Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 04-02-2015] Chính quyền Trung Quốc đã chính thức công bố quyết định bãi bỏ hệ thống trại lao động cưỡng bức tàn bạo vào ngày 07 tháng 01 năm 2013, dựa theo báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế. Báo cáo cũng chỉ rõ hệ thống này đã tồn tại trong khoảng sáu thập kỷ mà không hề thay đổi, và vẫn giữ nguyên đặc tính của nó.

Lấy ví dụ, Trại Lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, một trong những trại lao động khét tiếng nhất, đã được chính quyền Cộng sản Trung Quốc đổi tên thành khu Mã Tam Gia thuộc Nhà tù nữ Liêu Ninh. Hầu hết lính canh ở trại được giữ nguyên và đến nay vẫn có 50 học viên Pháp Luân Công bị giam cầm phi pháp tại khu Mã Tam Gia.

Các học viên đều phải lao động cưỡng bức mỗi ngày. Họ không thể mua những vật dụng hàng ngày, ngoại trừ giấy vệ sinh. Họ phải nộp một “báo cáo tư tưởng” hàng tháng, trong đó viết những suy nghĩ của họ về Pháp Luân Công, và nói với viên chức ở đó về nguyện vọng được gia đình đến thăm, mua những vật dụng cần thiết hay việc gọi điện bị hủy bỏ.

Bà Lý Phi Vân ở Thẩm Dương đã bị giam giữ tại Mã Tam Gia. Bà bị tra tấn đến nguy kịch chỉ trong gần một năm ở tù. Để trốn tránh trách nhiệm, lính canh đã trả tự do cho bà với lý do chữa bệnh. Bà qua đời chỉ một tháng sau đó, ở tuổi 65.

Viên chức ở trại không cho gia đình vào thăm bà Ngưu Quế Phương từ tháng 05 năm 2014, khi bà được đưa vào trại. Gia đình bà đã làm mọi cách để gọi điện cho bà. Bà Ngưu nói rằng sức khỏe của bà rất xấu: “Đến việc đi lên cầu thang, tôi cũng cần giúp đỡ.” Bà không thể tập trung và nhớ tốt mọi thứ, và thị lực của bà rất yếu. Tuy vậy, bà vẫn phải làm việc từ sáng sớm đến 8 giờ tối hàng ngày tại xưởng may của nhà tù để làm áo ngụy trang.

Danh sách những học viên bị giam giữ tại Mã Tam Gia ở thời điểm này bao gồm:

  • Bà Ngưu Quế Phương, bà Trần Ngọc Phượng, bà Trần Oánh ở Thẩm Dương.
  • Bà Ân Hồng Mai, bà Dương Kim Hoa ở Đại Liên.
  • Bà Tôn Quế Linh ở Đan Đông.
  • Bà Tề Quốc Tân ở Bàn Cẩm.
  • Bà Kiểu Quế Trân ở Doanh Khẩu.
  • Bà Vu Thục Hiền, bà Trì Tú Hoa, bà Uông Quế Hoa, bà Thượng Lệ Bình ở Tân Tân.
  • Bà Dương Lệ Hoa ở Phủ Thuận, bà Lưu Đức Trân ở An Sơn.
  • Bà Chu Ngọc Trinh, bà Hạ Đông Mai, bà Từ Tuệ Bình ở Cẩm Châu.

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/2/4/304008.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/2/14/148361.html

Đăng ngày 07-04-2015; Bản dịch sẽ được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share