[MINH HUỆ 11-6-2008] Tôi bị bắt bất hợp pháp và bị gửi đi Trại lao động nữ số 2 tỉnh Sơn Đông (Trại Lao động nữ Vương Thôn). Các lính canh nơi này đã phạm những tội ác lớn nhất đối với các học viên Pháp Luân Công. Tôi là một trong những người đã bị chịu đựng nơi đó. Sự dầy vò tinh thần và tra tấn thể xác vẫn còn xảy ra hiện nay nơi đó.

1. Các phương pháp tra tấn sử dụng

Trại này là một trong những nơi bức hại chính nhất tại tỉnh Sơn Đông. Địa chỉ của nó là : Vương Thôn, vùng Chu Thôn, thành phố Truy Bác, tỉnh Sơn Đông. P. O. Box 162-3, Zip Code 255311.

Trong năm 2001, hơn một ngàn học viên Pháp Luân Công bị giam nơi đó. Họ bị chia làm bảy đội với khoảng 160 người mỗi đội. Bây giờ, trại lao động đã thay đổi thành bốn đội, mỗi đội gồm có 90 tù nhân.

Trừ một số gái điếm, phần đông các tù nhân là học viên Pháp Luân Công. Các lính canh trại đã được qua một khóa huấn luyện đặc biệt nhằm bức hại các học viên. Họ rất giỏi để áp dụng các kỹ thuật tra tấn đặc biệt và đóng những vai trò khác nhau. Môi trường tà ác đã biến các lính canh và một số ‘cộng tác viên’ thành những con người tà ác. Những người tốt trở thành xấu; xấu lại càng tệ hơn. Họ đánh đập, chửi mắng, dày vò và tra tấn những người khác.

Một học viên trước kia mà đã để cho bị thuyết phục để từ bỏ Pháp Luân Công đã nói, “Tôi không học gì khác hơn là vũ lực và chửi mắng nơi này.’ Các chính quyền trại lao động thưởng cho các lính canh và các cộng tác viên cho những sự thành công của họ trong việc ‘cải tạo’ các học viên. Họ phạt những học viên kiên định bằng cách gia tăng thời hạn tù của họ.

Trong vài năm gần đây, họ huấn luyện nhiều nhóm tù nhân bạo tàn để phạm những tội ác ghê tởm đối với các học viên Pháp Luân Công. Trại được hưởng về tài chính và được trở nên nổi tiếng. Được che chở bởi chế độ đương hành, các lính canh trại khiến cho các học viên bị phạt một cách vô lý hoặc bán cho họ những món đồ tồi tệ với giá đắt.

Trong mấy năm gần đây, tất cả các tòa nhà cũ của trại Lao động Vương Thôn đều bị đập phá và thay bằng những cái mới. Cái sân trước nhà đựơc sửa sang lại trông giống như một vườn hoa, nhưng có các gai điện bên trên bức tường ngoài. Các lính canh trại lao động được thưởng một cách hậu hĩnh – họ được bồi đắp và các quyền lợi khác, nhưng chính là mồ hôi và máu của các học viên Pháp Luân Công mà đã xây dựng nó!

Các học viên phải chịu đựng hằng ngày lao động nô lệ hằng nhiều giờ, lại thêm bị tẩy não. Họ làm việc từ 5:30 giờ sáng đến 9:30 giờ tối, có lúc đến nửa đêm. Bên cạnh đi nhà cầu, lấy nửa giờ để ăn cơm trưa, hoặc đứng làm công việc, mọi người đều phải ngồi trên một cái ghế nhỏ suốt ngày. Các lính canh không cho phép họ nói chuyện hoặc đi lại tự do.

Nhiều học viên mà đã bị giam nơi này, có quá nhiều để nói đến, đã chết vì bị tra tấn, bị suy xụp tinh thần, bị thương, bị tàn tật hoặc bị sau đó nhiều chứng bệnh trong những năm gần đây. Các lính canh được bảo dùng mọi cách cần thiết để gia tăng tối đa ‘tỷ lệ chuyển hóa’. Các lính canh sẽ làm bất cứ điều gì để xâm phạm các học viên, miễn là đừng để lại dấu tích mà người ngoài đến thăm có thể nhìn thấy.

Sau đây là những phương cách mà các lính canh dùng.
(1) Các lính canh bắt các học viên mà từ chối bị ‘chuyển hóa’ cấm không cho ngủ trong bốn mươi cho đến năm mươi ngày, cả trong nhiều tháng, hoặc bắt họ đứng hoặc ngồi trên một cái ghế cứng trong một thời gian dài mà không được động đậy.
(2) Nhốt riêng trong một nhà cầu, một phòng bị theo dõi nghiêm ngặt, hoặc một cái hầm mà chỉ rộng đủ hai người ngồi sát cạnh nhau. Hai tù nhân theo dõi nơi giam cá nhân, và họ thay phiên nhau mỗi hai giờ đổi phiên trong khi các tù nhân không thể chịu đựng được ở nơi đó lâu như vậy. Trong mùa đông trời lạnh cóng. Trong mùa hè, vô cùng nóng nực và ngộp thở.
(3) Còng tay còng chân, còng tay người ra sau lưng và vào một cột giường hoặc vào thanh sắt cửa sổ, treo người ta lên, châm điện giật.
(4) Các học viên bị cấm đánh răng, cấm tắm, thay áo quần, dùng băng vệ sinh trong thời kinh nguyệt, và thay áo quần.
(5) Buộc người ta ngồi chồm hỗm, đứng, quì gối, và ngó mặt vào một vách tường trong thời gian lâu.
(6) Vả vào mặt, dán miệng bằng băng keo, đôi lúc dùng giây thừng và băng keo để cột cứng một học viên trong một tư thế đặc biệt để họ có thể bị vị phạm. Bạo lực trên thể chất thường đi cùng với những lời chửi mắng không ngừng.
(7) Cấm không cho ngủ trong nhiều ngày một lúc. Các viên chức quyết định chúng tôi chỉ có thể ngủ trong một cách đặc biệt. Họ buộc các học viên đứng họăc ngồi trên một cái ghế nhỏ trong hơn 40 ngày, đôi lúc cả trong nhiều tháng không ngừng. Khi họ thấy có người ngật ngờ, các tù nhân sẽ la lớn lên và chụp lấy họ, cào cấu, và kéo lôi người học viên này.

(8) Cấm không cho dùng nhà cầu. Các học viên bị cấm không cho dùng nhà tắm và phải dùng một cái thùng để tiểu trong đó nhưng vẫn còn bị hạn chế số lần đi cầu. Một số học viên bị hạn chế trong năm ngày cho đến khi họ phải tiểu trên sàn nhà. Các lính canh sau đó buộc họ cởi áo quần họ để lau sàn nhà. Một số người không còn cách gì khác tiểu cả trong quần họ. Nhiều người chịu không nổi các cực hình này và viết ‘chuyển hóa thư’ hoặc ‘hối hóa thư’ để từ bỏ Pháp Luân Công.

Có lúc các lính canh trại lao động tấn công thẳng các học viên, nhưng phần đông họ kêu gái điếm làm sự tra tấn này, thúc dục họ bằng giảm thiểu bản án. Các lính canh nữ có lúc thiếu người, hoặc nếu họ đi làm những phương pháp tra tấn đặc biệt, họ sẽ thúc giục một số lính canh nam từ các trại nam tham dự. Các lính canh sẽ dùng đủ cách hết mức để đạt được ‘tỷ lệ chuyển hóa’. Họ tuyên bố rằng các thượng cấp của họ phải cho phép trước mọi vi phạm thể chất.

Tất cả các trại lao động có một con số chỉ tiêu người chết. Nếu một người bị tra tấn đến chết, người đó sẽ bị gọi là ‘tự vẫn’. Nếu một người bị suy xụp tinh thần vì sự bức hại, các chính quyền sẽ tuyên bố rằng điều đó xảy ra ‘vì họ tập luyện quá nhiều’. Các học viên chịu đựng sự tra tấn vô nhân đạo như vậy, nhưng họ không có quyền khiếu nại. Các lính canh nói rằng, “Quý vị không phải tu luyện Chân Thiện Nhẫn sao? Chư vị phải Nhẫn tất cả những gì xảy đến cho chư vị.

2. Lính canh hiện nay, trại lao động được chia làm bốn đội với khoảng một chục lính canh trong mỗi đội.

Sau đây là các kẻ bức hại trong đội thứ ba: Cựu trưởng đội Trần Tố Bình, trưởng đội hiện nay Lí Ái Văn, trưởng phòng chính trị Vương Vĩnh Hồng, phó đội Lâm Nguyệt Trân, lính canh Đinh Hải Anh, Diêm Thục Bình, Ân Quế Hoa, Trương Xuân Hòa, Trương Phương, Thôi Hồng Văn, Hàn Tân Khắc, gã họ Tống.


lính canh Trần Tố Bình

lính canh Lí Ái Văn

lính canh Đinh Hải Anh


lính canh Vương Tuệ Lệ

lính canh Ân Quế Hoa


lính canh Diêm Thục Bình

Trần Tố Bình, nữ, vào khoảng 50 tuổi, đã là giám đốc của Đội thứ ba trong một thời gian lâu.

Vào tháng mười 2002, bà ta được chuyển làm Giám đốc Sở điều hành. Bà ta xem bề ngoài hiền lành và nói với các học viên là mẹ của bà ta cũng tập luyện Pháp Luân Công. Nhưng bà ta rất tàn nhẫn khi thi hành sự bức hại. Bà ta đích thân tra tấn nhiều học viên đến độ họ bị suy xụp tinh thần. Một số bị nhiều chứng bệnh vì kết quả của sự tra tấn, cả đến độ họ sắp bị chết.

Giám đốc đội thứ ba hiện nay Lí Ái Văn vào khoảng 45 tuổi. Bà ta đích thân đánh người, hoặc tra tấn họ hoặc xúi giục các tù nhân và lính canh đánh các học viên. Lính canh Đinh Hải Anh từ chối không cho học viên 68 tuổi bà Lô Học Tỉnh từ thành phố Trâu Bình dùng nhà cầu. Bà bị kết án sáu năm lao động cưỡng bức. Khi bà Lu không thể chịu nổi nữa và đi ra ngoài, Đinh Hải Anh nhìn thấy bà và kéo lôi bà trở lại trong khi bà đang ngồi trên thùng đi tiểu. Để cấm bà Lô đi tiểu bằng cách thường, Đinh may dính áo và quần của bà Lô vào nhau và cố buộc bà ta bị ‘chuyển hóa’ qua sự tẩy não và tra tấn.

3. Chi tiết các vụ kiện bức hại

Bà Vương Ngọc Lan, vào khoảng 50 tuổi, từ thành phố Chư Thành. Vì bà từ chối làm tổn hại đức tin của bà, các lính canh giam bà riêng trong ba năm qua, hoặc trong một nhà hầm hoặc trong nhà cầu. Các lính canh trại lao động cột hai tay bà ra sau lưng và ép bà ăn trong khi bà tuyệt thực. Kết quả của sự tra tấn, bà thường bị bất tỉnh và chảy máu miệng và mũi. Chúng áp đặt lên bà đủ loại tra tấn.

Bà Ngô Tú Hoa vào khoảng sáu mươi tuổi. Các lính canh dùng nhiều cách để xâm phạm trên bà và không cho bà ngủ, khiến cho cả cơ thể bà bị sưng húp. Họ không để cho bà mang giầy, và bà không thể đứng thẳng.

Bà Vương Tiến Phương từ thành phố Uy Hải vào khoảng 40 tuổi. Các lính canh không cho bà ngủ trong thời gian lâu và nhốt bà trong nhà hầm và nhà cầu. Chúng đánh, chửi, và tra tấn bà đủ cách khác nhau.

Bà Diêu Tú Vinh từ thành phố Duy Phường vào khoảng 60 tuổi. Các lính canh không cho bà ngủ trong thời gian lâu, buộc bà đứng đối mặt vào tường, nhốt bà trong nhà hầm, và buộc bà làm lao động nô lệ. Cánh tay bà bị thương do đó.

Cô Tống Tĩnh vào khoảng 20 tuổi và là sinh viên tại đại học Bắc Kinh. Cô kiên định trong đức tin của mình và từ chối bị ‘chuyển hóa’. Cô bị buộc đứng nhiều giờ trong nhà cầu hoặc nhà hầm mà không cho ngủ. Cô bị cấm đi tắm, đánh răng hoặc rửa tay và mặt. Để buộc cô viết tờ “hối thư,” các lính canh tra tấn cô mỗi ngày sau nửa đêm trong một thời gian. Chúng nhét vào miệng cô bít tất bẩn hoặc giẻ lau bẩn và tấn công cô bằng những cú đấm, đá và cào.

Theo những người chứng kiến, mình cô đầy vết bầm đen tím. Các lính canh sợ rằng các vết thương của cô sẽ bị nhìn thấy, vì vậy họ đem giấu nhẹm cô. Các năm không ngừng bị tra tấn khiến cho cô trở nên ngờ nghệch, sợ hãi, và dễ giật mình.

Bà Chu Lợi Chân, vào khoảng 50 tuổi, từ thành phố Truy Bác. Các lính canh không cho bà ngủ trong nhiều giờ, cũng không cho bà đi tắm rửa. Bà bị buộc đứng ngó mặt vào vách tường trong một thời gian lâu, và tinh thần của bà bị suy xụp. Bà luôn bị sợ hãi. Chính mắt tôi nhìn thấy lính canh Tất Ngọc Cần kéo tóc bà Chu và đấm vào ngực bà. Chúng cũng nắm tóc bà và đập đầu bà vào một thanh sắt. Bà bị bất tỉnh nhiều lần.

Bà Trương Hồng vào khoảng 50. Trong thời gian ba năm bà ở nơi này, các lính canh thường nhốt bà trong nhà hầm. Bà bị chuyển từ Đội thứ Sáu đến Đội thứ Ba, nơi đây bà còn bị xâm phạm hơn nữa. Bà bị không cho ngủ trong thời gian lâu dài, và bị nhốt trong nhà cầu và xà lim. Bà bị tra tấn bằng cách đứng trong nhiều giờ trong một tư thế, và nếu bà động đậy lính canh sẽ đấm và đá bà. Để giày vò bà, chúng để một mảnh giấy trước mặt bà với tên của Sư phụ Lý trên đó và buộc bà bước lên trên đó.

Cô Tôn Khải Linh từ thành phố Lai Châu, và cô vào khoảng 30 tuổi. Các lính canh chuyển cô đến Đội thứ Sáu và ép ăn, còng tay cô ra sau lưng, cấm không cho ngủ, và nhốt cô trong nhà cầu, nhà hầm họăc trong phòng theo dõi nghiêm ngặt. Chúng không cho cô dùng nhà cầu. Cô phải tiểu tiện trong quần áo.

Bà Trần Tiểu Nguyệt vào khoảng 50 tuổi, từ Nhũ San, thành phố Yên Đài. Các lính canh buộc bà từ bỏ Pháp Luân Công, nhưng sự xâm phạm không làm bà ngưng sau khi bà chịu thua. Chúng ra lệnh cho bà đánh một người nào đó để ‘chứng minh là bà thật sự chuyển hóa’ và kết quả là bà bị suy xụp tinh thần.

Cô Lưu Diên Bình từ thành phố An Khâu và khoảng 20 tuổi. Các lính canh nhốt cô trong một xà lim. Các lính canh nam cũng tham gia vào còng tay và ép ăn cô. Chúng không cho cô ngủ, ăn và chửi mắng cô thường xuyên. Lính canh Lâm Nguyệt Trân đánh cô mạnh đến độ cô Liu phun máu.

Bà Tống Tú Mai từ thành phố An Khâu vào khoảng 60 tuổi. Kết quả của sự cấm ngủ, bà xuất hiện chứng cao huyết áp, bệnh tim, và bệnh viêm phế quản nặng. Bà phải được mang đến một nhà thương trong khi mang một ống thở. Chúng vẫn còn buộc bà làm lao động nô lệ. Chúng không thả bà cả trong khi bà đang sắp chết.

Bà Lưu Ngọc Mai từ thành phố Duy Phường vào khoảng 60 tuổi. Các lính canh buộc bà đứng đối mặt vào tường trong nhiều giờ không được ngủ trong một phòng giam riêng biệt, trong nhà cầu hoặc trong nhà hầm. Chúng cũng dùng một con dao cạo bén cắt lông nheo của bà, dùng một cây tre nhọn xuyên lỗ tai bà, dán keo miệng bà và cột hai cánh tay bà trong một tư thế đan thẳng vào một ống sắt ngang. Sau cuộc tra tấn, chúng hỏi bà nếu bà vẫn còn muốn tập luyện Pháp Luân Công và hoặc bà có muốn viết tờ bảo đảm thư. Nếu bà nói ‘không’, chúng tức thời tấn công bà bằng đấm và đá.

Bà Lương Hồng Chi vào khoảng 46 tuổi. Chúng không cho bà ngủ và nhốt bà trong nhà cầu. Chân của bà bị sưng húp. Bà bị thêm nhiều bệnh và tinh thần của bà bị xuống dốc vì kết quả của sự bức hại.

Bà Trương Hy Mỹ vào khoảng năm mươi tuổi. Tinh thần bà bị giày vò vì các xâm phạm thể chất của bà, nhưng bà không chịu từ bỏ. Chúng nhốt bà trong nhóm bị theo dõi nghiêm ngặt và cấm không cho bà động đậy chút nào trong 18 giờ mỗi ngày. Bà phải ngồi nơi đó trong thời gian lâu, và nếu bà cử động một chút gì, chúng liền đánh bà. Chúng hạn chế sự đi nhà cầu của bà, giặt áo quần và đi tắm rửa. Cả người bà bị sưng húp.

Bà Cao Văn Mỹ từ thành phố Duy Phường và vào khoảng 48 tuổi. Ngoài các loại tra tấn đã kể trên, bà cũng bị còng tay vào một thanh cửa sổ nhà cầu. Khi bà có kinh nguyệt, chúng ra lệnh cho bà ngồi trên thềm xi măng và không cho bà thay băng vệ sinh. Chúng không cho bà ngủ để buộc bà bị ‘chuyển hóa’. Trong những năm gần đây bà bị đau khổ rất nhiều và bị buộc làm lao động nô lệ. Bản án trại lao động của bà bị gia tăng thời gian.

Chúng tôi chính mắt nhìn thấy các sự xâm phạm này, nhưng điều mà chúng tôi có thể nhìn thấy là rất hạn chế, vì chúng tôi bị theo dõi nghiêm ngặt. Chúng tôi không biết các điều vi phạm thể chất xảy ra dưới lầu trong phòng tối cá nhân. Các lính canh luôn đi theo chúng tôi khi chúng tôi đi xuống lầu và không để cho một ai nhìn thấy. Nếu có người chết nơi đó, không ai biết cách nào họ bị chết.

4. Danh sách không toàn vẹn một số thành phần trách nhiệm và các kẻ bức hại khác

Lưu Trường Tăng (nam), giám đốc trại Wang Jun, giám đốc chính trị Wang Huili, phó giám đốc

Trần Tố Bình, trưởng ban quản lý, 86-533-6689847 ,

Lí Ái Văn, trưởng Đội thứ Ba

Lin Yuezhen, phó Đội thứ Ba

Wang Yonghong, chính trị viên trưởng Đội thứ Ba, 86-533-6689414

Zhao Li và Shi Wei, lính canh nữ của Đội thứ 2, 86-533-6689374

Shen Hongxiu và Cai Jing, lính canh nữ của Đội thứ nhất, 86-533-6689411

Huang Bo và Fan Naifeng, lính canh nữ của Đội thứ 4, 86-533-6689415
Dưới sự điều động của các lính canh nhà tù, các tù nhân mà tham gia vào sự bức hại kể trên có Chu Trung Diệp (từ thành phô Nghi Nguyên), Lưu Tiểu Yến (từ thành phố An Khâu), Từ Mỹ Quyên (từ thành thị Lai Tây, thành phố Thanh Đảo)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/6/11/180032.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/9/3/100361.html
Đăng ngày: 28-06-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share