Bài viết của Mã Văn Thanh ở Sydney

[MINH HUỆ 05-11-2015] Bộ phim tài liệu “Hard to believe” (Điều khó tin) đã được trình chiếu ở Hạ Nghị viện bang New South Wales vào ngày 28 tháng 10 năm 2015, làm dấy khởi lên cuộc thảo luận về vấn đề trách nhiệm đạo đức, giữa các quan chức chính phủ đang có mặt.

Bộ phim tài liệu là cuộc điều tra về một ngành kinh doanh mang lại lợi nhuận cao nhưng đê hèn ở Trung Quốc, nơi mà hệ thống tư pháp do chính phủ kiểm soát, nhà tù, các trại cưỡng bức lao động, các bệnh viện quân y và các bác sỹ đã hình thành một mạng lưới thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công đang còn sống để bán cho những bệnh nhân cần cấy ghép, với tính chất là “giết người theo yêu cầu.”

Tổ chức “Các luật sư vì nhân quyền” của Úc đã hỗ trợ cho việc tổ chức buổi trình chiếu tại Hạ Nghị viện bang. Ngài Nghị sỹ David Shoebridge thuộc Đảng Xanh đã chủ trì buổi thảo luận sau đó.

Tác giả và là nhà báo điều tra Ethan Gutmann tham gia buổi thảo luận qua video.

0775ce63b50f0d79a9475459d80e25c4.jpg

Ông David Shoebridge, Nghị sỹ bang New South Wales

7b0b5220726194746a0e33b07f32b935.jpg

Bà Katrina Bramstedt (bên trái), chuyên gia về đạo đức trong lĩnh vực cấy ghép và cũng là giáo sư Đại học Bond và bà Maria Fiatarone Singh, MD (Giáo sư dược học) Đại học Sydney đồng thời là thành viên của Ủy ban tư vấn y tế của Hiệp hội Các bác sỹ chống mổ cướp tạng.

Đối với ông Nathan Kennedy, Chủ tịch của Tổ chức Các luật sư vì nhân quyền của Úc, chỉ cân đối cung cầu về nội tạng ở Úc thì không thể giải quyết được sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đối với hàng ngàn tù nhân lương tâm ở Trung Quốc. Ông cho rằng thế giới nên can thiệp vào Trung Quốc, bởi vì “chúng ta không thể chỉ đơn giản là phớt lờ nó” bởi vì (cưỡng bức thu hoạch nội tạng) là một vấn đề đang tiếp diễn mà chúng ta phải “xử lý” “điều tra” và “chấm dứt.”

Tác giả và nhà báo điều tra Ethan Gutmann đang là một phóng viên ở Bắc Kinh khi Giang Trạch Dân khởi xướng cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999. Ông đã chứng kiến sự phổ biến của Pháp Luân Công trước khi cuộc bức hại bắt đầu và cả sự tàn bạo của cuộc bức hại.

Khi tin tức về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc trở thành tiêu điểm vào năm 2006, ông đã bắt đầu một cuộc điều tra kéo dài 5 năm bao gồm những chuyến đi thực địa và phỏng vấn vô số những người liên quan. Trong cuốn sách của mình Cuộc Thảm sát, ông ước tính khoảng 65.000 học viên Pháp Luân Công đã bị giết để lấy tạng và nhấn mạnh rằng nó vẫn đang tiếp diễn ở Trung Quốc.

Nghị sỹ New South Wales, Ngài Shoebridge lưu ý rằng Lãnh sự quán Trung Quốc đã đe dọa để các Nghị sỹ không đến tham dự một buổi họp vắn về giao dịch nội tạng quốc tế tại Hạ Nghị viện hai tháng trước.

Mục đích của buổi họp vắn đó là thúc giục Nghị viện sửa đổi luật hiện hành để cấm bất kỳ ca phẫu thuật ghép tạng nào có tính chất phi đạo đức ở hải ngoại.

Một ngày trước khi diễn ra sự kiện, Chủ tịch của Hội đồng Lập pháp New South Wales, ông Don Harwin đã nhận được một bức thư từ Lãnh sự Trung Quốc, nói rằng cuộc họp như vậy sẽ “phá hoại quan hệ kinh tế giữa hai nước.”

Bà Katrina Bramstedt, giáo sư tại Đại học Bond và là chuyên gia về đạo đức cấy ghép nổi tiếng thế giới, giải thích sự đối lập giữa việc cấy ghép và cưỡng bức thu hoạch tạng. Bà nói rằng phẫu thuật ghép tạng là sự kỳ diệu của y học với cơ sở là tạng được hiến tặng, đó là một “món quà của cuộc sống,” chứ không phải là một tạng bị tước đi từ một nạn nhân không nguyện ý hiến và bị khép tội chết.

Bà cho rằng các quan chức chính phủ Trung Quốc không bao giờ tỏ ra xấu hổ về nạn cưỡng bức thu hoạch tạng, bởi vì họ có một hệ thống đạo đức khác với phần còn lại của thế giới.

Giáo sư Bramstedt lo ngại rằng một bệnh nhân tuyệt vọng có thể đưa ra một quyết định phi đạo đức để cứu sống mình. Bà cũng nhắc nhở các bác sỹ đồng nghiệp: “Chúng ta không được làm điều gì gây hại.”

Bà Maria Fiatarone Singhe, Giáo sự Dược học, Đại học Sydney đồng thời là thành viên của Ủy ban tư vấn thuộc Hiệp hội các bác sỹ chống mổ cướp tạng bổ sung thêm rằng nước Úc chịu trách nhiệm phần nào về tình hình hiện nay ở Trung Quốc, bởi vì hàng trăm bác sỹ Trung Quốc học ghép tạng ở Úc đã xây dựng nên hệ thống này sau khi họ quay trở về. Bà kêu gọi công chúng đề cao công lý vì “gia đình của những nạn nhân này, bởi vì họ là hàng xóm của chúng ta” và trách nhiệm của chúng ta là bảo vệ họ cũng là bảo vệ chính mình.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2015/11/5/318670.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2015/11/9/153588.html

Đăng ngày 21-11-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share