Bài của phóng viên Minh Huệ, Lí Tĩnh Phi

[MINH HUỆ 21-09-2007]

Luật sư nhân quyền nổi tiếng ông Cao Trí Thịnh, mà được một số người coi như là ‘lương tâm của Trung Quốc’, gần đây đã gửi một bức thư dài 9 trang với những tin tức, thống kê và chứng cớ đầu tay đến Quốc Hội Mỹ, nói lên những trăn trở sâu sắc của ông về Thế vận vội Bắc Kinh. Lá thư nêu lên rằng nhân quyền tại Trung Quốc đã suy sụp càng ngày càng tệ hơn khi càng tiến đến ngày Thế vận hội. Trong lá thư, ông Cao nói về cuộc đàn áp Pháp Luân Công rất chi tiết và kêu gọi Quốc hội Mỹ lưu ý hơn đối với thảm hoạ nhân quyền này.

2007-9-20-dchearing--ss.jpg

David Kilgour (trái), cựu thứ trưởng ngoại giao Canada (phụ trách châu Á Thái Bình Dương), cựu Phó chủ tịch Hạ viện Canada; Keith Ware (giữa), đại diện Liên đoàn Điều tra về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc tại Washinton D.C.; và Thượng nghị sĩ Ileana Ros-Lehtinen (phải), thành viên cao cấp của Ủy ban đối ngoại, tại buổi họp báo.

Ngày 20 tháng Chín, 2007, Nghị sĩ Ileana Ros-Lehtinen, thành viên cao cấp của Ủy ban đối ngoại và David Kilgour, cựu thứ trưởng ngoại giao Canada phụ trách châu Á Thái Bình Dương, và cựu Phó chủ tịch Hạ viên Canada, đã tham gia cuộc họp báo bàn về “Thế vận hội Bắc Kinh và Nhân quyền của Trung Quốc” của ông Cao, tổ chức tại Tòa Văn phòng Rayburn House. Edward McMillan-Scott, phó chủ tịch Quốc hội Âu Châu, sáng lập viên của Sáng kiến Dân chủ Âu châu, cũng tham gia cuộc họp báo qua điện thoại.

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công là một thảm họa nhân quyền

Trong bức thư dài 9 trang, ông Cao đính kèm những tin tức chi tiết đầu tay, thống kê và chứng cớ về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ông Cao phát biểu rằng, “Hàng trăm ngàn học viên đã bị gửi đi các trại lao động. Hàng triệu người bị giam giữ bất hợp pháp trong vô lượng những trung tâm tẩy não được thành lập ở khắp nơi tại Trung Quốc bởi Phòng 610 tai tiếng, một cơ quan mà đã được thành lập để chỉ đạo cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Các trại tẩy não như vậy chỉ làm những thủ tục càng đơn giản hơn để giam người, trong khi các phương pháp dùng để ‘giáo huấn’ các học viên là tàn bạo không thể tưởng tượng được. Hàng chục triệu người đã bị bức hại dưới những hình thức khác nhau. Một số lớn trẻ con đã bị đuổi khỏi trường học chỉ vì cha mẹ chúng tập luyện Pháp Luân Công. Một số trẻ con đó bị bỏ không người săn sóc hoặc thậm chí vô gia cư sau khi cha mẹ chúng bị bắt. (Từ tháng Tám vừa qua con gái tôi đã gặp nhiều đứa trẻ như vậy lang thang nơi cửa trường học của nó. Những đứa trẻ, mặc dù vô gia cư, đi gặp con gái tôi để bày tỏ sự chia buồn và ủng hộ của chúng. Tim chúng tôi thật đau vì những đứa trẻ này.)”

“Để làm chứng cớ của cuộc đàn áp này, tôi muốn đề xuất bản báo cáo điều tra mà chính tôi đã viết ra. Bản báo cáo ghi lại các chứng cớ được chấp nhận một cách hợp pháp mà tôi đã thu thập với tư cách là một luật sư. Một trong những trường hợp trong bản báo cáo liên quan đến Lưu Bác Dương, 28 tuổi, một người có bằng y khoa, và mẹ của anh ta, cả hai đều là học viên Pháp Luân Công. Người mẹ và con trai đều bị tra tấn đến chết cách nhau chưa đầy mười ngày, trong cùng một tòa nhà. Nhưng đêm cuối cùng trước khi họ bị giết chết, cả hai có thể nghe tiếng khóc đau đớn của người kia trong khi bị tra tấn. Trước khi những tiếng kêu gào tắt lịm cùng với cái chết của họ, cảnh sát chưa bao giờ ngừng tra tấn họ.”

Ông nhấn mạnh, “Cuộc đàn áp tám năm đối với Pháp Luân Công là thảm hoạ của nhân loại nghiêm trọng nhất và kéo dài lâu nhất tại Trung Quốc và trên thế giới. Đó là vì sao tôi nhấn mạnh điều này từ sớm trong bức thư này.”

Các câu hỏi đặt ra bởi ông Cao Trí Thịnh

Trong bức thư, ông Cao Trí Thịnh hỏi: “Liệu cuộc đàn áp tám năm dài đối với Pháp Luân Công và các tội ác chống nhân loại mà ĐCSTQ đã phạm phải chỉ là vấn đề của các nạn nhân? Hay chúng là vấn đề của cả nhân loại?”

“Liệu tội ác diệt chủng của ĐCSTQ chống loại loài người chỉ là mối đe doạ với các nạn nhân, hay với giá trị đạo đức của toàn thể xã hội loài người? ”

“Nhân loại có thể hay không thể giải quyết những tội ác chống nhân loại như vậy của một chính quyền?”

Các thảm cảnh vi phạm nhân quyền ở khắp nơi trên toàn Trung Quốc

Ông Cao đã chỉ ra trong bức thư, “Cuộc đàn áp không ngừng đối với các nhà thờ gia đình Công giáo của ĐCSTQ là sánh bằng với cuộc khủng bố kinh hãi đối với Pháp Luân Công.” Ông cũng kể ra những bằng chứng của cuộc đàn áp tàn bạo đối với tự do và nhân quyền của người dân, các hành vi tà ác đánh cắp tài sản tư của người dân, sự tàn hại môi trường, một hệ thống pháp lý vô cùng bất công, và các vấn đề khác tại Trung Quốc.

Ông Cao nói, “Thưa quí ông, quí bà thân mến, viết ra bức thư này là một điều nặng nề. Nếu các tội ác này chỉ xảy ra một lần hoặc nhiều lần, tôi tin rằng mỗi người trong chư vị sẽ nổi giận cũng như tôi. Trung Quốc ngày nay, các thảm kịch bất nhân ấy đã trở thành một tình trạng thông thường mà đang xảy ra trên toàn quốc. Nhiều người đã trở thành quá quen với nó, và họ đã vô tâm đối với nó. Cái lý do mà ĐCSTQ có thể duy trì quyền lực của nó là bằng cách cố ý tấn công vào lương tâm của chúng ta bằng bạo lực, và làm lương tâm của chúng ta thành đờ đẫn bằng những sự lừa dối. Nó đang làm tiêu mòn đạo đức của chúng ta về căn bản mỗi ngày, khuếch đại sự ủng hộ thụ động từ những trí óc vô vọng của dân chúng. Nó hạ thấp xuống thêm một mức cái đáy đạo đức của dân chúng để bảo vệ sự tàn bạo của nó, như vậy quyền lực của nó sẽ được ổn định. Ngày nay, ĐCSTQ đang mở mang cái kế hoạch suy đồi đạo đức của nó ra đến toàn thế giới. Nếu như Thế vận hội được tổ chức bởi ĐCSTQ, nó sẽ có nghĩa là sự thành công của sự suy đồi đạo đức toàn cầu của ĐCSTQ.”

Sự kiện Thế vận hội sẽ được tổ chức bởi ĐCSTQ làm tổn thương lương tri

Ông Cao chỉ ra rằng, “Chế độ của ĐCSTQ coi sự vận động và tổ chức Thế vận hội là đúng như một công tác chính trị quan trọng. Mọi điều liên quan đến Thế vận hội đều được coi như là một vấn đề chính trị. Liu Qi, người chủ chốt của Trung Quốc phụ trách Thế vận hội này, chính ông ta đã nói rằng đây là một ‘công tác chính trị tối cao’ để bảo đảm rằng mỗi nhu cầu của Thế vận hôi đều phải được đáp ứng. Đó là một sự thật đơn giản và thông thường được nhìn nhận tại Trung Quốc.”

“Thật sáng tỏ như ban ngày đối với toàn dân Trung Quốc rằng bằng sự thành công trong việc tổ chức Thế vận hội, chế độ cộng sản đang cố đạt được hai mục đích. Một, nó cố để chứng minh cho dân chúng Trung Quốc thấy rằng thế giới vẫn đang công nhận Đảng như một chính quyền hợp pháp bất chấp tất cả những sự tàn bạo và tất cả các tội ác chống lại loài người rùng rợn mà Đảng đã thi hành trong nhiều thập niên qua với cái giá là tối thiểu là 80 triệu mạng sống của người dân Trung Quốc. Hai, nó muốn chứng minh cho thế giới thấy rằng Đảng vẫn nắm quyền đối với Trung Quốc và vẫn được hưởng sự ủng hộ trọn vẹn của dân chúng.”

Ông nói, “Là một người Trung Quốc tôi trân quý tình yêu sâu sắc đối với quê hương tôi và nhân dân đau khổ của chúng tôi. Tôi cũng mong đợi được nhìn thấy cái ngày mà Thế vận hội sẽ được tổ chức tại Trung Quốc. Nhưng khi tôi nghĩ lại cái môi trường xã hội của Trung Quốc, và cách mà Thế vận hội sẽ được sử dụng tại nơi này, lương tâm và công tâm của tôi khiến cho trái tim tôi đau đớn. Như chư vị biết, ngày nay tại Trung Quốc những ai mà liên kết Thế vận hội với nhân quyền là tức khắc bị săn đuổi bởi chế độ cộng sản và bọn tay sai của nó như là ‘kẻ thù của quốc gia’, ‘những kẻ phạm tội của nhân dân’, và ‘những kẻ tiêu hủy trật tự xã hội’. Ông nhấn mạnh, “Chúng tôi không ủng hộ hoặc làm ra vẻ như ủng hộ việc sử dụng Thế vận hội như là một công cụ chính trị. Chúng ta cũng không ủng hộ hoặc làm ra vẻ ủng hộ Thế vận hội mà bất kể lương tâm, công lý và đạo đức của con người.”

Các chính trị gia ủng hộ ông Cao Trí Thịnh

Nghị sĩ Ileana Ros-Lehtinen, thành viên cao cấp của Ủy ban đối ngoại, David Kilgour, cựu thứ trưởng ngoại giao Canada phụ trách châu Á – Thái bình Dương và cựu Phó chủ tịch Hạ viện Canada, và Edward McMillan-Scott, phó chủ tịch Quốc hội Âu châu, ủng hộ ông Cao trong buổi họp báo.

Nghị sĩ Rep. Ileana Ros-Lehtinen nói rằng, “Trên thế giới có ít người biết rõ sự tàn tệ nghiêm trọng của Bắc Kinh trên lĩnh vực nhân quyền hơn là luật sư nhân quyền nổi tiếng mà đã được đề cử Giải Nobel Hòa Bình, ông Cao Trí Thịnh.” “Chế độ tại Bắc Kinh, thay vì xem Thế vận hội sắp đến như là một thời khắc để rộng mở hơn, thì lại xem nó như một sự ủy quyền cho sự kiểm soát và áp bức người dân Trung Quốc.”

Bà nói, “Tôi đã cùng với đồng sự của tôi, ông Rohrabacher, và những người khác tại Quốc hội, đã nói lên sự quan ngại của chúng tôi về việc tham gia vào ‘Thế vận hội diệt chủng’ qua việc đỡ đầu Nghị quyết Quốc hội 610 mà đã nói lên ‘cảm nghĩ của Quốc hội rằng Chính phủ Mỹ phải hành động ngay để tẩy chay Thế vận hội mùa Hè tại Bắc Kinh vào tháng tám 2008 hoặc là chế độ Trung Quốc phải ngưng hành động vi phạm nhân quyền trầm trọng chống lại nhân dân của họ.'”

Kêu gọi Tổng thống Bush

Ông Cao kêu gọi trong bức thư của ông, “Khi tôi viết xong lá thư này, tôi nghe nói rằng Tổng thống Bush quyết định tham gia vào Thế vận hội sang năm. Xin lỗi vì cách cư xử của tôi ở đây, tôi muốn kêu lớn lên, ông Tổng thống, ông đang làm gì vậy? Ông có thấy Tổng thống Reagan đã hành động thế nào với Thế vận hội Seoul 1988 không? Tôi cũng muốn nhắc nhở các bạn tôi nơi đây. Tôi hy vọng rằng các bạn tôi tại Quốc hội, cả Thượng và Hạ viện, có thể thiết lập chuẩn mực xứng đáng cho văn minh nhân loại như trong Thế vận hội Seoul 1988.”

Ông tiếp tục, “Những người đang tranh đấu trong các nhà tù của ĐCSTQ, những người đang khóc dưới sự tra tấn, những người trốn lay lắt khắp nơi để tránh sự đàn áp, họ đang cần sự giúp đỡ của chư vị. Khi chư vị đốt lên một ngọn đèn, khi chư vị mặc vào bộ đồ đẹp, để tiệc tùng, tôi hy vọng chư vị sẽ nghĩ đến những người đang đau khổ. Xin Chúa ban phước lành cho Mỹ quốc, xin Chúa ban cho mỗi con người công lý, trách nhiệm, và sự kiên định. Xin ánh sáng tự do chiếu rọi lên Trung Quốc lục địa, để cho tà ác không còn có chỗ trốn, và xin những người bị đối xử tệ bạc không còn trong đau khổ nữa.”
——————————————————————————–

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/9/21/163076.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/9/22/89801.html
Đăng ngày: 01-06-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản

Share