Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-02-2015] Trong ngày 03 tháng 02 năm 2015, bà Lâm Hiểu Diễn và bà Lưu Tân Mai bị đưa ra xét xử vì treo băng rôn tại nơi công cộng để phơi bày cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chính quyền Cộng sản Trung Quốc, công tố viên đã thừa nhận việc tu luyện Pháp Luân Công không phạm pháp. Tuy nhiên, sau đó công tố viên lại buộc tội bị cáo về việc “truyền bá Pháp Luân Công”, nhưng ông không thể chứng minh hai học viên phạm tội.

Phiên tòa xét xử tại Tòa án khu Lịch Thành ở Tế Nam, tỉnh Sơn Đông kết thúc mà không có phán quyết nào được đưa ra.

2015-1-27-minghui-jinan-linxiaoyan--ss.jpg

Bà Lâm Hiểu Diễn, một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

Những cáo buộc sai trái

Các học viên bị buộc tội “sử dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thi hành pháp luật”, một câu thường được chính quyền sử dụng để kết án học viên Pháp Luân Công, coi đó như một phần chiến dịch đàn áp của chính quyền cộng sản. Công tố viên cũng không trích dẫn được việc hai học viên “gây trở ngại” cho các cơ quan thi hành luật pháp cụ thể như thế nào.

Công tố viên cũng đưa ra bằng chứng được lấy từ nhà của hai học viên, chỉ cho thấy được việc họ tu luyện Pháp Luân Công. Vị công tố viên cũng đồng ý rằng tu luyện Pháp Luân Công không phạm pháp.

Trong phiên phản biện của bị đơn (hai học viên), tòa án đã tách hai học viên ra ngoài nhiều lần để ngăn không cho người này nghe được lời khai của người kia. Việc làm này đã khiến luật sư biện hộ của hai học viên rất bất bình.

Những đe dọa từ chính quyền

Trong phiên xử, có nhiều công an mặc thường phục đứng vây quanh con rể của bà Lưu Tân Mai. Khi bà Lưu được bảo lãnh về nhà sau phiên xử, con rể của bà đã để lộ việc công an đe dọa mình. Kết quả là, anh dọa sẽ ly hôn với vợ, nếu cô tiếp tục ủng hộ bà Lưu tu luyện Pháp Luân Công. Sau đó, anh này còn dùng dao đe dọa bà Lưu và vợ mình.

Cũng tại phiên xử, bà Lưu cũng nói với thẩm phám rằng công an đã ép bà ký vào một biên bản đi ngược lại đức tin của bà. Thêm vào đó, nhiều viên chức Phòng 610 còn đe dọa luật sư của bà Lưu ngay trước khi phiên xử bắt đầu.

Những biện pháp an ninh khác thường

Vào buổi sáng trước khi phiên xử diễn ra, có 20 công an đứng xung quanh phòng xử. Dù phiên xét xử được mở công khai, nhưng tòa án chỉ cho phép hai người nhà mỗi học viên được vào phòng xử. Chỉ có con gái bà Lâm và con rể bà Lưu được vào phòng xử.

Công an mặc thường phục, một số còn dùng điện thoại di động, đã ngồi gần hết ghế tại phòng xử. Ngoài ra, người nhà của học viên đều bị thu điện thoại tại phòng xử.

Bối cảnh

Bà Lâm Hiểu Diễn và bà Lưu Tân cùng hai học viên khác đã treo nhiều băng rôn ở nơi công cộng vào đêm ngày 31 tháng 12 năm 2013. Các băng rôn đều có dòng chữ: “Pháp Luân Đại Pháp hảo; Chân – Thiện – Nhẫn hảo”, “Thoái đảng bảo bình an” và “Đưa Giang Trạch Dân ra công lý”. Nhiều camera giám sát đã ghi lại hình của các học viên, sau đó họ bị bắt vào ngày 18 tháng 01 năm 2014.

Công an đã hai lần nộp đơn kiện các học viên nhưng đều bị Viện kiểm sát từ chối. Dưới sự chỉ đạo của Phòng 610 cấp tỉnh, công an đã nộp đơn kiện lần thứ ba vào ngày 21 tháng 11 năm 2014. Đến ngày 30 tháng 12, một công tố viên đã đưa đơn kiện bà Lâm và bà Lưu lên Tòa án khu Lịch Thành.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/2/11/304318.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/2/13/148343.html

Đăng ngày 08-04-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share