Bài viết của Đồng Chân

[MINH HUỆ 25-04-2011] Chúng ta có thể ngộ được những gì từ Pháp và có thể tu đến cảnh giới nào phụ thuộc rất lớn vào mức độ chúng ta tin tưởng Đại Pháp.

Sư phụ giảng:

“’Ngộ’ chân chính của chúng ta, chính là nói về Pháp mà Sư phụ giảng trong quá trình chúng ta luyện công, Đạo mà sư phụ trong Đạo gia giảng, trước những ma nạn bản thân gặp phải trong quá trình tu luyện, thì có thể ngộ được rằng bản thân là người tu luyện hay không, có thể lý giải [theo Pháp] hay không, có thể tiếp thụ [Pháp] hay không, trong quá trình tu luyện có thể chiểu theo Pháp mà hành xử hay không.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi hiểu “ngộ”, ở mức độ nào đó, cũng chính là “tín tâm”, chính là liệu chúng ta có thể chiểu theo Pháp hay không.

Trong đoạn đầu cuốn Chuyển Pháp Luân, Sư phụ giảng:

“Ở đây chúng ta không luyện khí, không yêu [cầu] chư vị luyện gì ở tầng thấp ấy hết; chúng tôi đẩy chư vị vượt qua, để cho chư vị đạt đến trạng thái vô bệnh.”

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của quan niệm, mỗi khi cơ thể không được thoải mái, nhiều học viên lại cho rằng đó là bệnh, hoặc họ thường dùng quan niệm của người thường để nhận định khi gặp các dạng ma nạn trong quá trình tu luyện. Ví dụ, khi gặp triệu chứng cảm mạo, họ dễ cho rằng đó là do bị ngấm nước mưa chứ không nghĩ rằng đó là tiêu trừ nghiệp lực.

Từ Pháp lý mà giảng, chúng ta đều biết rằng bất kỳ cảm giác khó chịu nào cũng đều do nghiệp lực gây ra. Làm sao mưa có thể tạo ra nghiệp lực? Nếu một người vẫn còn nhầm tưởng ma nạn của họ với triệu trứng cảm mạo do nước mưa, điều đó chứng tỏ tín tâm của họ vào Pháp vẫn chưa vững chắc.

Trước khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, một nghiên cứu đã được tiến hành ở thành phố Bắc Kinh và tỉnh Quảng Đông với sự tham gia của hơn 10.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp. Trong đó, các học viên được hỏi về lợi ích sức khỏe mà họ thu được từ việc tu luyện. Có ba sự lựa chọn cho câu trả lời là: khỏi bệnh hoàn toàn, cơ bản chuyển biến tốt, và không có hiệu quả.

Nhiều học viên, kể cả những người đã tu luyện lâu năm đã chọn “cơ bản chuyển biến tốt”. “Cơ bản chuyển biến tốt” ám chỉ rằng bệnh không hoàn toàn khỏi hẳn. Những học viên này vẫn còn cho rằng họ có bệnh. Sau khi chúng ta tu luyện vài năm, Sư phụ đã giảng rằng cơ thể chúng ta hoàn toàn vô bệnh. Nhưng một số học viên vẫn cho rằng mình có bệnh, như vậy, ý niệm trong đầu họ đã rơi đến tầng thứ của người thường, và kết quả là, chính họ đã cầu cái bệnh ấy.

Trước đây nhiều học viên không thể thực sự ngộ ra Pháp lý mặc dù họ đã phải chịu nhiều khổ nạn. Hơn nữa, giai đoạn thời gian ấy yêu cầu bản thân họ phải tự mình mà ngộ. Bây giờ, trên nhiều phương diện, chúng ta không cần phải tự mình ngộ nữa bởi Sư phụ đã giải thích rất rõ ràng cho chúng ta. Chỉ cần chúng ta tín Sư tín Pháp và chiểu theo Pháp, chúng ta sẽ thấy được Pháp lý.

Sư phụ giảng trong bài “Một đòn nặng” trong Tinh Tấn Yếu Chỉ:

“Tôi kiến nghị là ai ai cũng đều buông tâm xuống và đọc mười lần cuốn “Tinh Tấn Yếu Chỉ” mà chư vị gọi là kinh văn.”

Bao nhiêu người trong số chúng ta đã thực hiện được điều này?

Trong thời kỳ Chính Pháp, Sư phụ giảng rằng chính niệm của chúng ta có thể giải thể toàn bộ tà ác:

“Chính niệm kiên cố không thể phá đối với chân lý vũ trụ là cấu thành nên thể kim cương vững như đá tảng của đệ tử Đại Pháp lương thiện, làm run sợ hết thảy tà ác, ánh sáng chân lý phóng ra làm hết thảy những nhân tố tư tưởng bất chính của các sinh mệnh phải giải thể.” (Cũng một đôi lời, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Khi chúng ta không hoàn toàn tín Sư tín Pháp, công năng của chúng ta sẽ không thể triển khai đầy đủ. Nhiều người trong chúng ta thậm chí còn hoài nghi uy lực của chính niệm, vì thế mà không coi trọng việc phát chính niệm. Kỳ thực từ gốc rễ mà giảng, ấy là do tín Sư tín Pháp có vấn đề. Nếu Sư phụ giảng cho chúng ta rằng chính niệm là có uy lực, thì nó nhất định có uy lực.

Chính Pháp đã sắp đến bước cuối cùng. Nếu chúng ta vẫn còn ở bề mặt mà nhận thức Đại Pháp, không tĩnh tâm học Pháp, và không tín Sư tín Pháp thực sự từ bên trong, thì chúng ta sẽ tạo thành tổn thất lớn cho sinh mệnh chính mình và cho việc cứu độ chúng sinh.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/4/25/239547.html

Bản tiếng Anh: https://www.clearwisdom.net/html/articles/2011/5/4/124896.html

Đăng ngày 24-9-2016; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share