Kha và bà Tạ làm thủ tục xin cấp phép được tham dự phiên xét xử.

Khi gia đình hai ông bà tới tòa án, nhân viên tòa án nói với họ rằng mỗi gia đình chỉ có 2 người được phép tham dự phiên xét xử.

Chồng bà Tạ đã nói: “Chúng tôi có 3 người con trái và 3 cô con dâu. Tại sao các anh lại chỉ cho 2 người vào?”

Trước phiên xét xử, Phòng 610 thành phố Mậu Danh đã yêu cầu các tổ dân phố giám sát các học viên Pháp Luân Công trong khu vực của họ và đảm bảo rằng họ sẽ không xuất hiện ở phiên xét xử.

Cảnh sát đã đến cửa hàng ông Chu Thạch Hùng vào ngày 11 tháng 9 nhưng ông Chu nói rằng ông bận và bỏ đi.

Trong cùng ngày, một số người đã đến nhà học viên là bà Trần Ngọc Bình. Bà không có mặt ở nhà.

Ngày 12 tháng 9, khoảng 20 người trong tổ dân phố đã đến sách nhiễu nhà bà Đào Vĩnh Hồng. Một nhân viên cảnh sát của đồn cảnh sát địa phương đã xuất hiện sau đó. Họ đưa bà tới đồn cảnh sát và giữ bà tại đó cả đêm. Tổ trưởng tổ dân phố của bà đã đích thân ở lại qua đêm cùng bà.

Bà Đào cố gắng về nhà vào sáng hôm sau. Tổ trưởng dân phố của bà đã gọi cho 4 cảnh sát tới để khóa bà ở trong phòng. Mãi đến tận 3 giờ chiều bà mới được thả.

Gần 100 cảnh sát và cảnh sát có vũ trang đã tập trung trước cổng trại tạm giạm vào sáng ngày diễn ra phiên xét xử. Hơn chục chiếc xe đỗ cả hai bên đường, chỉ để một làn đường hẹp vừa đủ cho xe qua. Bên trong cổng trại tạm giam, 20 đến 30 xe ô tô đỗ ở đó.

Một số học viên Pháp Luân Công đã đến trại tạm giam và cố gắng vào phòng xét xử, nhưng bị chặn ở ngoài. Cảnh sát mặc thường phục dùng điện thoại di động để chụp hình các học viên, vây quanh mỗi học viên và ra lệnh cho họ rời khỏi khu vực đó.

Một học viên nói: “Tôi đến đây để ủng hộ những người bạn của mình, nhưng các anh lại không cho tôi vào phòng xét xử. Tại sao các anh tổ chức phiên xét xử trong trại tạm giam mà không phải tại tòa án quận? Các anh lo sợ điều gì chứ? Các anh đã đưa rất nhiều người của các anh tới đây. Tại sao chúng tôi không thể đứng ở đây chứ?”

Cảnh sát mặc thường phục cũng yêu cầu các học viên xuất trình chứng minh thư. Một học viên nói: “Trước khi tôi làm theo yêu cầu của anh, tôi muốn được biết anh là ai và làm ở đâu.” Cảnh sát không tiết lộ thông tin của họ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/9/22/335330.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/10/10/159486.html

Đăng ngày 31-10-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share