Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 8-3-2016] Vụ kiện của một cư dân Sơn Tây đối với bưu điện tỉnh Sơn Tây đã dẫn đến hiệu ứng dây chuyền ra khắp Trung Quốc, thậm chí đã lan tới một tỉnh ở vùng Đông Bắc cách đó hơn 1.000 dặm (1.600km).

Theo một chỉ thị mật của Phòng 610 tỉnh Hắc Long Giang bị rò rỉ, toàn bộ hệ thống hành pháp và tòa án các cấp của Sơn Tây đều đặt trong tình trạng báo động cao, nhằm ngăn chặn những trường hợp tương tự có thể xảy ra.

Ông Lý Tích Phúc là cư dân sống ở thành phố Thái Nguyên, Sơn Tây, đã nộp đơn kiện bưu điện địa phương sau khi họ từ chối gửi thư của ông Lý tố cáo Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo độc tài Trung Quốc. Ông Lý đang thực thi quyền hợp pháp trong việc kiện Giang ra công lý vì đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, khiến ông liên tục bị giam cầm.

Tòa án địa phương đã mở phiên xử trường hợp của ông Lý vào tháng 11 năm ngoái, nhưng quan tòa đã nhanh chóng hoãn lại phiên xử khi phát hiện ra ông Lý tu luyện Pháp Luân Công và lá thư bị giữ lại là đơn kiện Giang Trạch Dân.

Không chỉ vậy, công an thành phố Thái Nguyên còn bắt ông Lý sau đó tám ngày và trường hợp của ông hiện tại thuộc quyền xử lý của Viện kiểm sát địa phương.

Chỉ thị mật

Chỉ thị mật này do Phòng 610 tỉnh Hắc Long Giang ban hành

Chỉ thị bí mật này nhắm vào trường hợp của ông Lý, yêu cầu đồn công an địa phương, phòng an ninh, tòa án, viện kiểm sát, bưu điện, phòng kháng cáo phải để mắt đến những gì xảy ra ở tỉnh Sơn Tây.

Chỉ thị này cũng trách cứ hệ thống hành pháp đã để số lượng đơn kiện Giang Trạch Dân gia tăng, yêu cầu họ phải chịu trách nhiệm vì đã không đủ “nhạy cảm chính trị” và “thiếu ý thức cảnh giác, phòng ngừa”.

Toàn bộ các cấp chính quyền Hắc Long Giang được lệnh tăng cường giám sát các học viên Pháp Luân Công đã hoặc có ý định đệ đơn kiện Giang. Tòa án cũng được chỉ thị không được tiếp nhận bất cứ đơn kiện nào của học viên Pháp Luân Công đối với bất cứ cơ quan địa phương nào.

Hành trình gian khổ đi tìm công lý

Ông Lý, 75 tuổi, là một công nhân ngành thép đã nghỉ hưu, đã bị đưa đến trại lao động cưỡng bức hai lần trong suốt 16 năm qua, chỉ vì ông là học viên Pháp Luân Công.

Ngày 6 tháng 7 năm 2015, khi ông Lý đi gửi đơn kiện, tuy nhiên nó đã không thể tới được Tòa án Nhân dân Tối cao hay Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao như dự định. Bưu điện Tiêm Thảo Bình đã tuyên bố thư của ông bị giữ lại vì “lo ngại an ninh”.

Sau đó ông Lý tiếp tục gửi đơn kiện dân sự, yêu cầu bưu điện Tiêm Thảo giải thích lý do giữ thư của ông lại. Thêm nữa, ông cũng yêu cầu được xin lỗi công khai và hoàn lại bưu phí.

Tòa án quận Tiêm Thảo đã mở phiên xử vào ngày 9 tháng 11 năm 2015, nhưng quan tòa nhanh chóng hoãn lại phiên xử ngay sau khi ông ta biết lá thư đó là đơn kiện Giang Trạch Dân. Ông ta tuyên bố vì ông Lý không thể đưa ra biên lai gửi thư, nên phiên xử mới sẽ được tổ chức sau.

Ngày 17 tháng 11, công an đã bắt ông Lý và hai học viên Pháp Luân Công khác, đồng thời lục soát toàn bộ nhà của ba học viên.

Công an dùng tài liệu về Pháp Luân Công lấy từ nhà ông Lý để tạo chứng cứ giả chống lại ông, rồi chuyển hồ sơ tới viện kiểm sát.

Công an cũng sách nhiễu các học viên sống gần ông Lý nhằm tìm ra những học viên tham dự phiên xử ngày 9 tháng 11.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã bỏ ngoài tai ý kiến của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác và thi hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610,” vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và tòa án trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài.

Theo số liệu do Minh Huệ Net thu thập, hiện đã có hơn 200.000 học viên Pháp Luân Công và người nhà đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân tính từ tháng 5 năm 2015. Họ đang yêu cầu Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đưa Giang ra công lý về tội diệt chủng và cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công.

Báo cáo liên quan:

Chuỗi chỉ thị trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu với Phòng 610

Dấu ấn ngày 10 tháng 6 – Phòng 610 – Kiểm soát Trung Quốc

Các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn sau khi đệ đơn kiện cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2015


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/3/8/325039.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/3/17/155946.html

Đăng ngày 2-4-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share