[MINH HỤÊ 13-12-2008] Trong lúc Thế vận hội, có một bầu không khí kinh hoàng tại Trại Lao động cưỡng bức Tây Sơn Bình tại thành phố Trùng Khánh.
Các viên chức ĐCSTQ tổ chức một loạt các buổi hội họp, áp đặt luật lệ để hạn chế sự tự do của dân chúng. Cảnh sát vũ trang luôn thường trực. Đội thứ 7 tại Trại Lao động cưỡng bức Tây Sơn Bình chuyên môn bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Lôi Khoa Kim là đội trưởng của đội trong nhiều năm trước khi y được thuyên chuyển đến một đội khác. Lôi đã hăng hái tham gia vào sự ‘chuyển hóa’ một cách tàn bạo đối với các học viên Pháp Luân Công từ khi cuộc bức hại bắt đầu. Hai bàn tay y đã nhuốm đầy máu của các học viên Pháp Luân Công.

Vì sự tham gia tích cực của y trong việc bức hại Pháp Luân Công, Lei trở thành người cầm đuốc trong Thế vận hội. Trước khi Thế vận hội, vào khoảng hai mươi học viên Pháp Luân Công bị giam tại đội thứ 7. Con số các học viên bị giam nơi đây đã gia tăng rất nhiều lên đến con số trên năm mươi người.

Các học viên này bị bắt chỉ vì họ có một vài quyển sách Pháp Luân Công tại nhà. Một số các học viên này đến từ các vùng đồng quê và chỉ bắt đầu tập luyện gần đây thôi. Huyện Vạn Châu là kế cận với huyện Lương Bình. Đó là hai vùng xa xôi tại thành phố Trùng Khánh.

Khi ngọn đuốc Thế vận hội đi xuyên qua huyện Vạn Châu, cả hai huyện đều bị một đợt điên khùng bắt bớ bởi ĐCSTQ. Bốn học viên tại huyện Vạn Châu đã bị bắt và kết án tù trong trại lao động cưỡng bức. Bốn người học viên khác tại Huyện Lương Bình cũng bị bắt và bị kết án. Vì một lý do gì đó, có hai học viên bị bắt, mà không có bị kết án, và tám người nữ học viên khác tại huyện Lương Bình cũng bị bắt.

Các học viên ông Chen Minguo và ô. Chen Xiaojing hơn 60 tuổi. Vì con số các học viên bị bắt tại Huyện Lương Bình đã đạt được ‘chỉ tiêu bắt người’, ô.Chen Minguo và ô. Chen Xiaojing được ‘bán’ cho một huyện khác 2.000 đồng mỗi người để đạt được chỉ tiêu của vùng. Sau khi họ bị bắt, gia đình họ cố tìm biết xem họ ở đâu. Ba tháng sau, họ mới được biết nơi bắt và giam của những người này tại trại lao động cưỡng bức Tây Sơn Bình.

Trong số năm mươi người học viên bị giam, khoảng hai mươi người trong họ là hơn 60 tuổi. Ô. Qin Daqun, 58 tuổi, bị giam tại Đội thứ 7 của Trại Lao động cưỡng bức Tây Sơn Bình. Ngoài việc bị tra tấn bởi các lính canh của đội, Wei Shaohong cố buộc ông ký tên vào bản gọi là ‘ba tuyên bố’. Khi ông từ chối ký tên,Wei và các lính canh khác bắt ông đứng và mang những bao cát trong một thời gian lâu.

Ông được đưa đi nhà thương khi mạng sống của ông bị đe dọa. Khi ông bên bờ cái chết, ông được đưa về nhà. Ông bị chết không bao lâu sau đó.

Ô. Meng Xuetao, 39 tuổi, làm việc tại Ngân hàng Nhân dân Trung quốc. Vì ông tập luyện Pháp Luân Công, ông hai lần bị đưa đi một trại lao động cưỡng bức. Ông hiện nay không thể nào bước đi bình thường, và cần sự giúp đỡ khi bước đi hoặc ngồi xuống, để cho ông khỏi ngã.

Ô. Zhang Ge, 41 tuổi, làm việc cho Sở thuế tại Vùng Wansheng. Ông gần như hoàn toàn bị mù mắt vì sự bức hại, và ông không thể tự săn sóc. Ông cần có người săn sóc cho ông.

Ô. Zhang Xingyu, 61 tuổi, sống một mình. Ô Xu Xiaohua, 30 tuổi, bị bệnh tật tinh thần từ khi còn nhỏ. Ông sống bằng nghề lái xe ba bánh. Ô Xie Jin là giảng viên tại Học viện giao thông vận tải tại thành phố Trùng Khánh. Ông bị liên lụy và bị giam ba lần. Đôi chân của ông bị thành đen, mưng mủ và trở thành mất cảm giác. Ông bây giờ đi đứng khó khăn. Hai chân của ô. Zhang Peisheng có độn miếng sắt và ông đi đứng khó khăn.

Ô. Wang Zhihai, khoảng 40 tuổi, bị một đám tù nhân đánh, kết quả bị thương ở não trầm trọng. Có máu trong thể tùng quả của ông, và ông nằm liệt giường.

Ô. Tang Yi, khoảng 43 tuổi, là nghiên cứu sinh tiến sĩ. Trên đường ông đi tìm việc làm, ông bị bắt và bị đưa đi một trại lao động cưỡng bức vì người ta tìm thấy ông có những tài liệu Pháp Luân Công trong người. Ông bị bắt tất cả là ba lần. Trong lúc lần bị giam thứ 2 trong một trại lao động cưỡng bức tại tỉnh Vân Nam, ông được thả ra do sự giúp đỡ của mẹ ông và việc ông tuyệt thực để phản đối.

Trong lúc ông bị giam, ô. Tang tuyệt thực và la lớn “Pháp Luân Đại Pháp tốt” để phản đối sự bức hại. Sau này, ô. Tang chỉ ăn một chút đồ ăn mà gia đình ông mang vào cho ông. Mẹ của ông Tang, mà không phải là học viên, đi khắp nơi để tìm công lý cho con trai bà. Bà đạp xe hàng chục cây số đường trên chiếc xe đạp để mang thức ăn cho con trai bà mỗi ngày.

Một lần bà mang một đống bằng cấp mà được cấp cho con trai bà và nói lạnh lùng với các lính canh, “Các người không tốt như con trai tôi.”

Ngày 25 tháng mười một, ông Tang lại thoát ra khỏi tà ác bằng dùng chính niệm. Ô. Kang Hong, 38 tuổi, tốt nghiệp Đại học Y khoa Trùng Khánh. Ông bị giam cầm bốn lần. Chân ông bị gãy và ông bị những vết thương tinh thần do kết quả của sự bức hại bởi các tù nhân. Ông đang trên bờ cái chết.

Các học viên bị giam cầm bất hợp pháp tại Trại Lao động Cưỡng bức Tây Sơn Bình (tháng mười một 2008): Yang, Guogang, Li Wenlong, Feng Fei, Cheng Dinggen, Tian Weiliang, Wang Xianhua, Zou Xiaojun, Xu Xiaohua, Xia Junming, Lin Decai, Yu Furong, Ren Dongchuan, Zhu Zhilin, Du Hanwen, Tang Quan, Qu Minghong, Wan Xinglin, You Dali, Xia Daoping, Zhang Yinming, Zhang Ping, Zheng Peng, Meng Xuetao, Zhang Ge, Kang Hong, Luo Jiaoyu, Tang Yi, Wang Zhihai, Xie Jin, Li Changli, Qin Daqun, và Su Guohong.

Các học viên trên 60 tuổi: Xia Jiqing, Tang Zhizhong, Zhang Xingyu, Jiang Xiqing, Zhu Defu, Tao Yukui, Shi Shitian, Duan Huiming, Zhang Peisheng, Chen Minguo, Chen Xiaojing, Wang Jianxiong, Jiang Xin, Yuan Zhengyou, Gao Yuezhi, Wang Xianming, Deng Liping, Yuan Yingjiang, Liu Guangdi, Sheng Jianhui, Gong yanzhao, và những người khác.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/12/13/191490.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/12/24/103243.html
Đăng ngày 18-06-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share