[MINH HUỆ 28-05-2015] Vào ngày 18 tháng 05 năm 2015, ông Wallace Chapman, người dẫn chương trình Đài Phát thanh New Zealand, đã phỏng vấn ông David Kilgour về bộ phim tài liệu “Thu hoạch Nhân thể” (Human Harvest) được phát sóng gần đây.

(Phần dưới đây được trích từ cuộc phỏng vấn)

Ông Chapman : Những cáo buộc về hoạt động rùng rợn đến mức không thể tưởng tượng nổi tại Trung Quốc là một chủ đề của bộ phim tài liệu “Thu hoạch Nhân thể” mới đây, trong đó khắc họa ông David Matas và ông David Kilgour, hai người Canada được đề cử Giải Nobel Hòa bình. Bộ phim đã đoạt giải thưởng Peabody danh giá của Hoa Kỳ vì khả năng kể chuyện xuất sắc qua phương tiện truyền thông điện tử.

Hai ông David Matas và David Kilgour cho biết các bệnh viện tại Trung Quốc đã giết hại hàng chục nghìn tù nhân lương tâm, chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công, để thu hoạch và bán nội tạng của họ.

Ông David Kilgour là nguyên Nghị sỹ Nghị viện Canada. Ông từng là Phó Phát ngôn viên và cựu Quốc Vụ khanh phụ trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Canada. Ông đã theo dõi vấn đề thu hoạch nội tạng hàng năm trời, và cùng ông David Matas viết sách về hoạt động này; cuốn sách có tiêu đề “Thu hoạch Đẫm máu – Giết hại các Học viên Pháp Luân Công để lấy tạng”. Ông và ông David Matas còn được nhận giải thưởng Nhân Quyền của Tổ chức Quốc tế Nhân Quyền Thụy Sỹ.

Trước hết, xin ông cho biết. Vấn đề này được đưa ra ánh sáng như thế nào. Người ta đến Trung Quốc để nhận tạng và một câu hỏi thường được đặt ra là: “Làm sao Trung Quốc có thể có sẵn nhiều nội tạng đến vậy cùng một lúc cho họ được?”

Ông Kilgour : Chính xác. Có một bác sỹ ở Israel là ông Jacob Lavee. Ông là một trong nhiều bác sỹ người Israel như thế. Ông có một bệnh nhân bệnh tim đang chuẩn bị đến Trung Quốc để ghép tim trong vòng hai tuần nữa. Các bác sỹ này nói: “Làm sao mà họ có thể tìm được tim cho anh trong vòng hai tuần tới?“

Và rồi ông đặt ra thêm những câu hỏi khác, rồi ông hình dung được điều thực sự đang xảy ra là gì, hẳn sẽ phải có ai đó bị giết vào ngày ghép tạng. Và với uy tín lớn của mình, bác sỹ Lavee và (chính phủ) Israel đã thông qua luật quy định việc mua tạng không rõ nguồn gốc từ… họ không cần phải nhắc đến Trung Quốc bởi vì Trung Quốc là nước duy nhất đang xảy ra việc này.. Là bất hợp pháp.

Và những gì chúng tôi hy vọng là các nước như New Zealand và Canada sẽ thông qua các luật tương tự để ngăn chặn người New Zealand và người Canada mua tạng không rõ nguồn gốc ở bất cứ đâu. Như tôi đã nói, thậm chí không cần nhắc đến từ Trung Quốc vì đó là nước duy nhất trên thế giới xảy ra việc này.

C : Như vậy phải chăng những con số đó không được tính vào? Cần phải có tới 100.000 người ngồi trong tù mới có thể cung cấp lượng nội tạng lớn đến thế.

K : Để thực hiện được 10.000 ca ghép tạng mỗi năm thì cần phải có một ngân hàng 100.000 “người hiến tạng” còn sống đang ngồi chờ bị giết để lấy tạng. Đó là một suy luận và chính là điều mà tôi mong mỗi người ở New Zealand và Canada đều biết, bởi vì điều đó thực sự đang xảy ra.

C : Trung Quốc không có hệ thống hiến tạng sao? Như các nước khác? Như ở Anh, người ta phải đợi hàng mấy tháng, có khi là hàng năm trời, nhưng họ có hệ thống hiến tạng.

K : Việc hiến tạng đi ngược lại với văn hóa Trung Quốc, nên khi họ thiết lập một hệ thống [hiến tạng] thử nghiệm, tôi nghĩ họ đã nhận được 37 tạng trong một năm đó, tôi cho là năm 2010. Như vậy có thể coi là họ không có hệ thống hiến tạng nào cả. Họ có thể có một hệ thống trên giấy tờ nhưng hoàn toàn không có tác dụng.

Họ lấy tạng từ các tù nhân thi hành án, một số là bị tuyên án tử hình. Chúng tôi tin rằng có rất, rất nhiều người, đa số là các tù nhân lương tâm như học viên Pháp Luân Công, những người không có bản án nào. Họ cứ ngồi trong các trại lao động, chờ xét nghiệm ba, bốn tháng một lần để các bác sỹ kiểm tra tình trạng nội tạng của họ.

Rồi khi có người đến từ Auckland hoặc Wellington, hay Ottawa, họ kiểm tra cơ sở dữ liệu trên máy tính và xem tạng nào phù hợp với người nhận đó. Sau đó sẽ có người bị giết theo đúng nghĩa đen như người ta giết con tôm hùm trong một nhà hàng kinh dị để người kia có thể trở về New Zealand hay Canada với một quả tim hay lá gan mới.

C : Ông có những câu chuyện đó chứ, phải không? Thật đau lòng. Tôi phải nói rằng tôi rất sốc khi xem bộ phim “Thu hoạch Nhân thể”. Một bác sỹ phẫu thuật không thể tiếp tục công việc được nữa và suy sụp trước vợ mình, những cái cớ ngụy tạo như người ta bị đánh đập rồi được đưa vào viện, một tên lính với khẩu súng đứng gác trước cửa, bên trong thì bệnh nhân bị mổ xẻ – nếu có thể dùng từ đó – mà không có thuốc gây mê. Xin ông cho biết đó là chuyện gì.

K : Ông đang nói về vấn đề ở Tô Gia Đồn, đó là một chương của cuốn sách. Mọi người đều có thể đọc chương viết về Tô Gia Đồn bằng cách vào trang David-Kilgour.com và trỏ đến báo cáo này. Nó đã được dịch ra 21 thứ tiếng. Chọn mục Tô Gia Đồn (Sujiatun) và đọc xem điều gì đã xảy ra. Nhưng như ông nói, vị bác sỹ đó đã mổ lấy đến 2.000 giác mạc từ các học viên Pháp Luân Công từ năm 2001 đến 2003. Vợ ông nói: “Anh phải dừng lại.” Và ông đã dừng lại. Một số tình tiết trong bộ phim mà ông đang đề cập thì người ta hầu như không thể tin là đang xảy ra. Nhưng những việc này đã và vẫn đang tiếp diễn tại Trung Quốc.

C : Họ đã đưa ra những lý do ngụy tạo rằng hoạt động này sinh lời rất lớn cho Trung Quốc và thậm chí còn tạo thành một bộ phận thu nhập lớn cho toàn hệ thống y tế của Trung Quốc. Có thật vậy không? Ông nghĩ lợi nhuận đó lớn đến mức nào?

K : Chúng tôi ước tính các kiểu. Có thể là một tỷ đô la Mỹ mỗi năm chi cho các bác sỹ, y tá, các bệnh viện, rồi người chuyển nội tạng bằng đường hàng không từ vùng nông thôn như Tô Gia Đồn tới Thượng Hải là nơi bệnh nhân ngồi chờ [nhận tạng] ở bệnh viện.

Cần phải có một lượng tiền khổng lồ và vâng, ông nói đúng, hệ thống y tế [Trung Quốc] bấy giờ đang gặp khó khăn lớn. Việc đó đã giúp duy trì hệ thống bệnh viện. Nhưng nó cũng làm giàu cho vô khối bác sỹ và Quân đội Giải phóng Nhân dân, những người rất tích cực trong việc lưu chuyển số nội tạng này.

Vị bác sỹ mà chúng tôi đang kể đây làm phẫu thuật giác mạc. Ông được trả mức thù lao tương đương hàng trăm nghìn đô la Mỹ để thực hiện các cuộc phẫu thuật này. Cuối cùng ông đã bỏ trốn và ở lại Canada. Vợ ông thì đang ở Hoa Kỳ.

C : Liệu có nhiều bác sỹ và bác sỹ phẫu thuật xuống cấp như thế không? Ý tôi là những gì chúng ta đã xem và trải nghiệm trong bộ phim vừa rồi thật là sốc, thật kinh khủng, thử hỏi xem tại sao lại có bác sỹ phẫu thuật nào có thể làm những điều kinh khủng đến thế.

K : Đó là vấn đề đạo đức, mà ở Trung Quốc không có luật về vấn đề này trong khi lại có món lợi khổng lồ về tài chính và ai cũng tham gia, cả cảnh sát và phi công như họ nói.

Điều đáng buồn là y đức không tồn tại ở Trung Quốc. Và đây là một trong những hậu quả của nó. Đó là lý do tại sao những người như Hiệp hội Y khoa New Zealand không nên dính líu gì tới hoạt động đáng ghê tởm này. Họ không nên tin báo cáo từ các bác sỹ này, không nên để các dược sỹ từ New Zealand tới Trung Quốc.

Tất cả chúng ta đều nên khiến cho hoạt động đê hèn này trở nên càng khó khăn càng tốt để không cho nó tiếp diễn, chúng tôi gọi đó là tội ác chống lại nhân loại. Thật không thể tin nổi là điều đó lại có thể xảy ra ở thế kỷ 21, trong khi rất ít người hiểu rằng nó đang diễn ra. Tôi nghĩ có lẽ hiện nay đã có nhiều người hơn trên thế giới hiểu việc này đang xảy ra rồi.

Chẳng hạn như chúng tôi mới đây có phiên điều trần ở Brussels. Một phiên họp tuyệt vời. Và tôi nghĩ vấn đề này đã được phổ biến khá rộng rãi – không phải trong một khu vực nhỏ đâu bởi vì những bộ phim như “Thu hoạch Nhân thể” đoạt giải Peabody sẽ được trình chiếu tại New York trong vòng hai tuần nữa.

C : Trung tâm của câu chuyện này cũng vậy, là một bộ phận của xã hội Trung Quốc được gọi là Pháp Luân Công. Hàng tuần ở cuối con phố Queen Street ở Oakland, thành phố lớn nhất New Zealand, đều có một cuộc trưng bày của học viên Pháp Luân Công ký tên phản đối.

Hai tháng trước, họ đã diễn lại toàn bộ màn thu hoạch nội tạng. Đó là nơi họ thu hút sự chú ý của tôi lần đầu tiên. Song [lúc đó] tôi không biết gì nhiều về Pháp Luân Công. Họ là ai vậy?

K : Tôi cho rằng NZ Herald – một trong những tạp chí đã tới cuộc họp báo của chúng tôi. Một người trong số họ đã chụp ảnh. Một trong các phóng viên cao cấp đã ở đó. Chúng tôi cho rằng điều này thật tuyệt bởi nó sẽ giúp phổ biến thông tin về những gì đang diễn ra. Đó là cách đây vài năm.

Rốt cuộc lại chẳng có một lời nào về vấn đề này xuất hiện trên Herald. Tôi không biết tại sao truyền thông New Zealand, ít ra là một hãng truyền thông nào đó, lại không thấy cần phải đưa tin về câu chuyện này. Tôi nghĩ nó đã khá phổ biến rồi. Chẳng hạn như Canada, Châu Âu, và Hoa Kỳ, hiện giờ câu chuyện này đã được nhiều người biết đến. Chính phủ, đảng, và nhà nước Trung Quốc cũng biết chuyện này, họ cũng không có lời bào chữa nào rành mạch cả, ngoại trừ việc cáo buộc tôi chúng tôi là chống lại Trung Quốc.

C : Ông hãy cho biết thêm về Pháp Luân Công.

K : Pháp Luân Công là một môn phái mà về cơ bản là không tồn tại trước năm 1992. Đó là sự kế thừa, có thể nói vậy, của Phật gia và Đạo gia, với một số bài tập nhẹ nhàng thu hút rất nhiều người quan tâm ở Trung Quốc đến mức vào giữa những năm 1990 đã có từ 70 đến 100 triệu người luyện tập Pháp Luân Công. Nó được truyền ra khắp thế giới. Tôi nghĩ là tới 130 nước.

Thực ra, bản thân tôi không phải là Pháp Luân Công nhưng tôi vô cùng tôn trọng những gì họ làm cũng như các nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn” của họ. Tôi đoán tổng cộng lại là có bấy nhiêu. Số học viên Pháp Luân Công nhiều hơn cả số lượng Đảng viên Đảng Cộng Sản Trung Quốc vào năm 1999. Và nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của họ khiến chủ tịch Trung Quốc bấy giờ là Giang Trạch Dân sợ hãi. Nên ông ta tuyên chiến với họ và cuộc chiến đã tiếp diễn suốt 15 năm sau đó. Nhưng họ không từ bỏ [Pháp Luân Công].

Cuối tuần này họ sẽ có một cuộc hội tụ lớn tại thành phố New York. Chúng tôi cũng có sự kiện Pháp Luân Công bốn, năm hôm trước và có 600 học viên. Các nghị sỹ nghị viện của các đảng phái đã đến trò chuyện với họ, mọi thành phần trong giới chính trị đều hoan nghênh họ. Như vậy là những nơi như Canada đều hiểu được cuộc chiến kia.

C : Câu hỏi cuối cùng – ông nghĩ có bao nhiêu học viên Pháp Luân Công đã bị giết để lấy tạng ở Trung Quốc? Có ước tính nào không?

K: Một người bạn của chúng tôi tên là Ethan Gutman đã viết cuốn sách có tiêu đề “Tàn sát” (The Slaughter). Ông đã dành bảy năm để viết nó. Ông ước tính là từ năm 2000 đến 2008 có khoảng 65.000 học viên Pháp Luân Công đã bị giết để lấy tạng.

Ông ấy đã làm nhiều hơn những gì ông David Matas và tôi đã làm. Ông còn đề cập đến cả người Ngô Duy Nhĩ, người theo đạo Tin lành và người Tây Tạng, và ông ước tính có khoảng 2.000 người trong số họ đã bị giết để lấy tạng.

Như vậy là một nhóm người rất đông. Nếu là 65.000 hay 2.000 thì cũng là con số quá lớn.

Đương nhiên, đây là tôi đang hối thúc ông và các thính giả của ông. Không một ai từ New Zealand hay Canada nên đi đâu gần Trung Quốc để nhận tạng; mọi người, kể cả chính phủ hai nước, hãy khiến việc bán nội tạng của chính quyền Trung Quốc trở nên càng khó khăn càng tốt, để việc này không xảy ra nữa.

Điều đó thực sự đang xảy ra, bằng chứng về việc đó đã có quá nhiều. Chúng tôi có khoảng 33 loại bằng chứng chứng tỏ nó đang xảy ra. Tôi từng là một công tố viên trong gần chục năm, và đã thu thập được rất nhiều bằng chứng chứng tỏ việc này đang xảy ra. Đừng để ai ở NZ bảo các vị là không có chuyện đó. Bởi vì thật sự là có.

Chú thích :

David Kilgour nguyên là Nghị sỹ Nghị viện Canada. Ông là Phó Phát ngôn viên và Cựu Quốc Vụ khanh phụ trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Ông và ông David Matas còn nhận được Giải thưởng Nhân Quyền của Hiệp hội Quốc tế về Nhân Quyền của Thụy Sỹ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/5/28/310118.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/6/7/150939.html

Đăng ngày 12-06-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share