[MINH HUỆ 2-9-2016] Trước chuyến công du của Thủ tướng Úc Malcolm Trunbull tới Trung Quốc tham dự Hội nghị G20, các học viên Pháp Luân Công cùng những người ủng hộ đã tổ chức nhiều cuộc mít-tinh quy mô lớn ở Sydney, Canberra và Brisbane, đề nghị Thủ tướng đưa ra chủ đề về cuộc bức hại Pháp Luân Công trong cuộc gặp mặt với các nhà lãnh đạo Trung Quốc và giúp chấm dứt tội ác mổ cướp tạng cưỡng bức từ các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc, vốn được nhà nước bảo hộ.

Sydney

Một số nhà lập pháp đã có bài phát biểu trong buổi mít-tinh tại Martin Place ở Sydney hôm 31 tháng 8 vừa qua.

2016-9-1-minghui-falun-gong-sydney-01--ss.jpg

Ông David Shoebridge phát biểu tại buổi mít-tinh của Pháp Luân Công

Ông David Shoebridge, ủy viên của Hội đồng Lập pháp của New South Wales (Đảng Xanh), mạnh mẽ lên án tội ác cưỡng bức mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống ở Trung Quốc. Ông cho rằng ngài thủ tướng phải có trách nhiệm đề xuất vấn đề này với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Ông Shoebridge cũng lên án chính phủ Australia nhiệm kỳ trước đã không có hành động gì về những vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc. Ông muốn nhấn mạnh quan điểm với ngài thủ tướng Australia rằng đất nước sẽ không hề bị thiệt hại nếu chính phủ đứng lên bảo vệ các học viên Pháp Luân Công và những nhóm người đang bị đàn áp khác.

Ông Shoebridge nói với những người tham dự buổi lễ mít-tinh rằng ông đã trình lên Hội đồng một nghị quyết nhằm cấm người dân Úc du lịch đến Trung Quốc để ghép tạng.

Bà Lee Rhiannon, Thượng Nghị sỹ liên bang, đã gửi thư đến buổi mít-tinh, bày tỏ sự ủng hộ của Đảng Xanh. Trong lá thư, bà thẳng thắn phê bình các kênh truyền thông dòng chính vì đã giữ im lặng về tội ác cưỡng bức mổ cướp tạng ở Trung Quốc.

Thượng Nghị sỹ Rhiannon tin rằng Nghị quyết 343 của Hạ viện Hoa Kỳ cùng các nghị quyết và các tuyên bố tương tự ở Canada và Châu Âu lên án tội ác này, đã mang đến hy vọng cho nhân loại, bởi những nghị quyết này cho thấy một điều là thế giới đang bắt đầu lắng nghe.

Bà nói với những người tham dự buổi mít-tinh rằng sau khi tội ác cưỡng bức mổ cướp tạng ở Trung Quốc bị phơi bày vào năm 2006, một bệnh viện ở Queensland chuyên về cấy ghép tạng đã chấm dứt chương trình đào tạo các bác sỹ Trung Quốc và ngừng hợp tác với các nhà nghiên cứu Trung Quốc. Nhưng bà Rhiannon cho rằng chính phủ Úc cần phải hành động nhiều hơn nữa, trong đó có việc thông qua nghị quyết mà Nghị sỹ David Shoebridge đã trình.

2016-9-1-minghui-falun-gong-sydney-02--ss.jpg

Cựu ủy viên Hội đồng Thành phố Parramatta và luật sư James Shaw phát biểu tại buổi lễ mít-tinh rằng Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạnh Trung Quốc đã phát động và trực tiếp chỉ đạo bức hại Pháp Luân Công, cần phải bị truy tố. Ông kêu gọi chính phủ Trung Quốc điều tra về những tội ác của Giang.

2016-9-1-minghui-falun-gong-sydney-03--ss.jpg

Nhà hoạt động nhân quyền Bo Vinnicombe kêu gọi các chính trị gia Úc không nên đứng về phía của những kẻ hành ác và không nên giữ im lặng về cuộc bức hại chỉ vì lợi ích kinh tế từ các hoạt động ngoại thương với Trung Quốc.

Hàng trăm người ký tên thỉnh nguyện tại buổi mít-tinh, kêu gọi thủ tướng Úc hành động để giúp chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công.

2016-9-1-minghui-falun-gong-sydney-04--ss.jpg

Ký tên thỉnh nguyện ủng hộ kháng nghị ôn hòa của Pháp Luân Công

Canberra

Một buổi mít-tinh tương tự cũng được tổ chức trước Tòa nhà Quốc hội ở Canberra hôm 31 tháng 8. Hai nhà lập pháp Đảng Xanh đã bày tỏ sự ủng hộ tại buổi mít-tinh.

2016-9-1-minghui-falun-gong-australia-01--ss.jpg

Mít-tinh ở Canberra

2016-9-1-minghui-falun-gong-australia-02--ss.jpg

Học viên Pháp Luân Công kêu gọi thủ tướng giúp đỡ.

2016-9-1-minghui-falun-gong-australia-03--ss.jpg

Hai Thượng Nghị sỹ Đảng Xanh Janet Rice (bên trái) và Scott Ludlam (bên phải) bày tỏ ủng hộ Pháp Luân Công

Thượng Nghị sỹ Liên bang Scott Ludlam cảm ơn nỗ lực chấm dứt bức hại của các học viên Pháp Luân Công. Ông hứa sẽ đồng hành đấu tranh cùng các học viên cho đến khi bi kịch này chấm dứt.

Thượng Nghị sỹ Janet Rice của Victoria là người ủng hộ Pháp Luân Công lâu năm. Bà nói với những người tham dự sự kiện rằng bà đã biết đến cuộc bức hại khi còn là Thị trưởng của thành phố Maribyrnong. Bà cho rằng cộng đồng quốc tế phải lên tiếng và gây áp lực lên chính phủ Trung Quốc để cải thiện tình trạng nhân quyền ở Trung Quốc.

Tại buổi mít-tinh, các học viên Pháp Luân Công đã chuyển 3.000 tấm bưu thiếp có chữ ký của người dân Úc thuộc mọi giai tầng tới các nhà lập pháp. Những tấm bưu thiếp này đề nghị Thủ tướng giúp chấm dứt cuộc bức hại và nạn cưỡng bức mổ cướp tạng. Các nhà lập pháp hứa sẽ trình các tấm bưu thiếp này lên Quốc hội.

Sau buổi mít-tinh, các học viên thu thập thêm chữ ký ở trung tâm Canberra. Chỉ trong vòng hai giờ đồng hồ, 600 người đã ký tên lên các tấm bưu thiếp.

2016-9-1-minghui-falun-gong-australia-05--ss.jpg

2016-9-1-minghui-falun-gong-australia-06--ss.jpg

2016-9-1-minghui-falun-gong-australia-07--ss.jpg

Người dân ký tên lên các tấm bưu thiếp ủng hộ Pháp Luân Công

2016-9-1-minghui-falun-gong-australia-04--ss.jpg

Các học viên biểu diễn các bài công pháp ở trung tâm Canberra sau buổi mít-tinh

Brisbane

Tại Brisbane, các học viên tổ chức họp báo trên Quảng trường King George vào hôm 31 tháng 8. Ba nạn nhân của cuộc bức hại đã kể về những tra tấn mà họ phải nếm trải khi ở Trung Quốc chỉ vì họ tu luyện Pháp Luân Công.

2016-9-2-minghui-falun-gong-queensland-01--ss.jpg

Ông Mạnh Quân, học viên Pháp Luân Công, đã bị cầm tù và một số bạn bè của ông đã bị bức hại đến chết

2016-9-2-minghui-falun-gong-queensland-02--ss.jpg

Ông Trần Bằng và vợ đều tu luyện Pháp Luân Công. Một vài thành viên trong gia đình ông đã bị cầm tù vì tu luyện Pháp Luân Công. Chú của ông cũng bị tra tấn đến chết ở trong trại giam. Cha vợ cùng dì của ông cũng bị bắt hồi tháng 5 năm nay, và hiện vẫn đang bị giam giữ.

Một diễn giả khác đã phát biểu tại cuộc họp báo, ông Du Bình, một nghiên cứu sinh tại Đại học Queensland, từng bị cầm tù bốn năm, và bị cưỡng bức lao động khổ sai ở một trại lao động trong hai năm rưỡi.

Cả ba diễn giả đều kêu gọi thủ tướng giúp chấm dứt cuộc bức hại.

2016-9-2-minghui-falun-gong-queensland-03--ss.jpg

2016-9-2-minghui-falun-gong-queensland-04--ss.jpg

Học viên Pháp Luân Công giảng chân tướng về cuộc bức hại ở Trung Quốc


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/9/2/333881.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/9/7/158586.html

Đăng ngày 12-9-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share