[MINH HUỆ 11-01-2008] Sau ngày 20 tháng bảy 1999, ĐCSTQ và chính quyền của Giang Trạch Dân bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Một số viên chức và một số nhân viên công an, tòa án, và các công tố viện ở các cấp khác nhau không thể phân biệt được thiện và ác và đã tham gia vào cuộc đàn áp vì lợi ích cá nhân. Họ không biết rằng thánh thần ở khắp nơi, và có một nguyên lý rằng thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Họ đã tích rất nhiều nghiệp khi họ bức hại các học viên mà chỉ muốn đi theo các nguyên lý “Chân Thiện Nhẫn” và làm người tốt! Trong vài năm trước đây, những ai đã tham gia đã bị quả báo và cả một số những thân nhân của họ cũng bị liên lụy. Đó là một cảnh cáo từ trời cho người ta để ngưng đàn áp Pháp Luân Công và cứu cho họ và gia đình họ có được một tương lai, và không chấm dứt sinh mệnh vĩnh cửu của họ vì các lợi ích ngắn hạn. Sau đây là một vài ví dụ gần đây từ quận Thuận Nghĩa của Bắc Kinh.
1. Bàng Phương, 63 tuổi, cư ngụ tại làng Cổ Thành, xã Hậu Sa Dục, Thuận Nghĩa, trước là Phó trưởng Công tố viện. Sau ngày 20 tháng bảy 1999, y phụ trách việc đàn áp Pháp Luân Công. Từ năm 2001 đến 2004, trước khi y về hưu, y kết án tù nhiều học viên và tạo nhiều khó nạn cho những người tốt đó. Bàng Phương bị ung thư gan sau khi y về hưu năm 2004 và y tốn hơn 100.000 tệ tiền phí tổn thuốc men cá nhân, và hơn 300.000 tệ về tiền thuốc của chính phủ. Cuối cùng năm 2007, y chết về bệnh đó.
2. Dương Dĩnh, Phó giám đốc Tòa hình sự của Tòa án quận Thuận Nghĩa của Bắc Kinh, nữ, vào khoảng 50 tuổi, tham gia tích cực trong việc đàn áp Pháp Luân Công. Bà ta tuyên dương những hình phạt nặng nề cho học viên. Sau năm 2001, bà ta ra nhiều án nặng nề cho một số học viên. Không bao lâu sau, bà ta bị kiểm tra ra bệnh ung thư vú. Hiện nay bà ta nằm liệt giường trong một thời gian lâu và sống một đời sống còn khốn khó hơn là chết.
3. Vương Đào, Đội trưởng Đội đàn áp của Công tố viện Thuận Nghĩa, vào khoảng 30 tuổi, tích cực đàn áp nhiều học viên vô tội. Năm 2004, khi y đang lái xe từ Bắc Kinh trên xa lộ Kinh Thừa, chiếc xe hơi của y đâm vào cột sắt và y bị chết tức thời khi cái cột đập vào đầu y. Trong đám tang của y, không có cách nào sửa lại cái mặt của y, vì vậy họ phải bao trùm cái đầu của y bằng hoa. Ở vào tuổi trẻ như vậy, y đã trở thành nạn nhân của cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công.
4. Chân Chiêm Khê là Giám đốc nhà tù tại quận Thuận Nghĩa. Sau ngày 20 tháng bảy 1999, y tham gia tích cực trong việc bức hại các học viên mà bị cầm tù vì đi khiếu nại tại Bắc Kinh. Y ủng hộ và để cho tra tấn họ, dùng những phương pháp như là châm điện giật, đốt, đông lạnh, v.v. Nhiều học viên từ các thành thị khác bị đánh và gần ngộp thở vì không chịu nói ra tên của họ, và một số bị chết. Vào tháng năm 2007, vì y tham gia trong một số nhóm tổ chức tội ác và bí mật thả ra thủ lĩnh của nhóm, Chân Chiêm Khê bị kết án đến 10 năm tù.
5. Diêm Chí Cương, Phó phòng Cảnh sát quận Thuận Nghĩa, trước kia phụ trách việc đàn áp Pháp Luân Công. Trong một vài năm qua, y đã làm cho vô số học viên bị cầm tù, tẩy não, và bị đưa đi các trại lao động cưỡng bách và nhà tù. Vào tháng năm 2007, vì y tham gia vào một số họat động của các tổ chức tội ác, Diêm bị xuống chức và bị thuyên chuyển.
6. Lưu Kim San, trưởng đồn công an của Làng Tiền Bổng Bá, xã Nam Thải, quận Thuận Nghĩa, tham gia tích cực vào bức hại các học viên địa phương. Y đánh đập các học viên mà đi Bắc Kinh để khiếu nại và cũng không ngừng mang các lính cảnh sát đến nhà học viên để bức hại họ. Vào giữa năm 2007, y chết trong một tai nạn xe cộ. Lúc bấy giờ Y 61 tuổi.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/1/11/170049.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/1/31/93880.html
Đăng ngày: 01-07-2009; Bản dịch có thể được hiểu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.