Bài của phóng viên Minh Huệ, Ngô Tĩnh Tư

[MINH HUỆ 14-05-2009] Vào tháng mười một 2008, các học viên là bà Quách Thục Trân và con gái của bà là Điền Tiểu Huyền từ thành phố Song Áp San, tỉnh Hắc Long Giang bị kêu án bảy và tám năm tù.

2008-12-25-guotian-01--ss.jpg
Bà Quách Thục Trân

2008-12-25-guotian-02--ss.jpg
Cô Điền Tiểu Huyền

Con gái thứ của bà Quách tên là Điền Lệ Quân đã phơi bày chi tiết sự đàn áp. Mặc dù Điền Lệ Quân không là học viên, cô cũng bị giam bất hợp pháp trong 24 giờ trong vụ ấy.

2009-5-14-shuangyashanjail--ss.jpg

Nhà tù Song Áp San của tỉnh Hắc Long Giang là nơi chính mà các học viên Pháp Luân Công bị giam. Nhà tù giam giữ hơn hai trăm học viên trong năm 2002.

Nhà bị lục soát bất hợp pháp

Hàn Hiểu Thu là Phó phòng cảnh sát Song San thuộc thành phố Song Áp San. Phòng cảnh sát nằm dưới quyền của Nhánh Tiêm San của Sở Công an thành phố Song Áp San. Ngày 9 tháng giêng 2008, mười tháng trước khi bà Quách Thục Trân và con gái là Điền Tiểu Huyền bị kết án bất hợp pháp, Hàn Hiểu Thu dẫn đầu các cảnh sát viên Bành Giản Thu và Hoành Vĩ đi đến nhà bà Quách. Họ phá cửa xông và lục soát nhà bà. Cảnh sát lấy đi 7.000 nhân dân tệ, một máy tính xách tay, một máy in và máy phóng ảnh, nhiều sách Pháp Luân Công và các sách in khác.

Cảnh sát buộc Điền Lệ Quân dẫn chúng đến nhà của mẹ bà Quách. Không đưa ra giấy tờ chánh thức nào cả, cảnh sát đưa bà Quách đi, chồng bà, Điền Lệ Quân và con trai của cô Điền. Sau khi bị giam trong 24 giờ, gia đình bà Quách được thả ra, nhưng bà thì không.

Tra vấn bà Quách

Điền Lệ Quân bị sốc vì cách mà cảnh sát đối xử với người mẹ 64 tuổi của cô tại sở cảnh sát Tiêm San. Cô Điền nói, “Trong 24 giờ bị giam, cảnh sát tra vấn mẹ tôi. Tôi bị giam trong phòng bên cạnh. Tôi không bao giờ nghĩ rằng cảnh sát lại có thể đối xử với bà như vậy. Mẹ tôi đã 64 tuổi. Cách của cảnh sát là vô cùng dữ dằn. Họ gây tiếng động rất lớn trong khi tra vấn mẹ tôi. Vì họ đóng cửa, tôi không biết rõ điều gì đã xảy ra, nhưng tiếng nghe được như là họ đấm nắm tay lên mặt bàn hoặc liệng đồ vật. Trong ba ngày, mẹ tôi bị giam tại sở cảnh sát, bà bị mang còng tay và cùm chân. Bà cũng không được phép ngủ. Không có vết thương trên thân mẹ tôi, nhưng bà trông mệt quá sức và tinh thần rất thấp.

Em gái bị bắt

Điền Tiểu Huyền là em gái của Điền Lệ Quân. Ngày 11 tháng sáu 2008, Nhóm an ninh quốc gia của huyện Bảo Thanh, thành phố Song Áp Sơn, tỉnh Hắc Long Giang bắt cô Điền Tiểu Huyền và đưa cô đến Phòng Công an huyện Bảo Thanh. Ngày 15 tháng sáu, Điền Lệ Quân đi thăm em của cô, Điền Tiểu Huyền. Sau cuộc viếng thăm, Lệ Quân nói, “Em tôi trông rất mệt mỏi, xuống tinh thần và trên bờ suy sụp tinh thần. Cảnh sát không báo tin cho gia đình khi họ bắt cô. Sau khi bị giam, chị cô nhất quyết đòi gặp tôi, và cảnh sát cuối cùng cho phép tôi đi thăm.

Mất tiền

Vào tháng giêng 2008 cho đến tháng giêng 2009, do cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ, tổng số tài chánh bị mất mát của gia đình họ Điền là khoảng 140.000 đến 150.000 nhân dân tệ. Lệ Quân nói, “Từ khi mẹ tôi và chị tôi bị bắt, chúng tôi đã phải trả đủ thứ tiền lệ phí. Sở cảnh sát ra lệnh cho chúng tôi trả tiền hàng ngày cho mẹ và em tôi. Thuê luật sư cũng tốn tiền, và cảnh sát tịch thu bất hợp pháp một số tiền của chúng tôi và các máy móc khi họ lục soát nhà chúng tôi. Tổng số tiền mất mát mà chúng tôi phải chịu đến nay là từ 140.000 đến 150.000 nhân dân tệ. Chỉ nói về máy móc bị lấy đi thì trị giá đã vào khoảng 100.000 nhân dân tệ.” Lệ Quân nói tiếp, “Tại nhà tù thành phố Song Áp Sơn, một hộp đồ ăn là 8 nhân dân tệ. Họ cho hai hộp mỗi ngày, tức 16 nhân dân tệ mỗi ngày. Chúng tôi cũng phải gửi thêm tiền vào nơi đó. Nhà tù không cho phép người ta gửi vật dụng hàng ngày vào. Phải gửi tiền mặt như là tiền ‘đặc cọc’ để mua các nhu yếu phẩm cung cấp bởi nhà tù. Các đồ vật trong đó thường rất đắt. Đó là cách mà tôi trả tiền cho mẹ và em tôi thời gian nơi ấy.

Phiên tòa

Ngày 18 tháng mười một 2008, Tòa án huyện Bảo Thanh của tỉnh Hắc Long Giang tổ chức một cuộc xử án chín học viên. Điền Tiểu Huyền bị kết án tám năm tù. Luật sư Đường Cát Điền từ văn phòng luật sư Hạo Đông tại Bắc kinh biện hộ vô tội. Điền Lệ Quân được phép có mặt tại tòa như thân nhân của gia đình Điền Tiểu Huyền. Lệ Quân kể lại, “Tại tòa án, luật sư của chúng tôi muốn chứng minh rằng chị tôi không có làm điều gì gây rối cho trật tự xã hội. Cho dù chị có tập luyện Pháp Luân Công hay không trước đó, chị không có làm điều gì can nhiễu đến trật tự xã hội. Nhưng tòa án chặn đứng luật sư của chúng tôi và không để cho ông nói. Khi cảnh sát bắt chị tôi, họ không tìm được chứng cớ gì cho thấy rằng chị tôi có liên quan đến việc làm sai trái nào cả. Tòa kêu án chị tôi tám năm tù mà không có chứng cớ.

Lợi ích nhờ tập luyện Pháp Luân Công

Lệ Quân nói, “Mẹ tôi thường bị chóng mặt. Mỗi năm bà phải đi tiêm thuốc. Sau khi bà bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công, bà không còn cần tiêm thuốc nữa, và bà không bao giờ phải đi viện hoặc tiêm thuốc từ đó. Tôi là con gái bà và tôi biết điều đó. Sức khỏe của chị tôi cũng không tốt, vì vậy mẹ tôi bảo chị tôi cũng tập Pháp Luân Công. Điều mà mẹ tôi và chị tôi đã làm là chỉ để tìm sức khỏe tốt. Cha tôi bị lệch đĩa đệm thắt lưng. Sau khi tập Pháp Luân Công, ông trở nên khỏe mạnh. Ông đã ngoài 70, nhưng bây giờ còn có thể làm việc ngoài đồng. Tôi nghĩ Pháp Luân Công đã giúp cha tôi rất nhiều, ông rất khỏe mạnh. Những người quanh chúng tôi đã chứng kiến rằng gia đình vô tội của tôi đã bị đàn áp bởi vì họ tập luyện Pháp Luân Công. Tất cả họ nói gia đình tôi là người tốt. Một số nói rằng không có điều gì sai với việc tập luyện Pháp Luân Công.

Thỉnh nguyện

Là thân nhân của một gia đình học viên Pháp Luân Công, Điền Lệ Quân nói, “Tôi đề nghị mọi người trên khắp thế giới xin hãy giúp đỡ các học viên Pháp Luân Công. Xin hãy giúp họ được trở về nhà càng sớm càng tốt.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/5/14/200896.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/6/12/108231.html
Đăng ngày: 14-06-2009; Bản dịch có thể được hiểu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share