Bài viết được chỉnh lý theo lời kể của một đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Sơn Đông
[MINH HUỆ 10-11-2015] Con xin kính chào Sư phụ từ bi vĩ đại!
Chào các đồng tu toàn thế giới!
Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ năm 1996. Do bản tính nhiệt tình của tôi, trong suốt thời kỳ phong ba bão táp của cuộc bức hại, rất nhiều đồng tu hễ có việc là muốn tìm đến tôi. Dần dần tôi trở thành người điều phối của địa phương. Mấy năm gần đây, khi điều phối các đồng tu phản bức hại, cứu độ chúng sinh, tôi đã nhiều lần vấp ngã, trải qua bao vui buồn, sướng khổ. Sau đây, tôi muốn chia sẻ một vài thể ngộ của bản thân trong quá trình chứng thực Pháp với vai trò là người điều phối.
1. Phối hợp chỉnh thể, hướng nội, học Pháp và tu bỏ chấp trước
Tại thành phố tôi ở, các học viên Đại Pháp tương đối đông, trong quá trình điều phối các đồng tu cứu độ chúng sinh, chứng thực Pháp, tôi luôn giữ vững quan niệm phải tăng cường phối hợp chỉnh thể, nỗ lực giúp các đồng tu hòa nhập với chỉnh thể. Trong quá trình này, tôi cũng thường phải vượt qua các quan về tâm tính, trong đó có những quan rất lớn.
Một lần trong quá trình điều phối, tâm tính tôi đã bị kích động rất mạnh. Có một đồng tu làm về kỹ thuật, đắc Pháp sau ngày 20 tháng 7, tôi thường xuyên phải tìm đến vị đồng tu này để hỏi một số vấn đề kỹ thuật. Một thời gian đồng tu này nói rằng không muốn phối hợp với tôi nữa, nhưng có rất nhiều vấn đề kỹ thuật tôi vẫn phải đi tìm anh ấy. Khi tôi lấy hết dũng khí đến nhà anh ấy, tôi không ngờ lại bị anh ấy mắng cho một trận: “Đã nói là không phối hợp với cô nữa sao cô vẫn còn mặt dày mày dạn mà đến đây?”
Tôi điếng người, không ngờ rằng đồng tu với nhau mà có thể nói những lời như vậy. Trong tâm tôi bất bình, sao tôi có thể là loại “mặt dày mày dạn” cơ chứ? Tôi cũng là người rất biết điều, chẳng lẽ tôi không biết phân biệt tốt xấu hay sao? Lần đó, tôi không nhớ rõ mình đã ra khỏi nhà đồng tu như thế nào nữa, chỉ cảm thấy đó là một cú sốc quá lớn đối với mình, sao anh ấy lại có thể nói tôi như vậy được?
Về đến nhà, tôi nằm vật ra giường chẳng còn chút sức lực nào, mặc dù biết rằng mình phải hướng nội, nhưng tôi không thể nào bình tĩnh lại được. Tôi vì ai mà phải đi tìm anh cơ chứ? Chẳng phải vì Đại Pháp hay sao? Tôi tự nhắc nhở bản thân: phải hướng nội tìm, hướng ngoại tìm nghĩa là đi sang tà đạo. Tôi không ngừng nhẩm như vậy trong đầu. Dần dần, tôi có thể ức chế được cái tâm náo loạn của mình, tiếp đó tôi tìm thấy tâm thích giữ thể diện, thích nghe lời hay ý đẹp, tìm tiếp tôi phát hiện ra mình đã không đặt mình vào hoàn cảnh người khác để nghĩ cho đồng tu, không cân nhắc đến năng lực chịu đựng của đồng tu, cũng không đối đãi với đồng tu bằng tâm từ bi, tìm đến đây tôi lập tức ngồi dậy phát chính niệm giải thể hết những vật chất bại hoại này, đồng thời cũng đả thông trường không gian của đồng tu, thanh lý những vật chất sợ hãi của đồng tu.
Khi tôi thay đổi quan niệm của mình, thì đồng tu cũng chuyển biến tốt hơn, anh ấy lại chủ động đến tìm tôi, chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ trong hạng mục chỉnh thể.
Khi phối hợp với đồng tu, tôi đã gặp phải các xung đột tâm tính lớn nhỏ. Do còn có những nhân tố con người vẫn chưa được tu bỏ, nên khi phối hợp với đồng tu sẽ phát sinh mâu thuẫn. Ví dụ có một lần tôi điều phối một đồng tu về vùng nông thôn phát tài liệu. Nhà ở nông thôn thường san sát nhau, cô ấy cứ khăng khăng chỉ cần đặt tài liệu trước cửa nhà. Do đó, cô ấy đã gây mâu thuẫn với đồng tu cùng phối hợp. Rồi có một lần cô ấy cùng các đồng tu đi treo câu đối chân tướng, các đồng tu đều đường hoàng, chú tâm treo và dán các câu đối lên cao, còn đồng tu này cứ thầm thì to nhỏ, không tập trung vào việc, khiến cho tờ câu đối dính vào nhau. Sau vài lần như vậy, các đồng tu không muốn phối hợp với cô ấy nữa.
Nghĩ kỹ lại, tôi cũng cảm thấy cô ấy không thích hợp tham gia vào hạng mục này, liền nhẹ nhàng khuyên cô nên chuyển sang làm công việc chứng thực Pháp khác. Không ngờ trước mặt các đồng tu khác, cô ấy đã nổi giận lôi đình với tôi. Lúc đó tôi tuy không tức giận, nhưng khi cô ấy đi rồi, tâm tôi bắt đầu náo loạn. Trong lòng nghĩ, bình thường tôi luôn quan tâm đến cô ấy, việc gì cũng nghĩ đến cô ấy trước tiên, vậy mà cô ấy lại tát nước vào mặt tôi như thế. Trước mặt mọi người mà cô ấy còn nói những lời không đếm xỉa gì đến chỉnh thể như vậy, càng nghĩ càng bực mình. Đột nhiên tôi phát hiện ra mình không đúng, chẳng phải tôi đang hướng ngoại, đang đi sang tà đạo sao?
Tâm tôi dần dần bình tĩnh lại. Sau đó tôi cũng tìm ra vấn đề của mình: tôi còn cái tình với đồng tu này, tôi đã điều phối cô ấy tham gia vào các hạng mục chỉnh thể dựa trên tình cảm chứ không phải thực sự có trách nhiệm với cô ấy hay với hạng mục. Sau đó, tôi đã phân tích kỹ lưỡng đặc điểm của đồng tu này và cố gắng sắp xếp cô ấy vào một hạng mục chứng thực Pháp phù hợp.
Một lần, một điều phối viên ở thành phố bên cạnh đến giao lưu với tôi. Trước khi gặp anh ấy, tôi nghe nói anh ấy muốn đưa một đồng tu trẻ về làm điều phối ở khu vực chúng tôi. Nghe tin này, trong lòng tôi rất buồn, mặc dù trong buổi giao lưu, tôi không nghe chính người điều phối này nói những lời như vậy, nhưng tâm tôi vẫn thấy bất bình. Trong lòng nghĩ: tôi đã làm điều phối ở đây bao lâu rồi, anh lại không phải là học viên ở chỗ chúng tôi thì có tư cách gì mà định ra ai là người điều phối chứ? Anh dựa vào đâu mà sắp xếp người khác làm người điều phối? Tâm tôi phẫn nộ, bất bình, hồi tưởng lại chặng đường làm điều phối của mình trong mấy năm qua, tôi càng cảm thấy bất công với mình. Tôi lại nghĩ: Làm người điều phối đâu phải chỉ có nói là xong, vị đồng tu trẻ đó có thể đảm nhận được trách nhiệm nặng nề này không? Tại sao lại không chịu trách nhiệm vì Đại Pháp? Người điều phối là phải làm được, chứ không phải muốn sắp xếp là được. Mặc dù cảm thấy mình cũng phải tu bản thân đi nhưng tôi không thể nào bình tĩnh lại được.
Vừa hay gặp một đồng tu, tôi liền giãi bày một hồi với anh ấy. Anh ấy nói: “Dù là sắp xếp ai làm người điều phối thì cô cũng đang mất bình tĩnh rồi, chính cái tâm muốn làm người điều phối của cô đang khởi lên rồi. Chuyện này cô sai rồi, hãy về nhà học Pháp và tống khứ nhân tâm đi”.
Một đòn nặng của đồng tu đã thức tỉnh tôi, ồ, hóa ra là tâm muốn làm người điều phối đang dẫn dắt tôi, đây chẳng phải là tâm cầu danh hay sao? Tôi phát chính niệm thanh lý những vật chất bại hoại này. Tiếp đó, tôi tĩnh tâm học Pháp, đọc thấy Sư phụ giảng:
“Đại Pháp là của toàn vũ trụ, chứ không của bất kể một cá nhân nhỏ bé nào, công tác dẫu ai làm thì đều là hồng truyền Đại Pháp, có gì mà việc này người này làm người kia làm, loại tâm ấy của chư vị không bỏ đi thì lẽ nào muốn mang theo lên thiên quốc để cạnh tranh với chư Phật?” (Trừ bỏ chấp trước hơn nữa –Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Trong khi tĩnh tâm học Pháp, tâm đố kỵ, tâm tranh đấu mạnh mẽ của tôi đã tự nhiên bị tiêu trừ.
Con đường làm người điều phối của tôi cũng nhiều gập ghềnh, chông gai, nhưng mỗi khi gặp vấn đề cần đề cao tâm tính, tôi luôn đặt chỉnh thể lên hàng đầu, đứng trên cơ điểm có lợi cho chỉnh thể đề hướng nội, học Pháp nhiều, tống khứ những sinh mệnh và nhân tố bất lợi cho sự phối hợp chỉnh thể trong trường không gian của bản thân. Đồng thời khi phát chính niệm, tôi luôn thêm một niệm: Tiêu trừ những giãn cách giữa tôi và các đồng tu, giãn cách giữa các đồng tu với nhau, để khu vực chúng tôi hình thành một chỉnh thể vô lậu. Mấy năm nay, nhờ vào sự giúp đỡ vô tư của các đồng tu, tôi đã đề cao tâm tính của bản thân, đồng thời làm tốt việc điều phối chỉnh thể chứng thực Pháp, cứu độ chúng sinh.
Vì tu luyện trong phản bức hại, một số đồng tu thường chỉ coi trọng việc Đại Pháp mà bỏ qua những cảm nhận của người nhà. Làm một người điều phối, tôi cũng phải đối mặt với những khó khăn khi phải cân bằng giữa việc Đại Pháp và các mối quan hệ trong gia đình. Ví dụ, có lần đêm rất khuya rồi vẫn có đồng tu gõ cửa tìm tôi vì việc Đại Pháp; Khi tôi đang chăm sóc người nhà bị ốm, nhưng có đồng tu lại khăng khăng muốn tôi phải lập tức đi làm việc gì đó. Có lúc thực sự rất khó xử mà lại không cách nào nói ra được. Tất nhiên tôi hiểu rằng mình vẫn cần phải tu về phương diện này, lúc đó dù biết sẽ làm đồng tu bị tổn thương, tôi vẫn đành phải nói rằng: “Tôi xin lỗi vì không thể đi được”.
Ngoài ra, làm điều phối viên rất dễ bị hãm vào tâm thích làm các việc. Có lần, vì bận điều phối một hạng mục mà tôi thường xuyên học Pháp, luyện công không tĩnh, trong đầu cứ nghĩ đến làm việc này việc kia, sau đó tôi nhận ra đây là tâm thích làm việc. Thông qua học Pháp, tôi không chỉ quy chính lại bản thân mà còn thể ngộ được sự kỳ diệu của việc bỏ ra một nửa công sức mà thu được gấp đôi, muốn làm việc được tốt thì đầu tiên nhất định phải học Pháp tốt, tĩnh tâm học Pháp, học Pháp thật nhiều.
2. Thể ngộ được sự siêu thường và niềm vui trong công việc điều phối
1) Đến nhà tù phát chính niệm cự ly gần
Mấy năm trước, các đồng tu ở khu vực tôi từng nhiều lần sang vùng khác phát chính niệm cự ly gần, sau đó vì xảy ra một sự cố nên họ không đi nữa. Năm ngoái, sau khi tôi chia sẻ dựa trên Pháp với các đồng tu về tầm quan trọng của việc pháp chính niệm cự ly gần, từ đó chúng tôi đã quyết định phải kiên trì sang vùng khác phát chính niệm cự ly gần. Chúng tôi đã tổ chức vài lần đến đó phát chính niệm cự ly gần.
Lúc đầu, trước khi đi chúng tôi phải mất vài tuần chia sẻ và chuẩn bị, gần đây chỉ cần lên kế hoạch, hai, ba tiếng sau sẽ có ba, bốn xe của đồng tu tự nguyện tham gia, các đồng tu đều có nhận thức rất tốt về việc phối hợp chỉnh thể.
Còn nhớ lần đầu tiên đến tỉnh khác phát chính niệm cự ly gần, Sư phụ đã triển hiện cho chúng tôi thấy rất nhiều thần tích: trên đường đi, năm đồng tu trên cùng một xe cùng lúc nhìn thấy Pháp Luân và mây ngũ sắc; vào đúng giữa trưa, một đồng tu đã khai mở thiên mục nhìn thấy trại giam biến thành màu đỏ nhạt; trên đường trở về, đồng tu nhìn thấy ba chiếc xe của chúng tôi như bay trên thảm đỏ, cảnh tượng vô cùng ngoạn mục. Bình thường chiếc xe bảy chỗ chỉ đi được với tốc độ 70-80 km/h nhưng khi lên đường cao tốc chiếc xe đột nhiên đạt đến vận tốc 120 km/h mà vẫn chạy rất êm; khi trở về, một đồng tu cao tuổi không có trình độ văn hóa tham gia phát chính niệm cự ly gần đã viết một bài chia sẻ được đăng trên mạng. Điều này khiến cho các đồng tu trong khu vực rất hứng khởi khi tham gia phối hợp chỉnh thể hạng mục này, có việc gì chỉ cần hô một tiếng là được.
2) Đến vùng nông thôn ở biên giới phát tài liệu
Vài năm gần đây, tôi bắt đầu tổ chức cho các đồng tu đến vùng nông thôn ở biên giới phát tài liệu, treo câu đối, vì nơi đó có nhiều người chưa được biết chân tướng. Lúc đầu chúng tôi phân mỗi nhóm nhỏ học Pháp thành một nhóm giảng chân tướng, tôi điều phối xe, tài liệu chân tướng, chúng tôi thường đi hai hoặc ba xe, mỗi xe có năm đến bảy người, mỗi lần mang theo gần một nghìn cuốn tài liệu và rất nhiều câu đối chân tướng, treo từ trên cao xuống gần mặt đất, vừa dán, vừa phát tài liệu.
Lúc đầu mỗi khi làm xong chúng tôi còn bàn bạc xem nơi nào cần đi tiếp, sau đó chúng tôi tùy cơ lựa chọn nơi đến giảng chân tướng. Mỗi lần đi chúng tôi đều chuẩn bị kỹ lưỡng, từ tài liệu chân tướng cơ bản đến các nội dung mới nhất theo tiến trình Chính Pháp, từ các cuốn “Thiên tứ hồng phúc” (trời ban hồng phúc) mà mọi người dân đều dễ tiếp nhận đến các nội dung chuyên đề như: “Sự thực đằng sau việc Chu Vĩnh Khang ngã ngựa”, “Khởi tố Giang Trạch Dân”, chúng tôi đều chuẩn bị kỹ lưỡng, đồng thời các đồng tu làm tài liệu cũng gia trì chính niệm để tài liệu cứu được nhiều người hơn.
Trước khi khởi hành, chúng tôi đều thắp hương xin Sư phụ gia trì chính niệm. Chúng tôi thường đi hai người một nhóm, mỗi người cầm mấy chục cuốn tài liệu và câu đối dán tường, không ham cầm nhiều, phát hết thì quay lại xe lấy, rồi lại đến thôn khác để phát.
Có đồng tu chuyên làm việc treo câu đối. Xe vừa đến nơi, đồng tu liền nhanh chóng xuống xe, tìm nơi thích hợp để treo, mọi người phối hợp rất mật thiết, mấy phút sau là một tấm hoành phi dài mấy mét đã được treo lên cây hoặc cột điện. Còn nhớ vào ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới 13 tháng 5 năm nay, chúng tôi đã treo được 82 câu đối trong một buổi tối. Nhìn bức hoành phi dài 2,4m rộng 0,45m tung bay trong gió, các đồng tu tham gia đều cảm tạ Sư phụ từ tận đáy lòng, bao nhiêu nhọc nhằn bỗng tan biến. Làm xong trên đường trở về, chúng tôi cũng không buông lơi phát chính niệm, mong cho chúng sinh mau được cứu.
3) Sản xuất câu đối bằng phương pháp in lưới chứ không dùng keo dán
Ưu điểm của bản in lưới là không phai màu, chắc chắn, giúp cho các tờ câu đối giảng chân tướng sau khi đã được dán lên rất khó bị kẻ xấu bóc xuống. Sau khi trên diễn đàn Thiên địa hành đăng tải bản hướng dẫn kỹ thuật in lưới, chúng tôi bắt đầu làm theo với số lượng lớn. Sau đó vô tình chúng tôi phát hiện ra tính năng phản quang trên các cột mốc phân làn đường và các bộ quần áo lao động, liền cân nhắc xem có thể dùng kỹ thuật này cho các tờ câu đối dán không, khi tìm hiểu được biết chỉ cần thêm môt ít bột phản quang là có thể đạt hiệu ứng như vậy.
Do đó tôi đã nhờ đồng tu thử nghiệm nhiều lần để điều chế ra sơn. Sau khi thử nghiệm ba, bốn lần, cuối cùng đã thành công, tôi bắt đầu điều phối việc mua nguyên liệu, làm một lượng lớn để các đồng tu toàn thành phố sử dụng.
Việc in lưới đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, thực sự làm được không dễ, còn phải lựa chọn nhà phù hợp vì in xong phải mang ra sân phơi nắng, mùa hè có đủ ánh sáng, mỗi ngày chúng tôi có thể làm được hơn 2.000 tờ, nhưng mùa đông chỉ có thể phơi từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, khi đó ánh nắng mặt trời mới đủ sức nóng. Việc làm hạng mục này cũng rất vất vả, mùa hè phải ở ngoài nắng liên tục phơi ra và thu vào. Mùa đông phải dùng lò sưởi để hong liên tục nếu không nước sơn sẽ đông lại. Khi thành thục kỹ thuật rồi, chúng tôi ghi chép lại kinh nghiệm và gửi lên diễn đàn Thiên địa hành để các đồng tu khác tham khảo.
Điểm lại một số công việc chứng thực Pháp, cứu độ chúng sinh mà tôi cùng các đồng tu phối hợp làm trong mấy năm qua, thể ngộ cuối cùng của tôi vẫn chỉ là học Pháp tốt, liên tục hướng nội mới có thể làm tốt hơn nữa việc trợ Sư Chính Pháp, cứu độ chúng sinh.
Con xin cảm tạ Sư phụ!
Cảm ơn các đồng tu!
(Bài viết tham dự Pháp hội Trung Quốc lần thứ 12)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/11/10/318563.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/11/19/153733.html
Đăng ngày 26-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.