Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Sơn Tây

[MINH HUỆ 10-3-2016] Một phụ nữ ở tỉnh Sơn Tây đã bị bắt giữ vào ngày 26 tháng 2 năm 2016, chỉ tám tháng sau khi kiện Giang Trạch Dân và một năm sau khi được trả tự do khỏi nhà tù. Trong 15 năm qua, bà bị giam giữ hơn 10 năm trong các trại lao động và nhà tù.

Bà Tiêu Diễm Bình, một cư dân ở huyện Nam Trịnh, tỉnh Thiểm Tây, đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân, cựu độc tài Trung Quốc, lên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao vào ngày 14 tháng 6 năm 2015. Bà cáo buộc Giang tội cầm tù và tra tấn bà suốt nhiều năm.

Tóm lược những khó nạn mà bà phải đối mặt

Cảnh sát và nhân viên của Phòng 610 bắt bà tại nơi làm việc vào ngày 4 tháng 9 năm 2002 bởi phân phát tài liệu Pháp Luân Công. Bà bị án lao động cưỡng bức hai năm và bị cơ quan sa thải. Các quan chức còn tống tiền chồng bà 20.000 nhân dân tệ để đổi lấy việc bà được trả tự do sớm tám tháng.

Bà bị bắt một lần nữa vào ngày 23 tháng 2 năm 2005 bởi dán tài liệu thông tin về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Bà bị kết án một năm rưỡi lao động cưỡng bức và bị giam giữ trong Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Tây An vào tháng 8 năm 2005.

Một số công an mặc thường phục xông vào và lục soát cửa hàng của bà Tiêu vào ngày 7 tháng 5 năm 2008. Họ tịch thu hai máy tính, hai máy in, một máy in laser đa chức năng, một ổ cứng, một số hộp giấy, hai máy nghe nhạc MP3 và các tài liệu Pháp Luân Công khác. Những vật dụng này được sử dụng làm bằng chứng để kết tội bà.

Những kẻ bức hại đã thẩm vấn bà suốt sáu ngày đêm và cấm bà ngủ. Sau đó, bà bị kết án tám năm tù vào ngày 27 tháng 3 năm 2009 và bị tống giam trong Nhà tù Nữ Thiểm Tây vào ngày 27 tháng 6 năm 2009.

Trong khi bị cầm tù, bà bị đánh đập, sỉ nhục và cấm sử dụng nhà vệ sinh. Họ chỉ định một người theo dõi bà 24/24 bởi họ cấm bà nói chuyện với người khác. Lính canh ép bà phải lao động hơn 10 giờ đồng hồ một ngày và đôi khi còn bắt bà làm việc tới tận đêm khuya.

Gia đình tan vỡ

Năm 2002, con trai bà được nhận vào một trường trung học có tiếng. Tuy nhiên, bốn ngày sau khi trường học khai giảng, bà bị bắt giữ. Con trai bà không thể chịu nổi áp lực nên đã nghỉ học. Vài năm sau, cha anh qua đời trong một tai nạn xe hơi, khiến anh mất cha. Anh cố gắng nhập ngũ, nhưng bị đuổi bởi mẹ anh tu luyện Pháp Luân Công. Áp lực trở nên nặng nề quá sức chịu đựng của anh, nên anh đã tìm cách tự tử, nhưng may mắn là tự tử bất thành.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.

Từ cuối tháng 5 năm 2015, hơn 200.000 học viên Pháp Luân Công cùng thân nhân của họ đã đệ đơn khởi kiện Giang Trạch Dân lên Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Nhiều học viên cũng khuyến khích mọi người tham gia vào nỗ lực tố cáo tội ác của Giang và chấm dứt cuộc bức hại.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/3/10/325154.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/3/19/155963.html

Đăng ngày 30-3-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share