Tôi đã tìm ra chấp trước căn bản của mình

Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Đại lục

[MINH HUỆ 16-10-2006] Thanh tỉnh lại sau khi đi sai đường, tôi vẫn luôn tìm xem chấp trước căn bản của mình là gì. Chấp trước tìm ra được nhiều không kể xiết, [ví như] học Pháp không sâu, tâm cầu viên mãn, vị tư vị ngã, cầu an dật, tâm hiển thị, tâm làm việc, v.v.. Nhưng tôi vẫn luôn cảm thấy mình tìm không ra chấp trước căn bản, và luôn có một nguyên nhân cốt lõi là không thể đào sâu bỏ nó đi.

Vài ngày trước, tôi thấy có vài học viên vì chấp trước vào lợi chưa tống khứ mà bị cựu thế lực lợi dụng dùi vào sơ hở, khiến chấp trước của họ phình to lên, đã làm những việc mà đệ tử Đại Pháp không nên làm. Trước đây cũng có hai người về phương diện kinh tế không mấy bị tổn thất, thực sự không liên can gì đến danh, lợi, tình, của bản thân, nhưng cũng bị cựu thế lực lấy đi sinh mệnh. Mặc dù tôi cũng từng suy nghĩ: “Vì sao mình lại gặp phải sự việc này? Mình phải tu [về phương diện] nào đây?” Nhưng chúng chỉ là suy nghĩ hời hợt, chứ không phải là chân chính hướng nội, cứ bị đóng cứng ở đó mà không có đề cao lên được. Bởi vậy mà tôi phải gặp lại cùng một sự việc đến lần thứ ba, đến nỗi tính chất nghiêm trọng của sự việc hơn rất nhiều so với lần gặp thứ hai, rõ là không động đến tâm linh thì không được. Vài ngày đó, tâm lý tôi quả thực là sông biển quay lộn, căm phẫn bất bình, không sao hiểu được vì đâu mà trong học viên Đại Pháp lại có loại người như vậy! Hạ quyết tâm không giao thiệp với loại người này. Tuy nhiên, tôi cũng ráng sức để tìm ra chấp trước của bản thân. Kể từ sau khi mất việc làm, kinh tế không giống như trước kia mà tiêu tiền phóng khoáng, tôi [bắt đầu] coi trọng lợi ích, ghét cái ác như kẻ thù, không hề có tâm từ bi khoan dung, nhưng đây chỉ là chút ít chấp trước bề mặt, còn lý do thâm sâu hơn thì không nhìn ra.

Trong những ngày này, trong đầu não tôi lúc nào cũng vang vọng một câu nói: “Họ có tin Sư phụ không?” câu nói này cứ liên tục vang vọng bên tai không dứt. Đến một ngày, tôi đột nhiên giật mình lóe lên một suy nghĩ: Câu nói “Họ có tin Sư phụ không? Không phải là hướng vào những học viên kia, mà như thể phát từ một không gian vũ trụ mênh mông bao la xa xôi, đánh thẳng vào nơi sâu thẳm trong sinh mệnh tôi mà chất vấn tôi.

Như thể là bức tường chắn trước mặt tôi đã sụp đổ, tôi chợt hiểu: tôi đã tìm ra chấp trước căn bản của mình, đúng là nó rồi! Nó ngáng trở tôi, can nhiễu tôi, khiến tôi không thể chính tín chính ngộ, không thể trở thành một đệ tử Đại Pháp đạt tiêu chuẩn. Nó biểu hiện trên mọi phương diện. Đơn cử một ví dụ, có học viên khi bị cựu thế lực bức hại nghiêm trọng bằng hình thức “nghiệp bệnh”, họ ngoài miệng không thừa nhận an bài của cựu thế lực, không thừa nhận đây là bệnh, nhưng về hành vi thì lại đối đãi với bản nhân như thể làm một bệnh nhân. Cho dù chia sẻ với họ dựa trên Pháp ra sao, thì họ cũng đề cao không được, cuối cùng đã bị cựu thế lực tà ác hủy mất nhục thân. Mỗi khi cùng học viên nói đến chuyện này, cuối cùng tôi luôn nói thêm một câu: “Chúng ta nói về người khác thì dễ, nhưng có thể khi bản thân vượt quan, thì có lẽ cũng không dễ dàng mà vượt qua được.” Mỗi khi tôi nói xong những lời này thì cảm giác như thể không phải là mình đã nói, dường như là vì khiêm tốn mà nói thế. Đó có phải là chân ngã không? Không phải! Tại sao tôi lại có thể nói những lời này được? Chúng ta chân chính tín Sư tín Pháp thì làm sao chúng ta lại không thể vượt quan được chứ?

Sư phụ giảng:

”Bài “người tốt” không nói nhiều [nhưng] làm rõ một [đạo] lý. Chính niệm kiên cố không thể phá đối với chân lý vũ trụ là cấu thành nên thể kim cương vững như đá tảng của đệ tử Đại Pháp lương thiện, làm run sợ hết thảy tà ác, ánh sáng chân lý phóng ra làm hết thảy những nhân tố tư tưởng bất chính của các sinh mệnh phải giải thể. Có chính niệm mạnh bao nhiều, thì có uy lực lớn bấy nhiêu. Các đệ tử Đại Pháp thật sự từ người thường mà bước ra.” (Cũng một đôi lời, Tinh Tấn Yếu Chỉ 2)

Khi chúng ta chân chính tín Sư tín Pháp, thì liệu chúng ta có thể tà ngộ ư? Chúng ta có thể [bị] “chuyển hóa” sao? Chúng ta sẽ thỏa hiệp với tà ác à? Chúng ta có thể không vượt quan được không? Chúng ta có thể không buông bỏ được chấp trước sao? Chắc chắn không hề có chuyện đó!

Tôi xin phép trích một đoạn Pháp của Sư phụ để chúng ta cùng khích lệ lẫn nhau:

” Do đó đã là một người tu luyện mà giảng, có thể kiên định bản thân, có thể có được chính niệm kiên định không gì có thể lay động được, đó mới thật là xuất sắc. Như kim cương, vững như bàn thạch, không ai lay động nổi, tà ác thấy thế đều thấy sợ. Nếu thật sự có thể khi khó nạn trước mặt mà niệm đầu rất chính, khi bức hại tà ác ở trước mặt, khi can nhiễu ở trước mặt, chư vị nói một câu [với] chính niệm kiên định liền có thể khiến tà ác lập tức giải thể, (vỗ tay) liền có thể khiến những ai bị tà ác lợi dụng phải cúi đầu đào tẩu, liền khiến bức hại mà tà ác nhắm vào chư vị [phải tan đi như] khói tiêu mây tản, liền khiến can nhiễu mà tà ác nhắm vào chư vị tiêu mất không còn tung tích. Chính một niệm chính tín này, ai có thể giữ vững chính niệm này, ai có thể đi đến cuối cùng, thì người đó có thể thành vị Thần vĩ đại được tạo ra trong Đại Pháp. (vỗ tay thời gian lâu)” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế miền Tây Mỹ quốc [2005])


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/10/16/140155.html

Bản tiếng Anh: https://www.clearwisdom.net/emh/articles/2006/10/27/79371.html

Đăng ngày 24-9-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share