[MINH HUỆ 21-10-2016] Trước thềm cuộc Đối thoại Nhân quyền Trung Quốc-Liên minh Châu Âu lần thứ 35, các nhà lập pháp Đức đã có buổi tọa đàm để liễu giải tường tận hơn nữa về cuộc bức hại Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) ở Trung Quốc, đặc biệt là vấn nạn mổ cướp tạng của các học viên Pháp Luân Công và tù nhân lương tâm quy mô lớn.

Hai nghị sỹ của Quốc hội Liên bang Đức, ông Michael Brand và ông Martin Patzelt, đã mời Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp và các tổ chức nhân quyền khác đến tham dự bổi tọa đàm diễn ra vào hôm thứ Hai, ngày 17 tháng 10 vừa qua.

2016-10-20-225746-0--ss.jpg

Từ trái sáng phải: bà Chu Lôi (Zhou Lei), Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp ở Đức, học viên Pháp Luân Công Đinh Lạc Bân, Manyan Ng và Hubert Koerper, hai ủy viên của Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế, các nghị sỹ Quốc hội Liên bang Đức Martin Patzelt, và Michal Brand, đại diện đến từ Quỹ Trại Lao động Cải tạo và là nghị sỹ của Quốc hội Liên bang Đức.

Chủ tịch ủy ban lên án tội ác thu hoạch tạng được nhà nước hậu thuẫn ở Trung Quốc

Với tư cách là Chủ tịch của Ủy ban Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo, từ lâu, ông Michael Brand vô cùng quan ngại về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc. Sau khi từ chối đề nghị của Đại sứ quán Trung Quốc về việc gỡ bỏ bài viết về nhân quyền ở Trung Quốc đăng trên website của ông, đơn xin cấp visa du lịch tới Trung Quốc của ông đã bị bác bỏ hồi tháng Năm năm nay.

Trong cuộc tọa đàm hôm thứ Hai vừa qua với các nhà hoạt động nhân quyền, ông Brand đã công bố kết quả mới nhất của cuộc điều tra chung giữa luật sư nhân quyền Canada ông David Matas, cựu Quốc vụ khanh David Kilgour, và nhà báo điều tra người Mỹ ông Ethan Gutmann về tội ác cưỡng bức thu hoạch tạng ở Trung Quốc. Ông tin rằng còn nhiều tội ác đen tối đằng sau hoạt động cấy ghép tạng ở Trung Quốc vẫn chưa bị vạch trần.

Patzelt: Chính phủ Đức cần cấm công dân tới Trung Quốc “du lịch ghép tạng”

Ông Patzelt nói rằng mặc dù Đức và Trung Quốc có thể có nhiều hợp tác kinh tế, nhưng chính phủ Đức không nên vì tiền mà bán rẻ linh hồn.

Ông chỉ ra rằng các chính phủ Isarael và Tây Ban Nhan đã thông qua đạo luật cấm “du lịch ghép tạng”, cấm chỉ công dân các nước đó tới Trung Quốc để nhận tạng cấy ghép có nguồn gốc bất minh. Theo ông, chính phủ Đức cũng nên noi gương hai chính phủ đó.

Ông Patzelt nhấn mạnh rằng các học viên Pháp Luân Công có tư duy độc lập, và rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc biết rằng bản thân nó không thể khống chế được một đoàn thể người có tín ngưỡng, và đã phát động bức hại Pháp Luân Công vì lo sợ mất đi quyền uy của mình. Ông nói rằng trên thế giới này chỉ có chính phủ của những kẻ độc tài mới sợ những người có tự do tinh thần.

Bà Chu Lôi, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Đức, giới thiệu vắn tắt chân tướng cuộc bức hại với các nhà lập pháp. Bà nhấn mạnh tới số lượng khổng lồ các học viên Pháp Luân Công đã bị mất tích, với khả năng cao là họ đã trở thành nạn nhân của tội ác thu hoạch tạng được nhà nước bảo hộ này.

Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế: Đức nên noi gương nghị quyết của Nghị viện Châu Âu

Ông Manyan Ng và Hubert Koerper, các thành viên chủ chốt của Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế ở Đức, nói với các nhà lập pháp rằng tổ chức của họ đã thông tin tới chính phủ Đức về vấn nạn cưỡng bức thu hoạch tạng ở Trung Quốc từ 10 năm trước.

Họ chỉ ra rằng các bệnh viện Trung Quốc đã thực hiện từ 60.000 đến 100.000 ca ghép tạng mỗi năm, một con số vượt xa số lượng những người hiến tạng thực tế.

Họ nhắn nhủ các nhà lập pháp Đức rằng Quốc hội Hoa Kỳ và Nghị viện Châu Âu gần đây đã thông qua các nghị quyết yêu cầu chính phủ Trung Quốc chấm dứt thông lệ này. Nghị viện Châu Âu cũng kêu gọi một cuộc điều tra toàn diện về vấn nạn mổ cướp tạng này.

Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế kêu gọi chính phủ Đức tuân thủ nghị quyết của EU và ban hành lệnh cấm công dân Đức tới Trung Quốc du lịch ghép tạng.

Luật sư đại diện cho các học viên Pháp Luân Công cũng bị đàn áp ở Trung Quốc

Học viên Pháp Luân Công Đinh Lạc Bân chia sẻ rằng hiện tại có hơn 200.000 nạn nhân của cuộc bức hại đã kiện cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân.

Ông Đinh kể với những người tham dự cuộc tọa đàm rằng Vương Vũ, một luật sư Trung Quốc và là người đoạt giải thưởng Nhân quyền Quốc tế Ludovic Trarieux năm 2016, đã đại diện bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công bị bức hại, đã bị cảnh sát bắt giữ vào tháng 7 năm 2015, và bị cầm tù kể từ thời điểm đó.

Ông Đinh cũng đề cập tới ông Trương Tán Ninh, một luật sư nhân quyền khác, đồng thời là một chuyên gia ngành luật, cũng bị chính quyền đàn áp vì bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công.

Sau khi kết thúc buổi tọa đàm, hai nhà lập pháp nói rằng với số lượng bằng chứng đáng kể này, họ hoàn toàn không có hồ nghi gì về sự tồn tại của vấn nạn cưỡng bức mổ cướp tạng ở Trung Quốc và họ sẽ hối thúc chính phủ Đức cùng Quốc hội Liên bang Đức có hành động để chấm dứt tội ác này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/10/21/336591.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/10/22/159642.html

Đăng ngày 26-10-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share