Bài viết của Nguỵ Phong
[MINH HUỆ 20-9-2015] Tô Quỳnh triều Nam Bắc Trung Quốc trải qua bốn triều đại là Bắc Nguỵ, Bắc Tề, Bắc Chu, triều Tuỳ. Phụ thân của ông làm quan thời Bắc Nguỵ. Những năm thiếu thời Tô Quỳnh theo cha ra ngoài biên ải bái kiến thứ sử Kinh Châu (chức danh) Tào Chi, Tào Chi đùa ông mà rằng: “Cháu muốn làm quan không?” Cậu bé Tô Quỳnh nói: “Triều đình thiết lập quan vị là để chiêu mời hiền tài; chứ không phải là để con người tới cầu quan tước.” Tào Chi kinh ngạc về câu trả lời của cậu bé nên đã sắp xếp cho cậu làm “tham quân” (chức danh).
Hiếu Vũ Đế thời Bắc Nguỵ năm Vĩnh Hy trước công nguyên (Công nguyên năm 532), Cao Trừng (Sau khi mất được tôn xưng là Bắc Tề Văn Tương hoàng đế) chấp chính, lệnh cho Tô Quỳnh giữ chức tham quân ngục hình. Tịnh Châu từng có cường đạo, tham quân (chức danh) Trương Long (tên người) điều tra vụ này. Những người bị nghi ngờ là cường đạo sau khi bị tra khảo đều nhận tội, người bị mất tài sản cũng đều chỉ định những người đó là cường đạo, duy chỉ có tang vật thì tìm không thấy.
Cao Trừng giao lại vụ án này cho Tô Quỳnh, Tô Quỳnh tìm được hung thủ, tang vật và chứng cứ thực sự. Cao Trừng cười lớn, nói với những người trước kia bị vu oan là cường đạo rằng: “Mấy người các ngươi nếu không gặp được tham quân tốt của ta thì suýt chút nữa đã bị mất mạng oan uổng.”
Tô Quỳnh đảm nhiệm chức Thái Thú quận Nam Thanh Hà, quận này rất nhiều trộm cướp. Đợi sau khi Tô Quỳnh nhận chức, thì chuyện cướp bóc cũng tan biến. Người huyện Linh Lăng tên là Nguỵ Song Thành mất bò, nghi ngờ người cùng thôn là Nguỵ Tử Binh dắt trộm nên áp tải y lên quận. Nhưng sau khi Tô Quỳnh tra hỏi biết được Nguỵ Tử Binh không phải kẻ trộm bò đã thả ông ra. Nguỵ Song Thành nói: “Ông thả kẻ trộm ra bò đi đâu mới tìm được đây?” Tô Quỳnh đã âm thầm điều tra được kẻ trộm bò. Từ đó bách tính chăn thả súc vật cũng không cần dắt về nhà, họ nói rằng: “Chỉ cần giao cho Tô tiên sinh.” Phú hào quận bên cũng mang tài sản cất giữ tại quận Nam Thanh Hà để tránh trộm cướp. Thành Thị người huyện Dịch Mộ Ký Châu bị kẻ trộm ép đưa tài sản, bèn nói với tên trộm rằng: “Tài sản của ta đều đã gửi chỗ Tô tiên sinh rồi.” Tên trộm vừa nghe tới tên Tô Quỳnh liền rời đi.
Quận Bình Nguyên có một tên trộm biệt danh là “Lưu Hắc Cẩu” câu kết với đồng bọn khuấy đảo trên biển, người dân ở khu vực Tô Quỳnh cai quản ở kề sát thôn của Lưu Hắc Cẩu, nhưng y đều không bén mảng tới đây. Những người ở quận bên vì vậy đều khâm phục uy đức của Tô Quỳnh.
Quận Nam Thanh Hà trước kia có tới hơn một trăm người đã từng làm kẻ cướp, đều nhờ sự dẫn dắt của Tô Quỳnh mà được Tô Quỳnh thu nạp. Chuyện thiện chuyện ác trong dân gian, thậm chí cả chuyện nha lại uống một ly rượu của bách tính không chuyện nào Tô Quỳnh không biết.
Vào những năm Thiên Bảo Văn Tuyên Đế thời Bắc Tề (Công nguyên năm 550-559) quận Nam Thanh Hà dâng nước lớn, bách tính gặp nạn, có cả nghìn hộ bị cắt nguồn lương thực. Tô Quỳnh triệu tập những người nhà có lương thực trong quận, đích thân ông mượn lương thực, toàn bộ chia cho những người bị đói. Châu phủ trưng thu thuế theo hộ nên muốn điều tra việc mượn lương thực này. Quan chủ bạ (quan văn chuyên quản sổ sách dấu má) nói với Tô Quỳnh: “Dù thương cho những người dân bị nạn đói, nhưng e rằng cấp trên trách tội sẽ liên luỵ tới ngài.” Tô Quỳnh nói: “Một người chịu tội mà có thể cứu được cả nghìn hộ thì có xá gì?” và dâng tấu trình báo lại tình hình với triều đình nên được miễn trừ tra hỏi trưng thu thuế, những hộ chịu nạn đều được sống bình an. Những người gặp nạn mân mê những đứa con của họ nói: “Là Tô tiên sinh giúp con sống lại đó.”
Tô Quỳnh ở quận Nam Thanh Hà sáu năm bách tính đều quy thuận ông, nên không có một người nào kiện cáo lên châu phủ. Trước sau bốn lần dâng biểu báo cáo thành tích Tô Quỳnh đều được liệt vào danh sách cao nhất.
Không bao lâu sau Tô Quỳnh lại tới Kinh Thành làm quan. Tô Quỳnh đã làm sáng tỏ rất nhiều vụ án oan. Vụ án ngự sử đài do Đại Lý Tự phúc tra bắt đầu từ Tô Quỳnh. Khu Triệu Châu và Thanh Hà, Nam Trung người tới báo cáo mưu phản không ngớt, đều được giao cho Tô Quỳnh thụ án và đều được làm rõ. Thượng thư Thôi Ngang nói với Tô Quỳnh rằng: “Nếu muốn kiến lập công danh thì nên suy nghĩ cẩn thận. Mấy lần ông rửa oan cho kẻ phản nghịch mà coi tính mệnh của bản thân nhẹ như thế sao?” Tô Quỳnh nghiêm trang nói: “Những người tôi rửa oan đều là những người bị oan, không dám bỏ sót những kẻ phản nghịch.” Thôi Ngang nghe xong vô cùng xấu hổ.
Sau này vận số của Bắc Tề đã tận, sau khi Bắc Tề diệt vong, Tô Quỳnh làm quan tại Bắc Chu, đảm nhiệm chức Thái Thú tại Bác Lăng.
Cuốn “Tư Trị Thông Giám” bình phẩm rằng: “Quan địa phương thẩm tra phạm nhân không vị nào không tàn bạo. Hoặc nung lưỡi cày bắt phạm nhân đứng lên trên; hoặc nung đỏ vòng trục bánh xe, lôi cánh tay phạm nhân xuyên lên trên. Phạm nhân sẽ đau đớn vô hạn nên đành phải nhắm mắt nhận tội. Duy chỉ có Tô Quỳnh khi làm quan tại kinh thành và địa phương nơi nào ông đặt chân đến cũng đều cai quản bằng sự khoan hồng và công bằng.”
(Bắc Sử quyển 86 câu chuyện thứ 74)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/9/12/313902.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/9/24/152663.html
Đăng ngày 26-11-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.