Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Sơn Đông

[MINH HUỆ 23-8-2016] Một cư dân thành phố Tế Nam bị giam cầm lần nữa vì đức tin của mình và đang trong tình trạng nguy kịch; tuy nhiên, chính quyền từ chối không cho bà được bảo lãnh để chữa bệnh.

Bà Khương Tân Anh, 60 tuổi, bị bắt vào ngày 3 tháng 7 năm 2016 trong lúc đang nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần đang bị chính quyền cộng sản Trung Quốc đàn áp. Sức khỏe của bà nhanh chóng xấu đi bởi những ngược đãi bà đang trải qua trong lúc giam cầm.

2016-8-22-jiangxinying-225143-0--ss.jpg

Bà Khương Tân Anh

Đây không phải là lần đầu tiên bà Khương bị bức hại vì đức tin của mình. Bà bị đưa đi lao động cưỡng bức hai lần vào năm 2004 và 2007, lần nào cũng bị tra tấn tàn bạo. Bà bị lao phổi, lao bạch huyết và lao cột sống trong lần đi lao động cưỡng bức thứ hai. Phổi của bà có nhiều lỗ và một số xương cột sống bị hoại tử.

Chính quyền đã trả tự do cho bà sớm hơn ba tháng, nhưng từ chối thanh toán chi phí thuốc men tốn kém của bà.

Bà Khương dù sống sót nhưng bây giờ không thể đứng thẳng lưng được, và bác sỹ đã đặt hai thanh kim loại để hỗ trợ cho xương sống của bà.

Lần bắt giữ mới đây đã khiến sức khỏe của bà Khương càng thêm lo ngại, gia đình bà nghe tin rằng bà rất đau ở vùng lưng. Tuy nhiên, yêu cầu được bảo lãnh cho bà đi chữa bệnh của gia đình đều liên tục bị từ chối.

Trong khi gia đình bà Khương rất lo lắng cho tình trạng sức khỏe của bà thì Viện kiểm sát địa phương đã phê chuẩn lệnh bắt và dự kiến truy tố bà.

Lao động khổ sai

Bà Khương bị bắt giữ phi pháp lần đầu tiên vào ngày 22 tháng 12 năm 2004 và bị giam tại Trại lao động cưỡng bức nữ Sơn Đông. Họ không cho bà ngủ và bắt bà phải đứng trong bảy ngày đêm liên tục. Kết quả là hai chân của bà bị sưng tấy và bà bị mê sảng.

Bà cũng phải lao động khổ sai từ 17-18 giờ mỗi ngày, cắt những miếng vải dày dùng cho đồ chơi. Do tiếp xúc với một lượng lớn sợi vải xơ, da của bà bị dị ứng và phổi của bà bị thương tổn nghiêm trọng.

Cơ hội sống mong manh

Bà Khương bị bắt lần nữa vào ngày 15 tháng 9 năm 2007 vì nói chuyện với mọi người về cuộc đàn áp Pháp Luân Công và bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức nữ Sơn Đông lần thứ hai.

Bà bị nhốt trong phòng biệt giam và nhiều tù nhân được cử đến giám sát bà cả ngày lẫn đêm.

Ngồi trên ghế nhỏ

Đây là một hình thức tra tấn tàn bạo được sử dụng rộng rãi để bức hại các học viên Pháp Luân Công. Dưới sự chỉ đạo của giám thị, tù nhân buộc bà Khương phải ngồi trên một cái ghế nhỏ trong thời gian dài đến khi mông của bà mưng mủ. Những vết mủ loét dính chặt vào quần áo của bà. Mỗi lần đi vệ sinh, bà phải rạch mở lại vết thương rỉ máu nên những vết thương này rất lâu lành.

Cấm sử dụng nhà vệ sinh và vệ sinh cá nhân

Lính canh chỉ cho bà Khương sử dụng nhà vệ sinh một lần một ngày trong thời gian ngắn vào buổi tối, sau khi mọi người đã đi ngủ. Theo thời gian, bà bị bệnh táo bón nghiêm trọng và bụng bà thì bị trướng lên. Nó nghiêm trọng đến mức bà không thể ăn; ngay khi bà ăn gì đó, bụng bà quặn thắt, như thể sắp vỡ bụng. Lúc này bà rất đau đớn.

Ngoài ra, họ cũng chỉ cho bà được vệ sinh cá nhân trong thời gian ngắn. Có lần bà chỉ được tắm một lần trong ba tháng liên tục.

Cấm ăn uống

Vì bà cự tuyệt từ bỏ Pháp Luân Công, nên họ phạt bà bằng cách chỉ cung cấp một ít thức ăn và nước uống. Hai môi của bà có đầy những vết mụn nước, còn nướu thì đỏ và sưng tấy. Bệnh táo bón của bà còn tồi tệ hơn, có lúc bà không thể đi tiêu trong hơn mười ngày.

Ép phải đứng trong thời gian dài

Họ thường bắt bà Khương phải đứng trong nhiều tiếng, có lần là mười ngày liên tục. Lúc đó toàn thân bà bị sưng tấy nghiêm trọng. Có lần bà bị đau ở tim và đã ngã xuống đất. Lính canh buộc tội bà giả vờ ốm và đe doạ sốc điện bà bằng dùi cui điện nếu bà không đứng im.

Trong một lần khác, sau 15 ngày đứng liên tục, hai chân bà bị sưng tấy, chuyển sang màu tím và mất cảm giác. Cân nặng của bà cũng bị sụt giảm, từ 66 kg (146 pounds) khi bà mới đến xuống chỉ còn ít hơn 40 kg (88 pounds).

Bà bắt đầu bị đau nghiêm trọng ở lưng và không thể đi lại được. Có một khối u xuất hiện ở cổ; bà liên tục ra mồ hôi, khiến cho cơ thể bốc mùi. Người bà trở nên rất mỏng manh.

Trại lao động đã đưa bà tới một bệnh viện công an để kiểm tra. Sau đó, họ đưa gia đình tới đón bà mà không nói cho họ về kết quả kiểm tra. Sau đó người thân của bà phát hiện ra việc trại lao động đã trả tự do cho bà sớm hơn ba tháng để tránh mọi trách nhiệm sau khi biết bà đang bị bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng.

Bệnh nặng nghiêm trọng

Người thân đã đưa bà Khương tới bệnh viện để kiểm tra. Kết quả chẩn đoán gây sốc: bà bị lao phổi, lao bạch huyết và lao cột sống.

Phổi của bà có nhiều lỗ thủng do sự xói mòn của vi khuẩn hiếu khí của bệnh lao. Lỗ thủng lớn nhất có đường kính 7cm. Điều này khiến màu da lưng của bà chuyển sang màu đen, bệnh lao cũng lan rộng ở hai bên đốt sống thắt lưng với đường kính hơn 10 cm. Nướu răng của bà cũng bị biến dạng và có mùi nghiêm trọng

Đốt xương thứ ba và thứ tư đều bị vi khuẩn làm xói mòn và các đốt xương chết này đè nặng lên phần xương cụt. Mỗi khi bà nhấc chân lên là một lần đau đớn không thể thuyên giảm bằng thuốc giảm đau.

Bác sỹ nói bà có thể bị tàn phế nếu không phẫu thuật. Tuy nhiên, sức khoẻ bà quá yếu để làm phẫu thuật ở thời điểm này. Trước tiên họ phải kiểm soát không cho bệnh lao lan rộng trong cơ thể bà.

Bà Khương được phẫu thuật kéo dài hơn 9 tiếng sau đó 3 tuần. Các bác sỹ đã phải loại bỏ phần nhiễm bệnh và những đốt xương chết, đặt vào hai khung thép có gắn bốn ốc vít. Ca phẫu thuật này tốn hơn 100.000 Nhân dân tệ, khiến cho cả gia đình bà gặp khó khăn về tài chính.

Bà rất khó phục hồi sau ca phẫu thuật với ba vết cắt trên lưng – mỗi vết cắt dài hơn 20 cm. Những vết sẹo này rất ngứa và đau đớn, đến tận bây giờ bà cũng không thể đứng thẳng lưng được.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/8/23/333402.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/9/4/158549.html

Đăng ngày 29-9-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share