[MINH HUỆ 31-03-2009] Trong tháng giêng 2009 (gần đến đầu năm âm lịch), một nhóm cảnh sát viên từ văn phòng Quốc phòng huyện Hoài Dương xông vào tư gia của học viên Pháp Luân Công Chu Đức Tài tại làng Lật Điếm, thị xã Tân Trạm tại Hoài Dương, tỉnh Hồ Nam và bất hợp pháp bắt ông ta. Khi gia đình Chu Đức Tài gặp lại mặt ông, ông đã bị đánh đập đến tình trạng sống thực vật.
Chu Đức Tài là một nông dân 58 tuổi. Từ khi tập luyện Pháp Luân Công, ông tuân thủ chặt chẽ với tiêu chuẩn vốn có trong Chân Thiện Nhẫn, và sức khỏe thể chất ông gia tăng.
Mặc dù cuộc đàn áp Pháp Luân Công, ông Chu vẫn kiên định trong sự tu luyện của mình. Để giúp những dân làng hiểu được chân tướng và có được một tương lại tốt, ông nói với dân chúng các sự kiện về Pháp Luân Công và phơi bày cuộc đàn áp. Các viên chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại ông tàn bạo vì ông thi hành quyền hiến định của ông là nói lên sự thật. Vào tối ngày 7 tháng tám 2008, các viên chức từ Văn phòng Quốc phòng Hoài Dương và các viên chức từ Sở cảnh sát Tân Trạm xông vào tư gia ông Chu, lục soát lung tung và bắt ông. Ông được thả ra khi cảnh sát trưởng đã tống tiền các thành viên gia đình ông.
Không may thay, tiếp theo ông bị bắt lần thứ hai vào khoảng năm âm lịch 2009, cảnh sát tra tấn tàn bạo Chu Đức Tài, làm bị thương hệ thống thần kinh trung ương. Sự cấp cứu của y viện đã tránh cho ông khỏi cái chết, nhưng ông bị trong tình trạng sống thực vật. Gia đình ông đến nay đã tốn hơn 100,000 tệ tiền thuốc, nhưng không trị được bệnh cho ông.
Từ khi cuộc đàn áp bắt đầu ngày 20 tháng bảy 1999, cảnh sát Hoài Dương đã khủng bố và tra tấn tàn bạo vô lượng những học viên vô tội. Sau đây là thêm những trường hợp các học viên bị tra tấn tàn bạo dưới bàn tay của cảnh sát Hoài Dương.
Giáo sư xuất sắc Tống Chấn Linh và vợ ông bị đánh đập tàn bạo
Vào tháng mười 2000, vị giáo sư ưu tú Tống Chấn Linh tại thị xã Lỗ Đài, huyện Hoài Dương và vợ ông Vương Quế Kim đi đến Bắc Kinh để khiếu nại công lý cho Pháp Luân Công nhưng họ bị bắt. Phó phòng cảnh sát Hoài Dương, Nhiệm Vĩ và trưởng phòng cảnh sát Lỗ Đài trói ông Tống và bà Vương bằng dây thừng và mang họ đến văn phòng Liên lạc thành phố Hoài Dương tại Bắc Kinh, nơi này cặp vợ chồng này bị tra vấn và đánh đập riêng biệt.
Khi phó phòng cảnh sát Ngô Thắng Lợi và trưởng phòng cảnh sát Lỗ Đài tra vấn bà Vương, chúng buộc bà quì gối trên đất trọn buổi và đánh, đá và vả vào mặt bà và kéo tóc bà, vặn xức những nắm tóc trên đầu bà. Mặt bà bị sưng vì thế. Nhiệm Vĩ và giám đốc cảnh sát cũng trói cả hai tay họ ra sau lưng, sau đó đánh và tra vấn họ cho đến khi mặt họ tê cứng. Ngày hôm sau cảnh sát trói ông Tống và bà Vương nơi phần dưới cơ thể. Nhiệm Vĩ dùng giầy da của y đập vào mặt ông Tống. Sau 48 giờ tra vấn, Nhiệm Vĩ lấy tất cả tiền mặt mà cặp vợ chồng này có trong mình, nhưng không cho họ ăn uống gì cả. Khi ông Tống và bà Vương bị chuyển trở lại Hoài Dương, Nhiệm Vĩ, Trần Gia Xương, Cảnh Thủ Linh và Triệu Mẫn lại tra tấn họ. Đầu tiên, Tống Chấn Linh bị trói chặt. Da trên lưng ông bị đâm chảy máu. Nhiệm Vĩ lại đánh ông Tống trên mặt bằng giày da. Y mệt nhoài sau 50 lần, vì vậy y ngừng. Sau đó y bắt đầu đánh bà Vương. Cảnh Thủ Linh đánh và đá bà.
Một phụ nữ nông dân trẻ bị tra tấn nghiêm trọng
Vào tháng năm 2001, cảnh sát bắt học viên cô Dương Liễu và ba người khác từ thị xã Đẩu Môn, huyện Hoài Dương. Liên hệ vào sự bắt bớ này là các cảnh sát viên Lí Tây Chí, Diêm Dân, và Trương Tự Hỉ. Khi họ đi đến sở cảnh sát thì đã nửa đêm.
Tức thời, Lí Tây Chí bắt đầu tra vấn các học viên. Cô Dương Liễu cần đi nhà cầu, nhưng Lí Tây Chí không cho bà đi. Cô Dương Liễu nói, “Tôi không kiềm giữ được. Nếu ông không cho tôi đi nhà cầu, tôi sẽ làm bậy nơi đây.” Nghe như vậy, Lí Tây Chí vả vào mặt bà cho đến khi y mệt nhoài. Dương Liễu cảm thấy chóng mặt và đầu cô bị đau. Răng của cô bị lỏng ra, khiến cho 4 cái bị rớt xuống. Mặt cô bị sưng và méo mó.
Không bao lâu sau đó, Lí Tây Chí bắt đầu vả vào mặt hai học viên khác. Sau đó, y còng hai tay họ ra sau lưng vào các cây cột trong phòng. Vì hai cánh tay của Dương Liễu quá gầy và ngắn, Lí cố nhiều lần để còng tay cô vào một cây cột nhưng đều thất bại. Y kéo hết sức cho đến khi y có thể cuối cùng cột được hai cánh tay bà vào một cây cột. Cái còng tay cắt vào bàn tay của Dương Liễu tạo nên sự đau đớn khôn cùng.
Lí Tây Chí bắt đầu đánh họ và vả vào mặt họ. Khi xong rồi, các cảnh sát viên kéo lôi bà người học viên ra ngoài sân và buộc họ quì gối trên nền xi măng. Lí Tây Chí ra lệnh cho hai cảnh sát viên đánh mạnh bạo vào mông của cô Dương. Cô không kiềm chế được đại tiểu tiện sau đó. Một bắp thịt trên hông bà bị đánh nặng nề đến độ nó bị nhiễm trùng. Trong khi cô vẫn còn đang quì, hai cảnh sát viên như điên khùng nhảy lên, dẫm đạp lên chân cô. Sau một lúc, đầu gối, chân, cườm chân và bàn chân của Dương Liễu bị chảy máu. Các cảnh sát viên sau đó đá mạnh bạo vào hai bên chân bà. Cuối cùng cô Dương bị đau và hết sức quá độ khiến bà bị bất tỉnh trên nền đất. Nhưng các cảnh sát viên vẫn còn chưa buông tha bà. Chúng dùng mẫu thuốc lá đốt hai chân mày của Đái Mai và miệng của Dương Liễu. Các vết sẹo vẫn còn rõ rệt đến hôm nay.
Nhân viên về hưu của sở Chống bệnh dịch của huyện Quách Tú Mai chết vì kết quả của sự đánh đập
Quách Tú Mai 45 tuổi. Chiều ngày 22 tháng chín 2002, khi đang đi phát tài liệu giảng rõ sự thật Pháp Luân Công, bà bị đánh nặng nề đến độ bị chết vì các vết thương. Sáng hôm sau một người qua đường nhìn thấy bà gần một ngôi nhà. Mặt bà bị sưng và đầy vết bầm, mắt trái của bà bị thụt vào trong, cổ và ngực của bà bị bầm tím. Lúc bấy giờ bà vẫn còn sống. Các viên chức từ sở cảnh sát tội phạm đến và quay phim nơi hiện trường tội ác. Sau đó chúng rời đi mà không giúp đỡ gì cho bà; cũng không bắt đầu điều tra. Chúng nói sau đó bà Quách Tú Mai bị đứng tim và chết.
Ông lão tám mươi Lí Đình Lâm và gia đình bị đánh đập dã man
Ngày 5 tháng năm 2008, dân biểu sở cảnh sát thị xã Lưu Chấn Đồn, Hoàng Vĩ đến nhà học viên Lí Đình Lâm, đi theo có bốn cảnh sát viên. Sau khi lục soát nhà ông Lí chúng bắt ông và con trai ông Lí Quân Kỳ. Ông Lí Đình Lâm vào khoảng tám mươi tuổi.
Vợ ông Lí Đình Lâm hỏi, “Tại sao các ông bắt con trai tôi? Nó có làm gì bất hợp pháp đâu?” Một cảnh sát viên trẻ tên Trương giữ bà và đẩy bà xuống đất, đá bà nhiều lần và vả vào mặt bà hằng chục lần. Sau đó y hăm dọa, “Đừng có nói một lời nào. Nếu nói, tôi sẽ lại đánh bà nữa!” Vợ ông Lí Đình Lâm không chịu thua. Bà tiếp tục cố cãi lý với các cảnh sát viên, nhưng viên cảnh sát tàn bạo đó lại đánh bà nữa. Y dẫm đạp lên bà, đá bà và vả vào mặt bà. Nhưng người đàn bà già vẫn không ngừng nói lý với y và ngưng sự bắt bớ bất hợp pháp. Trong sự đau đớn vô cùng, bà cố đứng lên để bảo vệ cho con trai bà. Trương đánh bà lần thứ ba và lại đẩy bà xuống đất. Bà bị đầy vết thương, và không thể thở được dễ dàng.
Ông Lí Đình Lâm và con trai ông Lí Quân Kỳ bị giam trong sở cảnh sát, bị nhốt trong những phòng giam riêng và bị tra tấn tàn bạo. Một cảnh sát viên vả vào mặt Lí Đình Lâm hằng chục lần. Kết quả, ông cảm thấy chóng mặt và mặt ông bị tấy đỏ và đau vô cùng. Từ phòng bên cạnh, tiếng kêu thét liên tục của con trai ông, đau đớn và kinh hãi được nghe rõ ràng. Khi các cảnh sát viên mệt mỏi, chúng cột họ vào các thành giường cho đến chiều ngày hôm sau. Cha và con trai bị chuyển đến nhà tù huyện. Nhưng vì Lí Quân Kỳ vẫn còn bất tỉnh, các viên chức nhà tù từ chối nhận ông.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/3/31/198137.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/4/15/106544.html
Đăng ngày: 22-06-2009; Bản dịch có thể được hiểu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.