[MINH HUỆ 11-02-2009]

Kính gửi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc:

ĐCSTQ đã nộp một báo cáo về nhân quyền tại Trung Quốc tới Liên hợp quốc. ĐCSTQ đang cố kéo tấm màn che mắt cộng đồng quốc tế, y như nó đã làm trong quá khứ. Đó là hành động vô liêm sỉ trong việc sử dụng các tổ chức dưới sự kiểm soát của nó, kể cả các tổ chức gọi là nhân quyền ‘độc lập’ cũng không thể hoạt động mà không có sự đồng ý của nó. Các tổ chức này tồn tại để gạt các thính giả một cách có chủ ý và giữ quyền hành trong tay ĐCSTQ.

Chúng tôi, các thân nhân của các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc, mà đau khổ trầm trọng dưới cuộc đàn áp vô nhân đạo gây ra bởi ĐCSTQ, muốn làm chứng về tình trạng nhân quyền thật sự tại Trung Quốc. Chúng tôi là tuyệt đối có tư cách để chứng thực sự tình trạng nhân quyền của ĐCSTQ. Chúng tôi đã chứng kiến sự tàn bạo của Đảng, chứng kiến sự độc tài của Đảng, và muốn chia sẻ những bí mật trong các sự dối trá và hành vi vô liêm sỉ của Đảng.

Quốc tế được biết là ĐCSTQ không từ một cố gắng nào trong cuộc đàn áp của nó với Pháp Luân Công. Đã mười năm qua từ khi cuộc đàn áp bắt đầu, mà đã phát khởi dưới sự điều động của cựu chủ tịch Trung Quốc, Giang Trạch Dân, là lực lượng điều hành đằng sau chính sách đàn áp Pháp Luân Công. Sự đố kỵ và sợ hãi của y trước sự tín nhiệm càng ngày càng gia tăng của quần chúng đối với Pháp Luân Công là khá nổi tiếng và môn tu luyện này trở thành một cái gai nơi hông y. Nó khiến y càng ngày càng kinh hãi. Y nhìn Pháp Luân Công như một mối đe dọa cho quyền lực của y.

Y cấm Pháp Luân Công và bắt đầu một cuộc đàn áp không còn kiềm chế được và cuộc đàn áp tàn bạo 100 triệu học viên, những người mà sống theo nguyên lý ‘Chân Thiện Nhẫn’. Sư đàn áp đã trở nên một cuộc diệt chủng một nhóm người vô tội.

ĐCSTQ ra lệnh cho toàn bộ máy chính phủ Trung Quốc, dưới sự điều khiển của Giang Trạch Dân, để “tiêu hủy các học viên Pháp Luân Công từ thể chất, danh tiếng, đến tài chính và xã hội.

Hằng chục triệu học viên tại Trung Quốc đã đau khổ ở những cấp độ khác nhau vì sự tra tấn và quấy rối không ngừng. Chúng ta cần hỏi câu này, “Điều gì đã xảy ra trong gần mười năm đàn áp tàn bạo? Có bao nhiều học viên đã bị giết chết và bị biến thành tàn tật? Có bao nhiêu người đã bị gửi đi các trại lao động cưỡng bách hoặc trung tâm tẩy não? Có bao nhiêu người đã bị giam trong các nhà tù hoặc trại giam? Có bao nhiêu người đã bị mất việc và trở nên vô gia cư?” Và tệ nhất là, “Có bao nhiêu người đã bị cắt lấy nội tạng của họ vì tiền, trong khi họ vẫn còn sống?

Các viên chức ĐCSTQ bất kể là họ 70-80 tuổi hoặc là trẻ em. Khi họ có một chút liên hệ gì với Pháp Luân Công, họ sẽ trở thành mục tiêu của đàn áp.

Hằng chục ngàn gia đình hạnh phúc bị tiêu hủy bởi ĐCSTQ. Những người già và trẻ em bị bỏ lại tự bảo vệ lấy mình và bị mất đi sự bảo đảm tài chính của họ. Sự quấy rối của cảnh sát và chính quyền là thường xuyên. Biết rõ tất cả những điều trên, chúng tôi sống trong sự kinh hoàng triền miên và sợ hãi hàng ngày. Các thân nhân vô tội của chúng tôi chịu đựng cuộc đàn áp, bắt bớ bất hợp pháp, đánh đập không thương tiếc, tra tấn, và, như đã kể trên, mất đi mạng sống và nội tạng của họ, chỉ vì họ tin vào ‘Chân Thiện Nhẫn’ và mong muốn làm người tốt.

Các học viên này chỉ muốn dân chúng mà đầu óc đã bị đầu độc và bị lừa gạt bởi các sự dối trá của ĐCSTQ biết được sự thật về Pháp Luân Công và việc nó bị đàn áp kinh hoàng tại Trung Quốc. Các học viên này ăn tiêu tặn tiền, làm tài liệu giảng rõ sự thật về cuộc đàn áp, và phát hành chúng. Vì điều đó, họ bị đàn áp. Càng vô liêm sỉ hơn, họ thậm chí bị đàn áp chỉ vì họ nói chuyện với nhau hoặc ăn cơm với nhau. Các sự gặp gỡ, kể cả cho dù chỉ có hai học viên, là bị các viên chức ĐCSTQ cấm. Họ không được phép khiếu nại một cách hòa bình, là một quyền lợi mà được bảo đảm bởi hiến pháp Trung Quốc.

Trước những sự việc trên, chúng tôi, các thân nhân của họ, vì sự độc tài của ĐCSTQ, chỉ có thể đứng nhìn trong nước mắt và không được phép đưa một tay ra để giúp đỡ.

Trong những năm gần đây, vì các học viên trong và ngoài Trung Quốc đã giảng thanh chân tướng, nhiều người đã biết được sự thật và thế giới đang biết được cuộc đàn áp vô liêm sỉ này bị che dấu sau những bức tường.

Tại Trung Quốc, các luật sư như Cao Trí Thịnh, người đã cất tiếng nói cho Pháp Luân Công, đang tiến tới, và những viên chức tốt kỳ cựu, như Hàn Quản Sanh, Cổ Giáp, và Uông Triệu Quân khiếu nại cho Pháp Luân Công. Trên quốc tế, càng có nhiều tổ chức quốc tế, những cơ quan chính phủ, và những nhân vật nổi tiếng đang lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ, và đã kêu gọi ĐCSTQ nhiều lần cải thiện nhân quyền.

ĐCSTQ không để ý chút gì các cố gắng đó và tiếp tục tìm cách dối gạt cộng đồng quốc tế. Nó tiếp tục vô liêm sĩ cuộc đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Nó cũng lại đàn áp tàn bạo những người tốt như luật sư Cao Trí Thịnh.

Tình trạng nhân quyền của ĐCSTQ không có cải thiện. Kỳ thật, ĐCSTQ đã gia tăng cuộc đàn áp của nó trên các học viên. ĐCSTQ cả còn lợi dụng Thế Vận Hội và tiếp tục không ngừng bắt bớ và giam cầm những học viên vô tội trên toàn quốc. Sự chết chóc và tàn tật là không dứt.

Thể theo mạn lưới Minh Huệ, bắt đầu từ 2008—và chúng tôi chỉ kể có tại Bắc Kinh—trước, trong khi, và sau Thế Vận Hội, ĐCSTQ đã gia tăng cuộc đàn áp tàn bạo các học viên. Các phương pháp đàn áp kể cả sự lùng bắt các học viên, theo dõi, quấy rối, chế tạo tuyên bố giả, bắt bớ, lục soát nhà, lao động cưỡng bách, giam cầm, tra tấn, và giết hại là một phần bản danh sách nói lên sự khổ đau mà các học viên và gia đình của họ đang phải chịu đựng.

1. Những sự bắt bớ

Theo thống kê của Minh Huệ, năm 2008 ĐCSTQ dùng lý do ‘Mừng đón Thế Vận Hội’ để buộc các viên chức và cảnh sát Bắc Kinh đi bắt hàng trăm học viên. Những trường hợp được biết chỉ là phần nổi của tảng băng, còn biết bao nhiêu trường hợp không được công khai, vì ĐCSTQ tiêu hủy những tin tức như vậy. Ví dụ, Minh Huệ đăng vào tháng mười 2008: “Cảnh sát Đường Bạch Chỉ Phường, vùng Tuyên Vũ, Bắc Kinh bắt 17 học viên trong lúc Thế Vận Hội.” Đây chỉ là một phần nhỏ của tất cả số người đã bị bắt.

Ông Phạm Nhất Minh, người đoạt huy chương bạc tại cuộc thi Vẽ Truyền Thần Về Người Trung Quốc tổ chức bởi Đài truyền hình Tân Đường Nhân, là một họa sĩ tranh sơn dầu nổi tiếng và là một học viên ở Bắc Kinh. Ông bị theo dõi đến nhà bởi các viên chức Sở cảnh sát An Định Môn tại vùng Đông Thành, Bắc Kinh, vào đếm 8 tháng bảy 2008. Ông bị bắt, nhà ông bị lục soát, và ông bị kết án hai năm lao động cưỡng bách. Ông Phạm đang bị giam tại Trại Lao động cưỡng bách Bắc Kinh đội phân phối và bị buộc làm việc nặng. Sư bắt bớ của ông chỉ được báo cáo vào ngày 22 tháng mười 2008, nhiều tháng sau.

Một họa sĩ dầu nổi tiếng khác và học viên Bắc Kinh, Vương Minh Nguyệt, và nhiếp ảnh gia Kim Hiểu Huy bị bắt gần như đồng thời với ông Phạm Nhất Minh. Họ bị giam tại Trại lao động cưỡng bách Đoàn Hà. Nhưng tin tức sự bắt bớ và giam cầm của họ chỉ được thông báo bên ngoài Trung Quốc cho tới hôm nay.

Ngày 20 tháng tư 2008, các học viên ông Ngưu Tiến Bình và vợ ông, bà Trương Liên Anh, đi về nhà từ chợ cùng với đứa con gái bốn tuổi của họ. Cảnh sát từ Đội quốc phòng của vùng Triều Dương, Bắc Kinh bắt họ và đánh họ ngay trước mặt đứa con gái nhỏ của họ. Cảnh sát còng tay ông Ngưu Tiến Bình và ném ông lên ghế bành. Đứa con gái nhỏ sợ quá và khóc lớn. Nó vẫn còn bị ác mộng. Đứa con gái nhỏ trước đó đây hạnh phúc thì giờ đây sống trong sự sợ hãi với người bà 80 tuổi của nó. Bà Triệu Hoài Xuân, 58 tuổi, một học viên tại Kim Câu Hà, Hải Điến, Bắc Kinh, bị theo dõi bởi năm sáu viên chức thường phục mà được cho rằng là từ sở cảnh sát đường Vĩnh Định. Chúng xông vào nhà bà và lục soát mỗi phòng. Chồng bà Triệu, một người không là học viên, hỏi họ, “Các ông làm gì? Đây có phải là lục soát nhà không?” Một cảnh sát viên gầm lên, “Chúng tôi là cảnh sát! Đây không phải là lục soát. Đây là tìm kiếm. Không ai được phép cử động!” Bà Triệu Hoài Xuân bị bắt và kết án ba năm rưỡi tại nhà tù Hải Điến, Thanh Hà, Bắc Kinh. Bà không được cung cấp cho thức ăn hoặc nước uống và bệnh tim của bà tái xuất hiện. Bà đang bị bệnh trầm trọng. Nhà tù từ chối thả bà ra. Chồng bà Triệu, 65 tuổi, bị nhiều chứng bệnh, và một đứa con gái bị bệnh thần kinh. Không ai chăm sóc cho họ.

Ngày 26 tháng bảy 2008, cảnh sát từ huyện Tiền Kiều lại bắt bà Trương Phượng Xuân, 52 tuổi, một học viên tại làng Tiền Kiều Tử, huyện Hoài Nhu, Bắc Kinh, trong khi bà đang làm việc trên nông trại. Khi bà được thế chân để trị bệnh, cảnh sát dùng lý do an ninh Thế Vận Hội để giam bà tại nhà tù Hoài Nhu. Phía trái của cơ thể của bà bị liệt vì sự tra tấn và bà bị khủng hoảng tinh thần. Vào khoảng 5 giờ chiều ngày 29 tháng bảy 2008, ba học viên, bà Địch Thục Điền (61 tuổi), bà Hàn Minh (62 tuổi), và bà Chu Lệ Yến (55 tuổi) đang đi viếng thăm bà Trương, mà ở phòng 401, số 5 tòa nhà, bắc đường Hô Gia Lâu, vùng Triều Dương. Hơn mười người từ đội quốc phòng của phó văn phòng Triều Dương, sở cảnh sát đường Hô Gia Lâu, và Hội đồng Láng giềng đường Hô Gia Lâu thình lình xông vào, la mắng họ, và lục soát nhà. Cảnh sát đập vỡ cánh cửa phòng của con trai bà Trương, một người không là học viên, lục soát nó, và không tìm thấy gì. Nhưng cả ba vị lão niên này bị bắt và buộc tội ‘hội họp bất hợp pháp’.

Sáng ngày 16 tháng chín 2008, học viên bà Lưu Bình tại Thanh Kiều, vùng Hải Điến, Bắc Kinh, phát tài liệu giảng rõ sự thật về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Cảnh sát bắt bà và tịch thu tất cả tài liệu.Trước đó, họ đi đến nhà chị gái của bà để tìm bà. Họ nói, “Chúng tôi đã theo dõi bà ta bằng camera trong lúc Thế Vận Hội.” Bà Lưu Bình đang bị giam tại nhà tù Thanh Hà tại Bắc Kinh. Bà mẹ 80 tuổi của bà bị bỏ lại nhà một mình. Người đàn bà lớn tuổi này nói với người qua lại, “Tôi muốn con gái tôi, bà Lưu Bình. Nó làm việc tốt nhất trên thế giới, nhưng bị cảnh sát bắt. Tôi ngoài 80 và bị bỏ một mình. Chỉ có con gái tôi săn sóc tôi. Vì cảnh sát bắt nó, không có ai săn sóc cho tôi. Cảnh sát cũng để một con chó bên ngoài nhà tôi và nó sủa suốt ngày. Tôi không thể ăn hay ngủ. Tôi muốn con gái tôi. Trả lại con gái tôi cho tôi!

Sáng ngày 4 tháng mười hai 2008, học sinh lớp ba Trương Tử Vi tại Trung học làng Trung Quan tại vùng Hải Điến đang đọc tài liệu giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công mà nó tìm thấy trên ghế ngồi của nó khi lớp học vào giờ nghỉ giải lao. Cô giáo Long Hongyin thấy được. Bà ta chụp lấy tài liệu và báo cáo lại với hiệu trưởng Hình Tiểu Bình. Hình Tiểu Bình tức thời “báo cáo” điều đó với sở cảnh sát làng Trung Quan. Chiều hôm đó, hơn mười viên chức từ phó văn phòng Hải Điến và sở cảnh sát làng Trung Quan đi đến nhà của cô bé Trương Tử Vi tại làng Trung Quan và bắt học viên Lưu Ngọc Quyến, người đang tới chơi nhà. Chúng lục soát nhà, tịch thu hai máy điện tín, hai máy in, một máy MP3, một điện thoại cầm tay, các sách Pháp Luân Công, và các đồ dùng cá nhân khác. Chúng cả đập vỡ hai tấm kính trên cửa và phòng tắm. Trương Tử Vi và mẹ nó, Tùng Đại Vi, sau đó bị mang đến sở cảnh sát làng Trung Quan.

2. Tra tấn đến chết: Năm 2008, sáu học viên tại Bắc Kinh bị ĐCSTQ giết hại

ĐCSTQ cũng trách nhiệm cái chết thảm thương của ông Vu Trụ, một ca sĩ bình dân nổi tiếng và cũng là một nhạc sĩ đàn harmonica và trống trong đoàn nhạc bình dân “Tiểu Quyên cùng dân cư tại sơn cốc.” Ông là một học viên Bắc Kinh được nhiều người quí mến. Ông Vu tốt nghiệp từ Sở Pháp văn tại đại học Bắc Kinh và rất thông thạo nhiều thứ tiếng. Ông giúp dịch “Chuyển Pháp Luân,” quyển sách chính của Pháp Luân Công ra Pháp văn. Vợ ông ta, bà Hứa Na, là một họa sĩ tranh sơn dầu. Họ sống theo nguyên lý ‘Chân Thiện Nhẫn’. Sự thiện lành và nhẫn của họ mang đến cho dân chúng sự ấm áp và hạnh phúc.

Vào khoảng 10 giờ tối ngày 26 tháng giêng 2008, ông Vu trở về nhà với vợ ông sau một buổi trình diễn. Cảnh sát chận xe họ lại tại đường Dương Trang, Bắc Uyển, vùng Thông Châu, và tuyên bố “lục soát vì Thế vận hội.” Khi cảnh sát biết được họ là học viên, chúng bèn mang họ đến nhà tù vùng Thông Châu. Vào lúc 9 giờ sáng ngày 27 tháng giêng, bốn người từ sở cảnh sát Bắc Uyển, phó văn phòng Thông Châu, sở cảnh sát Hương Sơn, và phó văn phòng Hải Điến lục soát nhà của cha mẹ bà Hứa Na và không tìm được gì. Sau đó họ lục soát nhà người em gái của bà Hứa Na, nhưng không tìm thấy máy điện tín. Họ sau đó mang đi nhiều tờ giấy trắng từ bàn giấy của cô này. Ngày 6 tháng hai 2008, đêm giao thừa, vào tuổi 42, ông Vu Trụ chết vì hậu quả của sự tra tấn. Gia đình của ông được báo tin là có vấn đề bệnh tật. Họ chạy đến phòng cứu cấp Thanh Hà. Khi họ đến nơi, ông Vu đã chết và cơ thể của ông được phủ bằng một tấm vải trắng. Một máy thở vẫn còn trên mặt, nhưng chân của ông đã lanh như nước đá. Ông chết chỉ sau 11 ngày bị bắt. Bà Hứa Na không được phép tham gia tang lễ của chồng bà.

Sau cái chết của ông Vu Trụ, ĐCSTQ tiếp tục đàn áp bà Hứa Na. Bà vẫn còn bị giam tại nhà tù vùng Sùng Văn. Vào lúc 9 giờ sáng ngày 25 tháng mười một 2008, Tòa án vùng Sùng Văn tại Bắc Kinh kết án bà Hứa ba năm tù. Toàn quá trình chỉ mất một vài phút vì họ chỉ làm cho lấy lệ. Bà Hứa yêu cầu khiếu nại lên tòa cấp trên. Hơn nữa, trong lúc mùa Thế vận hội 2008, Phòng 610 vùng Hải Điến, cảnh sát địa phương, và các hành chính viên cộng đồng thường quấy rối cha mẹ bà Hứa, hăm dọa họ, và cấm không cho họ nói chuyện với ký giả ngoại quốc. Nhiều ngày trước khi tòa án vùng Sùng Văn xử án bà Hứa Na, họ báo tin cho gia đình ông Vu Trụ rằng họ sẽ thiêu xác ông Vu. Họ đòi bà Hứa đồng ý bằng thư rằng gia đình ông Vu sẽ trách nhiệm thể xác của ông Vu.

Sau khi ông Vu Trụ chết, hai học viên nữa từ Bắc Kinh bị giết chết trong tháng năm 2008. Họ là bà Lang Phượng Tiên và bà Khang. Bà Lang, hơn 60 tuổi, từ vùng Triều Dương, Bắc Kinh, bị quấy rối luôn luôn và bị giam bởi các viên chức ĐCSTQ. Bà bị bắt ba lần từ tháng giêng đến tháng năm 2008. Bà Lang chết vì bị tra tấn vào giữa tháng sáu 2008.

Bà Khang, 72 tuổi, sống tại vùng Lý Tiểu, Trung Tây, Bắc Kinh. Các viên chức từ sở cảnh sát đường Hoa Viên bắt bà khi bà đang phát tờ rơi ngày 20 tháng năm 2008. Nhà bà bị lục soát. Bà Khang bị tra tấn tại sở cảnh sát, gây ra áp huyết cao và xuất huyết não. Bà chết ngày 29 tháng năm. Bà Khang đã tập luyện Pháp Luân Công trong 15 năm và rất khỏe mạnh.

Học viên Bắc Kinh bà Trần Liên Phượng, 64, là một cựu nhân viên của Học viện số hai Sở Không quân. Sau khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu năm 1999, các viên chức nơi sở làm của bà mang bà đến một trại tẩy não nhiều lần. Gia đình bà rất bị căng thẳng. Vào đầu tháng sáu 2008, bà Trần cho thấy có nhiều triệu chứng bệnh nghiêm trọng và không thể ăn uống trong nhiều ngày. Một tuần lễ trước khi bà chết, các viên chức từ sở làm bà đi đến nhà bà để ‘giáo huấn’ bà và cảnh cáo bà không được gây phiền phức trong lúc Thế vận hội. Điều này càng làm cho bà thêm căng thẳng, và bà trở nên càng yếu hơn. Sau khi bị đàn áp trong chín năm, bà Trần qua đời ngày 20 tháng sáu 2008.

Bà Vương Sùng Tuấn sống tại làng Hương Trảo Thụ, thị xã Tiểu Hồng Môn, vùng Triều Dương, Bắc Kinh. Bà bị nhân viên Phòng 610 bắt ngày 14 tháng tư 2008, và tra tấn tại Trại Lao động cưỡng bách Đoàn Hà tại Bắc Kinh. Bà mất ngày 23 tháng tám 2008, vào tuổi 65.

Trên đây chỉ là một vài vụ đang xảy ra. Các viên chức và chính quyền ĐCSTQ đã phạm những tội ác tàn độc đối với dân chúng Trung Quốc, như là cuộc đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công trải qua đã mười năm. Là thân nhân của các học viên Pháp Luân Công mà đã bị đàn áp, chúng tôi kêu gọi các thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc lưu ý sự làm chứng của chúng tôi. Xin đừng lại bị ĐCSTQ dối gạt nữa. Xin đừng để bị rối trí bởi những tin tức giả maọ. ĐCSTQ là tà ác và sẽ giết người mà không chớp mắt. Bản chất sát nhân của nó không thay đổi.

Nói về hiện tại, dân chúng Trung Quốc đang dưới sự cai trị một Đảng của ĐCSTQ, và Trung Quốc giống như một nhà tù lớn. Dân chúng bên trong Trung Quốc bị phủ nhận quyền tự do và nhân quyền. Những ai mà đứng lên chống ĐCSTQ là bị đàn áp.

Như đã được đăng trên khắp thế giới, học viên Bắc Kinh ông Tào Đông, mà đã gặp ông Edward McMillan-Scott, phó chủ tịch Quốc hội Âu châu, tại Bắc Kinh ngày 21 tháng năm 2006, và thông tin cho ông biết về cuộc đàn áp tàn khốc mà các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đang chịu đựng, là tức thời bị các mật thám ĐCSTQ bắt, mang đi Cam Túc, bị kết án năm năm tù đêm giao thừa 2007, và bây giờ đang bị giam tại nhà tù Thiên Thủy, tỉnh Cam Túc.

Chúng tôi hy vọng Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc sẽ thực hiện một sự điều tra toàn diện tình trạng nhân quyền của Trung Quốc dưới chế độ cai trị của ĐCSTQ và nhìn thấu suốt mưu mẹo của nó hợp tác với các chính phủ vi phạm nhân quyền khác. Chúng che đậy cho nhau và dùng các tổ chức dưới sự điều khiển của chúng, kể cả cái goi là các ‘hiệp hội nhân quyền độc lập’ mà không thể điều hành mà không có sợ đồng ý của ĐCSTQ. Thật quá cấp thiết là chúng ta tiêu trừ ĐCSTQ và quý vị nghe được tiếng nói của những người đang bị đàn áp. Chúng tôi mong quý vị làm hết sức mình để đạt được nhân quyền và tự do cho tất cả người dân Trung Quốc, kể cả những người mà đang khổ đau trong cuộc đàn áp dài hạn dưới bàn tay của ĐCSTQ.

Dân chúng Trung Quốc sẽ cám ơn quý ị, và Thượng đế sẽ ban phước cho quý vị!

Từ các thân nhân của các học viên Pháp Luân Công bị đàn áp tại Trung Quốc.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/2/11/195199.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/2/21/105001.html
Đăng ngày: 10-06-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share