[MINH HUỆ 26-8-2016] Tội ác mổ cướp tạng do nhà nước Trung Quốc bảo hộ từ các tù nhân lương tâm, trong đó có các học viên Pháp Luân Công, đã trở thành tâm điểm của giới truyền thông trong Hội nghị Quốc tế lần thứ 26 của Hiệp hội Cấy ghép Tạng ở Hồng Kông diễn ra từ ngày 19 đến 23 tháng 8, một điều mà chính phủ Trung Quốc không hề mong đợi.
Thời báo The New York Times đã đăng tải bốn báo cáo về sự việc này. Thời báo này đã dẫn lời Chủ tịch Hiệp hội Cấy ghép Tạng, Tiến sỹ Philip J. O’Connel, hôm 19 tháng 8, rằng: “Bác bỏ lời tuyên bố của Trung Quốc rằng thế giới chấp nhận hệ thống cấy ghép tạng của nó.”
Theo nội dung đăng tải trên bài viết của Thời báo The New York Times, tiến sỹ O’Connell đã nói với các diễn giả Trung Quốc tại hội nghị rằng: “Quý vị cần phải minh bạch rằng cộng đồng thế giới đã quá kinh sợ bởi những gì Trung Quốc đã gây ra trong quá khứ.“
Hôm 18 tháng 8 vừa qua, buổi tối trước ngày khai mạc hội nghị, hai tổ chức do nhà nước Trung Quốc bảo hộ đã tổ chức một cuộc họp đặc biệt bàn về hệ thống cấy ghép tạng ở Trung Quốc. Các diễn giả phát biểu tại cuộc họp đặc biệt này gồm có ông Hoàng Khiết Phu, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc, và ông Trịnh Thụ Sâm, giám đốc bệnh viện liên kết với Đại học Chiết Giang, hai nhân vật đứng đầu trong cộng đồng cấy ghép tạng Trung Quốc.
Điều kỳ quặc hơn cả là chỉ những phóng viên là người của các tờ báo nhà nước và đài truyền hình Trung Quốc và một vài kênh truyền thông thân Trung Cộng ở Hồng Kông mới được phép tham gia cuộc họp đặc biệt này của Trung Quốc.
Ngày hôm sau, hơn 20 kênh truyền thông Trung Quốc đều nói với thế giới về cùng một câu chuyện—rằng hội thảo cấy ghép tạng đặc biệt của Trung Quốc này đã chứng tỏ rằng giới cấy ghép tạng Trung Quốc thực sự được Hiệp hội Cấy ghép Tạng thừa nhận, và ông Hoàng Khiết Phu kịch liệt phủ nhận các cáo buộc rằng Trung Quốc có tồn tại hoạt động cưỡng bức mổ cướp tạng.
Trong bài viết của New York Times đăng ngày 19 tháng 8, tiến sỹ O’Connell nói: “Họ có thể tự thuyết tự thoại, nhưng đó không phải là sự thật.”
Một bài viết của New York Times hôm 17 tháng 8 đã đăng tải cuộc tranh luận nảy lửa về vấn nạn thu hoạch tạng cưỡng bức của Trung Quốc trước thềm hội nghị. Một vài tổ chức nhân quyền và bác sỹ muốn tẩy chay hội nghị này, bởi họ nghi vấn rằng có một số diễn giả đã và đang tham gia vào tội ác cưỡng bức thu hoạch tạng, trong đó có Hoàng Khiết Phu và Trịnh Thụ Sâm.
Theo bài viết trên The New York Times hôm 17 tháng 8 với tiêu đề “Cuộc tranh luận nảy lửa trong hội nghị của các chuyên gia ở Hồng Kông về việc Trung Quốc sử dụng tạng của tù nhân”, một nhóm các bác sỹ và các nhà đạo đức học đã đăng tải một bài viết trên Tạp chí Cấy ghép tạng Hoa Kỳ, chỉ trích rằng “quyết định tổ chức hội thảo ở Trung Quốc là hồ đồ”.
Hơn 10 báo cáo trình lên hội nghị đã bị bác bỏ vì không đảm bảo tính minh bạch của nguồn tạng. Giám đốc bệnh viện liên kết với Đại học Chiết Giang, ông Trịnh Thụ Sâm, đã được mời đến diễn thuyết, nhưng bài phát biểu của ông đã bị hủy bỏ, và báo cáo của ông đã bị điều tra. Ông Trịnh đã không có mặt trong buổi khai mạc và quay trở về nhà trước khi hội nghị bắt đầu.
Tại cuộc họp báo hôm 19 tháng 8, tiến sỹ Jerremy Chapman, nguyên chủ tịch của Hiệp hội Cấy ghép tạng, nói rằng báo cáo của ông Trịnh có thể đã vi phạm quy định không được sử dụng tạng của tử tù để làm nghiên cứu, mặc dù tên của ông Trịnh không được đề cập đến.
Nếu quả thực là các tác giả thực sự đã vi phạm quy định này, tiến sỹ Chapman nói: “Họ [các bác sỹ Trung Quốc] sẽ bị nêu tên, họ sẽ cảm thấy hổ thẹn, đồng thời họ sẽ vĩnh viễn không được phép tham gia các hội thảo của chúng tôi cũng như không được đăng bài trên các tạp chí cấy ghép tạng của chúng tôi.”
Học viên Pháp Luân Công kháng nghị phía ngoài nơi diễn ra hội nghị
Tháng 6 năm 2016, ba nhà điều tra độc lập người Canada và Hoa Kỳ là ông David Kilgour, David Matas và Ethan Gutmann—đã đăng tải chung một báo cáo dài 680 trang về vấn nạn thu hoạch tạng được nhà nước bảo hộ ở Trung Quốc. Báo cáo ước tính rằng mỗi năm Trung Quốc thực hiện từ 60.000 đến 100.000 ca phẫu thuật ghép tạng, và chủ yếu nguồn tạng được lấy từ các học viên Pháp Luân Công.
Bản thân số ca phẫu thuật của ông Trịnh Thụ Sâm đã gián tiếp cung cấp bằng chứng để khẳng định lời cáo buộc này.
Ông Trịnh Thụ Sâm, 66 tuổi, là một trong những bác sỹ phẫu thuật cấy ghép gan hàng đầu Trung Quốc. Theo tờ báo của nhà nước mang tên Quang Minh Net và Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, tính đến tháng 3 năm 2016, ông Trịnh đã thực hiện 1.850 ca phẫu thuật ghép gan.
Theo một bài viết đăng tải trên website của Trung tâm Cấy ghép gan, ngày 28 tháng 1 năm 2005, ông Trịnh đã thực hiện 5 ca ghép gan trong một ngày và tổng cộng 11 ca ghép gan trong vòng một tuần lễ.
Năm 2006, ông Trịnh nói với giới truyền thông rằng, từ năm 1992 đến năm 1998, trên toàn quốc chỉ có 78 ca phẫu thuật cấy ghép gan, tuy nhiên, con số này đã tăng lên đáng kể từ năm 1999, trùng khớp với thời điểm phát động bức hại Pháp Luân Công.
Điều đáng chú ý là các ca phẫu thuật cấy ghép gan mà ông Trịnh đã thực hiện là “Cấy ghép gan cho những trường hợp bị suy gan cấp tính” (LTAHF), trong đó đề cập đến việc bệnh nhân phải được ghép gan khẩn cấp trong vòng 72 giờ nếu không sẽ tử vong. Dựa trên dữ liệu trong các báo cáo nghiên cứu của ông Trịnh đăng tải năm 2005, viện của ông đã tiến hành cấy ghép 46 ca LTAHF trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 12 năm 2004.
Do loại cấy ghép gan này không thể nào dự liệu trước, nên nó cực kỳ hiếm thấy ở các nước phương Tây. Tuy nhiên, trong số 4.331 trường hợp được liệt kê trong Báo cáo chính thức của Trung Quốc về Đăng ký Cấy ghép Gan năm 2016, 1.150 ca cấy ghép LTAHF đã được thực hiện, tương đương khoảng ¼ tổng số ca cấy ghép đã thống kê.
Số lượng lớn các trường hợp phẫu thuật LTAHF được xem là bằng chứng vững chắc minh chứng cho sự tồn tại của việc mổ cướp tạng từ người sống ở Trung Quốc.
Điều đáng nói là ông Trịnh là phó chủ tịch của Hiệp hội chống tà giáo tỉnh Chiết Giang. Trong suốt hai thập kỷ qua, một trong những chức năng chính của hiệp hội do nhà nước chỉ đạo này là hỗ trợ và tiếp tay cho chính quyền cộng sản đàn áp Pháp Luân Công.
Bản thân ông Trịnh cũng rất tích cực tham gia phỉ báng và vu khống Pháp Luân Công. Ông còn là tổng biên tập của một cuốn sách xuất bản năm 2009 với nội dung phỉ báng Pháp Luân Công.
Mặc dù ông Trịnh không hề hé lộ về nguồn tạng trong các bài viết của mình, nhưng vai trò của ông ta trong chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công tự nó đã khẳng định chắc chắn rằng có tồn tại một nguồn tạng dồi dào cho ngành cấy ghép tạng ở Trung Quốc.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/8/26/333528.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/27/158446.html
Đăng ngày 10-9-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.