Bài viết của Thanh Đàm

[MINH HUỆ 4-9-2015] Tống Tất Đạt thời nhà Thanh vào năm Thuận Trị thứ 8 đảm nhận chức tri huyện Ninh Đô tỉnh Giang Tây. Huyện này đất cằn cỗi, bách tính nghèo khó, nhân dân hai thôn Thanh Thái và Hoài Đức đa phần đều rời đi. Tống Tất Đạt thỉnh cầu miễn giảm tô thuế để đời sống nhân dân được an định. Hai năm sau, ruộng đất trong huyện đều được khai khẩn. Huyện thị giáp với sông, mùa hạ nước lũ dâng cao, khiến cả huyện ngập lụt. Tống Tất Đạt vốn tín Thần kính Thần ông cầu xin Thần linh, nước liền rút ngay. Tống Tất Đạt theo đường cũ của dòng nước chảy mà khai thông, trị thuỷ, từ đó huyện không còn gặp nạn lũ lụt.

Năm thứ 13 Khang Hy, Cảnh Tinh Trung gây biến. Tống Tất Đạt nói: “Cổ hữu bảo giáp, dân giai khả binh. (Minh triều) Vương Thủ Nhân đả bại Chu Thần Hào, tằng sử dụng đích tựu thị tha môn.” (Thời xưa có bảo giáp, dân đều có thể đi lính. Lực lượng mà Vương Thủ Nhân (triều Minh) đã từng dùng để đánh bại Chu Thần Hào chính là họ [người dân].) Tống Tất Đạt đã huấn luyện 2.000 dân binh theo cách đó, nhờ vậy mà giữ vững được huyện Ninh Đô. Có kẻ vu khống với Tuần phủ rằng: Có rất nhiều người trong huyện đi theo quân phiến loạn, Tuần phủ phải điều binh bao vây huyện này. Tống Tất Đạt đã viết huyết thư, dâng lên giải thích rõ ràng vì vậy chuyện bao vây đã bị đình chỉ. Quan quân trong triều có người từ Đinh Châu trở về, tiếng kêu khóc ai oán của những cô gái bị bắt khiến người khác không đành lòng. Tống Tất Đạt dốc hết tiền của của bản thân chồng tiền chuộc đủ số người, mua lại các cô dân nữ, hỏi han tên tuổi, địa chỉ quê quán và hộ tống họ về nhà.

Trong huyện vốn ăn muối Hoài, từ khi Vương Thủ Nhân (triều Minh) cai quản Cống Địa đã đổi dùng muối Việt, bách tính khổ vì mệt mỏi xin chứng nhận muối. Tống Tất Đạt thỉnh cầu triều đình cho phép dùng tiền thuế của muối Việt bù thêm cho tiền thuế của muối Hoài, thương nhân và dân cư đều được thuận tiện. Nhưng vì muối Việt không đúng ý của triều đình nên Tống Tất Đạt bị luận tội bãi quan. Người dân Ninh Đô đều khóc than đưa tiễn ông, biếu tặng lễ lạp cho ông, ông đều không nhận.

Sau khi Tống Tất Đạt bị bãi quan, trên đường từ Tiểu Lộ tới Nam Xương ông bị kẻ cướp bắt giữ, uy hiếp ông đầu hàng, ông không chịu khuất phục chúng bèn nhốt ông bảy ngày. Nửa đêm đột nhiên có mấy chục người cầm binh kính vượt tường leo vào nói: “Ông Tống ở đâu? Chúng ta đều là bách tính huyện Ninh Đô,“ rồi ôm Tống Tất Đạt đi ra, nhờ vậy mà Tống Tất Đạt thoát hiểm. Tống Tất Đạt lo nghĩ vì dân đến mức nào thì bách tính vì cứu ông mà không màng cả tính mạng tới mức ấy.

Sau khi Tống Tất Đạt qua đời, bách tính huyện Ninh Đô hàng năm đều tế lễ tưởng niệm ông.

Tham quan của Trung Cộng bị thổ phỉ bắt giữ, nhân dân vỗ tay còn không kịp, người dân coi chuyện cao quan bị bắt như chuyện thêm thắt lúc rảnh rỗi, muốn thấy người dân nào dắt dao hai bên sườn, không tiếc sinh mệnh hy sinh vì quan viên bị bắt giữ quả thực chỉ là một giấc mộng. Đây chính là sự khác biệt giữa xã hội cổ đại và xã hội của Trung Cộng.

(“Quyển 476 Thanh Lại Cảo liệt chuyện 263 Tuần Lại 1 ”) (Những câu chuyện về các vị quan thanh liêm)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/9/4/313841.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/10/27/153404.html

Đăng ngày 21-11-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share