Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Sơn Tây

[MINH HUỆ 24-8-2016] Cô Mạnh Lệ Hà bị đưa ra khỏi nhà mình trong trạng thái hai tay bị còng và đầu bị trùm kín vào ngày 3 tháng 8. Khi gia đình cô yêu cầu được xem lệnh bắt, công an đã cho họ xem lệnh bắt với phần “Lý do bắt giữ” được bỏ trống.

Ngày hôm sau gia đình cô Mạnh đi đến đồn công an để yêu cầu biết thêm thông tin về việc bắt giữ cô Mạnh. Tuy nhiên, người công an thụ lý hồ sơ đã nói với họ rằng cô bị bắt theo lệnh của chính quyền tỉnh và trung ương.

Sau đó vị công an này nói lý do bắt giữ không được tiết lộ và sẽ công bố thông tin sau.

Hai ngày sau, luật sư của cô Mạnh đã xác nhận nguyên nhân cô bị bắt là do nộp đơn kiện Ban quản lý nhà tù tỉnh Sơn Tây và do cô yêu cầu Ban quản lý nhà tù tỉnh Sơn Tây, Sở cảnh sát thành phố Vận Thành, Bộ nội vụ cung cấp thông tin.

Yêu cầu cung cấp thông tin lần thứ nhất vì nghi ngờ mẹ bị ngược đãi

Bà An Tiểu Nhuận, mẹ của cô Mạnh, là một học viên Pháp Luân Công bị bắt vào năm 2014 và bị kết án bốn năm tù. Kể từ đó, cô Mạnh luôn tìm cách để giải cứu mẹ mình.

Tháng 4 năm 2016, cô Mạnh nghi ngờ việc bà An bị ngược đãi thân thể khi cô đến thăm bà ở nhà tù. Sau đó cô đã gửi 14 yêu cầu đến Ban quản lý nhà tù tỉnh Sơn Tây yêu cầu nhà tù cung cấp thông tin về mẹ cô, bao gồm việc chăm sóc y tế, công việc, lịch làm việc và thăm viếng hàng ngày.

Khi không nhận được bất cứ phản hồi nào theo hạn định, cô đã nộp đơn kiện Ban quản lý nhà tù căn cứ theo Pháp lệnh công bố thông tin của chính phủ Trung Quốc. Toà trung thẩm nhân dân tối cao Thái Nguyên đã tiếp nhận đơn kiện và thông báo thụ lý vụ việc vào ngày 28 tháng 6.

Chứng cứ phi pháp dẫn đến hai yêu cầu tiếp theo

Khi xem lại hồ sơ của bà An, cô Mạnh nhận thấy một số chứng cứ dựa theo báo cáo của Đơn vị chống dị giáo thuộc Sở Cảnh sát thành phố Vận Thành, và những chứng cứ này không đủ tiêu chuẩn để xác định về tư pháp. Cuối cùng cô kết luận rằng những chứng cứ được dùng để kết tội mẹ cô là phi pháp.

Sau đó cô Mạnh đã gửi yêu cầu tới Sở Cảnh sát Vân Thành đề nghị cung cấp Giấy chứng nhận chuyên môn của Đơn vị chống dị giáo và trình độ chuyên môn của người đưa ra những chứng cứ trong hồ sơ của bà An.

Thêm nữa, cô Mạnh còn chất vấn tính hợp pháp của việc đàn áp Pháp Luân Công. Trên trang cá nhân của mình, cô nói: “Quyết định bãi bỏ Hiệp hội nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1999 là sự khởi đầu của cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Quyết định phi pháp này đã dẫn đến sự đau khổ của hàng triệu người như mẹ tôi.”

Hiệp hội nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp đã chính thức giải thể vào năm 1996. Cô Mạnh đặt dấu hỏi về tính hợp lệ của quyết định từ Bộ nội vụ giải thể một tổ chức đã không còn tồn tại này.

Ngoài ra, cô còn gửi thêm một yêu cầu nữa, kêu gọi Bộ cung cấp thông tin về quyết định giải thể Hiệp hội nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp. Cô cũng viết trong đơn yêu cầu: “Không có phần định nghĩa nào về tổ chức bất hợp pháp trong Pháp lệnh đăng ký tổ chức xã hội. Chính vì thế, quyết định giải thể Hiệp hội nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp là vô hiệu và phải bị thu hồi.”

Theo thông tin của luật sư, công an liên tục hỏi cô Mạnh về những yêu cầu cung cấp thông tin này trong quá trình phỏng vấn cô.

Cô Mạnh hiện bị giam tại Khu tạm giam quận Diêm Hồ thành phố Vân Thành. Cô khẳng định mình vô tội và từ chối mặc đồng phục nhà tù hay bị chụp ảnh. Cô nói với luật sư của mình rằng công an đã tát vào mặt, giật tóc và đập đầu cô vào tường.

Gia đình cô nghi ngờ Phòng 610 địa phương đứng đằng sau sự việc này.

Thông tin liên quan

Hiệp hội nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp được chính thức thành lập vào tháng 7 năm 1993 như là một chi nhánh của Hiệp hội nghiên cứu khí công Trung Quốc do nhà nước quản lý, với mục đích quản lý các trường phái khí công, tài trợ các hoạt động và hội thảo ở Trung Quốc. Hiệp hội được thành lập với mục đích đưa ra những lời khuyên cho người tập về các kỹ năng thiền định, dịch vụ dịch thuật, và liên kết với những người tập trong cả nước.

Tháng 3 năm 1996, Hiệp hội nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp đã chính thức giải thể theo yêu cầu của người sáng lập – ông Lý Hồng Chí. Nhưng các học viên vẫn tiếp tục tự tổ chức tại các cấp độ địa phương, thông qua thông tin liên lạc điện tử, hệ thống nội bộ học viên và các điểm luyện công.

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, công an đã bắt cóc và giam cầm hàng ngàn học viên Pháp Luân Công mà họ xác định là những người lãnh đạo. Hai ngày sau, Bộ Nội vụ đã công bố Hiệp hội nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp là tổ chức phi pháp. Cùng ngày, Bộ Công an cũng ban hành lệnh nghiêm cấm người dân tập luyện Pháp Luân Công theo nhóm, phổ biến việc tu luyện Pháp Luân Công, treo các biểu ngữ, ký hiệu về Pháp Luân Công, hoặc phản đối lệnh cấm.

Kể từ đó, hàng trăm nghìn học viên bị giam cầm phi pháp, và nhiều học viên ở trại tạm giam phải lao động cưỡng bức, bị lạm dụng tinh thần, bị tra tấn, và chịu nhiều phương pháp cưỡng chế “chuyển hóa” dưới bàn tay của chính quyền.

Pháp lệnh công bố thông tin của chính phủ Trung Quốc được ban hành vào năm 2007, cho phép công dân được yêu cầu cung cấp thông tin từ chính quyền và các cơ quan tư pháp. Chính phủ đã đề ra hạn 30 ngày làm việc để đáp ứng nhu cầu thông tin của công dân. Công dân có thể yêu cầu thẩm định hoặc nộp đơn kiện chính quyền nếu không hài lòng với thư trả lời hoặc không nhận được thông tin gì trong thời gian hạn định.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2016/8/24/333431.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2016/9/7/158592.html

Đăng ngày 1-10-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share