Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở Nội Mông Cổ, Trung Quốc

[MINH HUỆ 2-9-2016] Ngày 24 tháng 8 năm 2016, bà Đỗ Tái Lệ, một học viên Pháp Luân Công trong lúc đang dán biểu ngữ phơi bày cuộc đàn áp Pháp Luân Công, đã bị nhân viên đồn cảnh sát phố Hưng An bắt giữ. Sau đó, cảnh sát đã lục soát nhà bà, tịch thu tiền và các tài sản giá trị hàng chục nghìn nhân dân tệ. Họ cũng bắt giữ chị gái bà là Đỗ Tái Trân, cùng với bà Lưu Mạnh Xuân, bà Tô Tương Cần, và ông Vương Hiểu Đông, những người đang đến thăm nhà bà.

Con gái bà Đỗ Tái Lệ về nhà khi cảnh sát vừa lục soát xong ngôi nhà. Họ từ chối cung cấp cho cô danh sách các tài sản bị tịch thu. Tất cả họ đều mặc thường phục và từ chối cung cấp họ tên của mình.

Cảnh sát đã không thông báo cho gia đình của các học viên khác về vụ bắt giữ trong vòng 24 giờ, mà đó là một yêu cầu pháp lý ở Trung Quốc. Ngày hôm sau, khi các gia đình đến đồn cảnh sát, cảnh sát đã từ chối cung cấp bất kỳ thông tin nào. Cuối cùng các gia đình cũng thông qua những nguồn [thông tin] khác và biết được rằng các học viên đang bị giam giữ tại trại tạm giam thành phố Xích Phong và đã bị thẩm vấn.

Ngày 9 tháng 9 năm 2016, bà Đỗ Tái Lệ được thả ra. Bốn học viên khác đã được thả ra vào ngày 4 tháng 9.

Bức hại trong quá khứ

Năm 2000, bà Đỗ Tái Lệ bị bắt giữ và bị giam giữ tại trại lao động cưỡng bức nữ Hòa Hạo trong hai năm, nơi bà bị bắt lao động khổ sai và tham gia các khóa tẩy não.

Tháng 3 năm 2000, bà Tô Tương Cần bị bắt giữ và bị đưa đến một trại tạm giam. Bà bị giam giữ tại đây trong hơn 20 ngày, bị đánh đập và bị sốc điện bằng dùi cui điện.

Năm 2000, ông Vương Hiểu Đông bị bắt giữ và bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức. Ông bị tra tấn và bị sốc bằng dùi cui điện trong thời gian dài. Ông bị bắt một lần nữa vào 2005. Cảnh sát đã cố gắng đưa ông đến một trại lao động cưỡng bức, nhưng ông đã tuyệt thực để phản đối. Các trại lao động đã từ chối nhận ông, và ông đã được thả ra.

Tháng 6 năm 2006, ông Vương lại bị bắt, và bị kết án ba năm lao động mà không thông qua xét xử. Ông bị đưa đến trại lao động cưỡng bức Ngũ Nguyên, nơi ông bị tra tấn đến mức nguy kịch. Tháng 8 năm 2006, cảnh sát đã trả tự do cho ông.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/9/2/333878.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/9/23/159273.html

Đăng ngày 3-10-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share