[MINH HUỆ 25-08-2007] “Phong Hoa” và “Mỹ Gia Tịnh” đều là những nhãn hiệu quen thuộc từ Thượng Hải, Trung Quốc, và hàng hóa của họ được bán ở Đông Nam Á cũng như khắp Trung Quốc. Nhưng rất ít người biết rằng một số sản phẩm này, như xà phòng, là được làm ra tại nhà tù Đề Lam Kiều và các nhà tù khác. Các hãng đằng sau các nhãn hiệu nổi tiếng này đang tham gia vào việc bức hại các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân khác, đó là vi phạm luật pháp quốc tế.
Tại cổng số 2 của nhà tù Thượng Hải Đề Lam Kiều, người ta thường nhìn thấy các xe vận tải chở đầy xà phòng và các hàng hóa vệ sinh khác. Họ đổ xuống những hàng hóa không đóng hộp và chở lên những thùng xà phòng đã đóng hộp. Các tù nhân bị buộc làm xong bước rắc rối nhất của khâu đóng hộp những thỏi xà phòng “Phong Hoa”: để keo lên hai đầu giấy với lời chỉ dẫn và một tấm nhãn hiệu (1 và 2 trong ảnh 1) và hai cái nhãn dán hiệu (3 và 4 trong ảnh 1).
Đối với mặt hàng “Phong Hoa”, mỗi tù nhân trong nhóm ‘xà phòng’ phải xong công việc hàng ngày: đóng gói xong hơn 70 hộp xà phòng to (72 bánh trong mỗi thùng) hoặc đóng hộp hơn 30 hộp các bánh xà phòng nhỏ (144 bánh trong mỗi thùng). Mỗi tù nhân phải làm việc từ sáng đến tối để cho xong việc đóng hộp khoảng 5,500 thỏi xà phòng. Các tù nhân cũng phải xếp một mảnh giấy với thông tin về mỗi bánh và để xếp các giấy hộp nhỏ cho 4 hoặc 12 bánh. Để làm cho xong tất cả các công việc, các tù nhân phải bỏ thời giờ nghỉ ngơi, vốn đã không có nhiều, để xếp các giấy và các hộp nhỏ. Còn đối với những thùng với các tin tức bằng Anh ngữ, họ cũng phải dán số thứ tự trên các bánh xà phòng. Đối với hàng hóa “Mỹ Gia Tịnh”, các tù nhân gói những bánh xà phòng và xà phòng nước. Chúng đều đến với số lượng lớn (ảnh 2)
Các loại xà phòng này chứa đựng các chất thuốc (ảnh 3), mà được sử dụng rất nhiều khi bệnh SARS ở cao độ năm 2003. Nhiều tù nhân từ nhà tù Đề Lam Kiều bị buộc làm việc thêm giờ với các hàng hóa này mỗi ngày. Giống như các loại khế ước làm việc khác mà các tù nhận tại nhà tù Đề Lam Kiều bị buộc phải hoàn tất, các hãng này hợp tác với các nhân viên nhà tù để cho quyền lợi cá nhân to lớn của họ vì tiền lương rất ít. Cách thực hiện đáng trách này cũng làm lũng đoạn thị trường kinh tế quốc tế.
Từ cuối năm 2000, nhà tù Thượng Hải Đề Lam Kiều đã tham gia mạnh mẽ vào việc bức hại các học viên Pháp Luân Công mà tin vào Chân Thiện Nhẫn. Ngoài việc bị nhốt trong những phòng giam riêng, bị đánh đập, mắng chửi, và tẩy não, các học viên bị buộc làm công việc gói xà phòng. Các tù nhân ‘nhóm xà phòng’ làm việc trong những xưởng làm việc không có dụng cụ nhưng rộng lớn, trong khi các học viên Pháp Luân Công phải làm việc trong những hành lang bên ngoài phòng giam của họ. Đối với những học viên mà bị theo dõi sát vì họ rất kiên định, thường các bánh xà phòng và vật liệu gói được mang đến phòng giam của họ và họ phải làm việc nơi đó. Các xà lim tối đen, chỉ 3.3 thước vuông, trở nên xưởng làm việc của họ để gói xà phòng. Phần đông các học viên trong tù cũng gói các loại xà phòng y tế khi có nhu cầu cao độ năm 2003.
Các học viên Pháp Luân Công tại nhà tù Đề Lam Kiều cũng bị buộc làm các hàng hóa thủ công. Một trong chúng là một loại bưu thiếp (ảnh 4) trên đó hai mẫu trang trí nhỏ được dán lên ở những vị trí nào đó. Một loại khác đòi hỏi một ngôi sao được dán lên ở một vị trí nào đó. Tất cả các ngôi sao có hai cái móc nhọn ở phía sau, mà bị bẻ ra 90 độ và dán. Các học viên không được cung cấp dụng cụ, vì vậy họ phải dùng tay không có bao tay che chở để làm các loại hàng này. Các móc nhọn nhỏ đâm nhanh vào ngón tay họ khiến họ chảy máu. Bàn tay họ sưng lên sau một ngày làm việc. Một tháng trước Trung Thu, hằng tấn giấy gói tay để đựng các bánh trung thu được mang đến chỗ các học viên để buộc làm, vì vậy họ phải làm việc với các bao giấy trong những hành lang nhà tù thiếu không khí trong những ngày hè nóng nực.
Các hàng hóa từ các nhãn hiệu nổi tiếng khác tại Thượng Hải là thấm đầy mồ hôi của tù nhân. Ví dụ, tòa nhà cho nhóm 3 tại trại tù lao động cưỡng bách nữ Thượng Hải là một xưởng cho hiệu nổi tiếng “Tam Thương”, nơi mà học viên Pháp Luân Công tại Thượng Hải là cô Bách Căn Đễ, người đã bị bắt bất hợp pháp và giam cầm nhiều lần, làm việc và bị bức hại. Nhóm 2 buộc các học viên làm việc với giày “Đạt Phù Ni”. Các học viên bị giam cầm và bức hại bởi ĐCSTQ vì họ tin nơi Chân Thiện Nhẫn. Mỗi ngày sau khi bị buộc làm việc vô cùng nặng nhọc trong hơn 10 tiếng đồng hồ, họ sau đó phải chịu đựng sự tẩy não của các lính canh tù.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/8/25/161443.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/9/5/89253.html
Đăng ngày: 01-07-2009; Bản dịch có thể được hiểu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.