[MINH HUỆ 11-03-2008] Trại Lao động cưỡng bức nam giới của tỉnh Sơn Đông, trước đây được biết với cái tên trại lao động cưỡng bức Vương Thôn, đã rời đến xã Quan Trang, huyện Chương Khâu, thành phố Tế Nam, ngày 28 tháng 10 năm 2007. Không bao lâu sau khi rời đến nơi, các viên chức từ trại lao động Tế Nam và những người khác ở cấp tỉnh được hệ thống lao động của ĐCSTQ mời đến để thanh tra cơ sở.
Ngày họ đến, trời rất xấu. Gió đập mạnh và cát bay đầy trời. Người ta khó mà mở mắt ra hoặc đứng thẳng. Áo quần phơi bên ngoài bị gió thổi đi mất. Sau khi thanh tra xong, thì gió ngưng. Từ khi trại lao động được rời đến nơi, không khí rất dơ bẩn và khó nhìn thấy xa. Đôi khi có một mùi hắc trong không khí. Trời đầy bụi sáng chói dưới ánh mặt trời bạc. Dân chúng trong vùng thấy rất lạ. Trước đó, thời tiết luôn tốt. Không khí rất sạch sẽ và không có ô nhiễm bởi các ống khói. Chuyện gì đã xảy ra?
Ngay đằng sau cánh cổng của trại lao động là tòa nhà văn phòng. Các tù nhân bị giam trong cái trại sau tòa nhà đó. Trại bao được quanh bởi các bức tường cao năm sáu mét với những dây điện. Cái được gọi là ‘Nhàgiáo huấn’ nằm trên Tây lộ của trại. Tầng lầu thứ nhất có một phòng thăm viếng và các phòng giam đơn độc. Phòng Y tế, Phòng Quản trị, và Phòng Giáo huấn là nằm ở tầng lầu thứ hai. Không ai biết có gì ở trên tầng lầu thứ ba. Tầng thứ bốn là phòng họp. Hơn nữa, có hai tòa nhà khác và một nhà ăn nơi mà các tù nhân và học viên Pháp Luân Công bị giam. Tòa nhà trên Đông lộ, đối diện với phòng ăn, là vùng đất lao động nặng. Sân tập ở trước tòa nhà.
Có tám đội trong trại lao động cưỡng bức nam số hai . Các tù nhân bình thường là bị giữ trong sáu đội đầu và khoảng 230 học viên Pháp Luân Công bị giam trong đội thứ bảy và thứ tám. Đội thứ tám ở trên tầng lầu thứ hai của tòa nhà thứ nhất. Trịnh Vạn Tân là đội trưởng trước đây, Tôn Phong Tuấn huấn luyện viên cũ, và Vương Bảo Hoa và Lưu Cơ Siêu là phó đội trưởng. Đội thứ Bảy là trên lầu thứ hai của tòa nhà thứ hai. La Quang Vinh là đội trưởng, Lý Công Minh là người giáo huấn, và Vương Tân Giang là cảnh sát viên. Giám đốc hiện nay của Trại Lao động thứ 2 nam là Hác Đông Quý, và Tân Tú Trung là hội đồng viên chính trị.
Chỉ có hơn 10 học viên rất kiên định mà không chịu khuất phục bởi ‘chuyển hóa’. Vì sự kiên định của họ, họ bị cô lập và nhốt với những tù nhân không là học viên trong các phòng giam. Một số học viên bị để trong những ‘lớp’ đặc biệt dưới sự theo dõi. Họ bị buộc đứng quay mặt vào vách tường trong phòng giam hoặc nơi hành lang. Sau khi các học viên làm sáng tỏ sự thật với họ, các tù nhân biết về sự bức hại Pháp Luân Công và nguyên lý quả báo. Sau đó họ đối đãi với các học viên rất tốt. Một số trong họ còn nói lên ước muốn của mình được học tập. Các Lýnh canh lo rằng càng có nhiều tù nhân biết được sự thật về cuộc đàn áp, vì vậy họ bí mật kêu những người đó giữ khoảng cách đối với các học viên và không cho phép họ nhận sự giúp đỡ gì của những người ấy.
Vì áp lực nặng nề, một số học viên vừa mới đến và không thể chịu được sự đau đớn của việc bức hại đã viết cái gọi là ‘hối thư’. Phần đông họ đã viết nghiêm chính thanh minh công khai để hủy bỏ các hối thư của họ. Một số học viên đăng lời tuyên bố của họ trên mạng lưới nhưng mau chóng bị phạt bởi các Lýnh canh đánh đập họ, treo họ lên, hoặc buộc họ đứng quay mặt vào vách tường.
Có hơn 10 ‘hợp tác viên’, những học viên trước đây mà đã từ bỏ môn tập dưới áp lực và phụ trợ cho các Lýnh canh để cố ‘chuyển hóa’ các học viên khác trong trại lao động. Các Lýnh canh thường xử dụng và khuyến khích các tù nhân khác đánh đập các học viên. Các tù nhân này sau đó được thưởng. Trong quá khứ, các Lýnh canh chửi mắng và đánh đập các học viên một cách kín đáo. Bây giờ họ làm những điều đó công khai. Lýnh canh Lưu Cơ Siêu công khai đá ông Công Phi Kính, hơn 50 tuổi, và kéo lê ông trên mặt đất.
Các học viên thường nói lớn, “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” trong hành lang. Ông Đổng, một học viên từ vùng Xương Ấp, bị nhốt trong phòng giam đơn độc. Ông bị còng tay và không được phép dùng nhà vệ sinh.
Ông Lô, một học viên từ huyện Lâm Cù, bị còng tay trong một ngày sau khi viết tờ Nghiêm chính thanh minh phơi bày cái gọi là hối thư. Các tù nhân bị các Lýnh canh xúi giục đánh một học viên khác là Vương Triệu Hoa.
Lý Duy Trung, một học viên từ vùng Chương Khâu, mà bị giam trong Đội thứ 7, tuyệt thực để phản đối việc bức hại. Anh được thả ra để đi bệnh viện khi tình trạng của anh trở nên nguy hiểm. Sau đó anh lại bị bắt bất hợp pháp bởi cảnh sát Phòng 610 và mang đến đội thứ 8. Một buổi sáng, hai tháng sau, anh Lý la lớn, “Pháp Luân Đại Pháp hảo.” Sau đó anh bị còng tay và bị tra tấn trên giường của anh. Khi anh có vẻ sắp chết, anh Lý được đưa đến bệnh viện để khám và được gửi về nhà.
Khi cảnh sát thấy rằng một số học viên mà trước đây bị ‘chuyển hóa’ bắt đầu lại tập công trở lại khi họ được thả ra, họ lại bắt lại các học viên đó và đưa họ đến trại lao động. Họ biết rõ rằng ‘chuyển hóa’ tư tưởng của người ta là vô vọng. Kỳ thật, giám đốc của trại lao động và các Lýnh canh đã thấy ngày tàn của ĐCSTQ là sắp đến. Một lần, họ nói trong một cuộc hội họp, “Bây giờ xem như chuyển hóa tư tưởng của người ta là không thể nào. Làm cái công việc ‘chuyển hóa’ thật là buồn cười.”
Bị cám dỗ bởi việc thăng chức và tiền thưởng, các Lýnh canh trong Trại lao động thứ hai nam mạnh mẽ đi theo cái gọi là ‘định mức chuyển hóa’. Các học viên mà không bị ‘chuyển hóa’ bị còng tay, đánh đập, bắt đứng quay mặt vào tường, không cho phép gặp gia đình hoặc gọi điện thoại, v.v. để bắt ép họ ‘chuyển hóa’.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/3/11/174122.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/3/24/95677.html
Đăng ngày: 01-06-2009; Bản dịch có thể được hiểu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.