[MINH HUỆ 3-7-2016] Ba điều tra viên độc lập của Canada và Hoa Kỳ đã ra làm chứng tại phiên điều trần do Nghị viện Châu Âu tổ chức ngày 29 tháng 6 năm 2016, nhằm đệ trình bản cập nhật của các báo cáo điều tra trước đó về thông lệ cưỡng bức thu hoạch tạng do nhà nước bảo hộ, lấy nguồn từ các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc, hối thúc Nghị viện Châu Âu có hành động nhằm chấm dứt nạn thu hoạch tạng cưỡng bức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Trong phiên điều trần, luật sư nhân quyền Canada David Matas, cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour, và nhà báo điều tra người Mỹ Ethan Gutmann đã trình bày chi tiết về kết quả của những điều tra mới nhất. Trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ hàng trăm bệnh viện ở Trung Quốc kể từ năm 2000, các nhà điều tra ước tính mỗi năm nước này tiến hành từ 60.000 đến 100.000 cuộc phẫu thuật ghép tạng.

2016-7-2-minghui-organharvesting-europe--ss.jpg

Phiên điều trần của Nghị viện Châu Âu về nạn thu hoạch tạng cưỡng bức

Phiên điều trần này do nghị sỹ Louis Michel của Nghị viện Châu Âu khởi xướng.

Ông David Matas, điều tra viên độc lập về vấn nạn thu hoạch tạng cưỡng bức ở Trung Quốc trong nhiều năm qua, đã kêu gọi liên minh Châu Âu (EU) hãy làm những gì có thể để chấm dứt tội ác tàn bạo này.

Theo ông Matas, điều tra mới nhất đưa đến kết luận rằng ĐCSTQ đã kéo toàn thể đất nước Trung Quốc vào việc giết người hàng loạt này. Nạn nhân chủ yếu là học viên Pháp Luân Công, còn lại là người Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng, và người Cơ-đốc giáo. Chính quyền Cộng sản đang mổ cướp tạng của những người này để bán thu lợi nhuận.

Ông Ethan Gutmann, tác giả của cuốn sách Thảm sát viết về nạn mổ cướp tạng, phát biểu tại phiên điều trần rằng tháng 12 năm 2013, EU đã thông qua một nghị quyết nhằm hối thúc Trung Quốc chấm dứt nạn mổ cướp tạng, nhưng EU cần phải tiến hành điều tra độc lập sâu hơn nữa. Ông nói rằng việc giết một người khỏe mạnh để cứu một người đang mang bệnh quả là bất bình thường. Châu Âu cần phải có hành động.

Ông Gutmann cho biết để chấm dứt tội ác đẫm máu này, cần có sự ủng hộ của công chúng. Ông đề nghị EU ban hành luật giống như Đài Loan, nghiêm cấm công dân du lịch đến Trung Quốc để ghép tạng.

Nghị sỹ Peter Liese của Đức cho rằng EU có trách nhiệm phải chấm dứt vấn nạn thu hoạch tạng cưỡng bức ở Trung Quốc. Ông kêu gọi các nghị sỹ khác không nên chờ đợi mà cần chủ động hành động, gây áp lực cho Bắc Kinh. Ông nói rằng các nghị sỹ của Liên minh Châu Âu cần phải lên tiếng thì Ủy ban Châu Âu mới lắng nghe.

Ông Tomas Zdechovsky của Cộng hòa Séc cho hay ông của ông từng trải qua nỗi sợ hãi kinh hoàng dưới thời thống trị của đảng cộng sản. Ông kêu gọi các nhà lập pháp không nên từ bỏ cuộc chiến với chế độ độc tài này. Ông nói, nếu chúng ta muốn cải biến một điều gì đó, thì chúng ta phải hành động, và nếu chúng ta tin là chúng ta sẽ thành công, thì chúng ta sẽ thành công. “Nếu các bạn ngủ quên trong nền dân chủ này, thì khi tỉnh dậy, các bạn sẽ vẫn ở trong chế độ độc tài chuyên chế ấy”, ông nói.

Ông Tunne Kelam, một trong những người đề xuất nghị quyết EU về nạn thu hoạch tạng, nói rằng nghị quyết này rất quan trọng với mỗi người, chứ không chỉ riêng với các nghị sỹ của EU.

Không có cớ gì để bào chữa cho tội ác phản nhân loại này, ông Kelam nói, và ông kêu gọi Nghị viện Châu Âu hãy tiến hành nhiều cuộc điều tra độc lập. Ông nói rằng họ không thể làm ngơ trước tội ác này chỉ vì quan hệ kinh tế với Trung Quốc, mà hãy coi việc chấm dứt sự tàn bạo này là trách nhiệm của mình.

Hoa hậu Thế giới Canada 2015, cô Anastasia Lin, cũng ra làm chứng trong phiên điều trần. Cô giới thiệu ngắn gọn về Pháp Luân Công, là một môn tu luyện cổ xưa chú trọng việc đề cao tâm tính, khác với Thái Cực quyền, hay Yoga. Các học viên của pháp môn chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và cố gắng trở thành người tốt hơn, cô nói. Khoảng 100 triệu người dân Trung Quốc đã bước vào tu luyện trước năm 1999, thời điểm mà ĐCSTQ phát động cuộc đàn áp tàn bạo môn tu luyện này chỉ vì lo sợ sự phổ biến của Pháp Luân Công.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/7/3/330844.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/7/6/157705.html

Đăng ngày 11-7-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share