Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc
[MINH HUỆ 22-02-2015] Ông Lý Hiểu Ba bị bắt vào tháng 04 năm 2014 vì phân phát các thông tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chế độ cộng sản Trung Quốc. Ông được cho là đã mất thị lực ở mắt trái trong khi bị giam giữ. Cảnh sát và Viện kiểm sát đã chuyển vụ việc của ông sang Tòa án Long Tuyền vào ngày 04 tháng 11 năm 2014.
Con trai ông, anh Lý Triết, một công dân Canada, cũng bị bắt và buộc phải quay trở lại Canada. Anh đã mời các luật sư bào chữa cho bố và kêu gọi sự giúp đỡ của chính phủ Canada để giải cứu bố mình.
Sự can thiệp có chủ ý của tòa án
Theo thủ tục pháp lý, khi một vụ việc được tòa thụ án, tòa có trách nhiệm phải nhập thông tin vào hệ thống sổ ghi án trực tuyến để công chúng có thể tự do chất vấn. Tuy nhiên, sau ba tháng, trường hợp của ông Lý vẫn chưa được đưa vào hệ thống.
Các luật sư của ông Lý đã yêu cầu được đọc hồ sơ vụ việc nhiều lần, nhưng những yêu cầu của họ bị thẩm phán né tránh và từ chối. Điều này khiến các luật sư cho rằng những hành động của tòa án là hành vi cố ý phá hoại chứ không phải là một lỗi văn thư. Trên thực tế, các luật sư trên khắp Trung Quốc đều báo cáo rằng đã gặp phải những trở ngại tương tự trong các vụ án liên quan đến các học viên Pháp Luân Công.
Khi các luật sư đệ đơn khiếu nại thẩm phán lên Viện kiểm sát vào ngày 23 tháng 01 năm 2015, họ thừa nhận việc thiếu thông báo trước của bên thẩm phán nhưng từ chối khiển trách ông ta vì không ai nhận trách nhiệm vi phạm các thủ tục pháp lý.
Luật sư bị sách nhiễu, liên tục bị từ chối không cho tiếp cận hồ sơ vụ việc
Một trong những luật sư của ông Lý Hiểu Ba, ông Lý Quế Sanh đến từ tỉnh Quý Châu, đã tới tòa án Long Tuyền vào ngày 09 tháng 11 năm 2014 và đề nghị được xem hồ sơ vụ việc. Tòa án nói với ông rằng chỉ có thẩm phán Kim Lưu Học Cường mới có quyền cho phép tiếp cận hồ sơ, nhưng thẩm phán này lại vắng mặt ngày hôm đó.
Luật sư Lý đã để lại giấy ủy quyền đại diện và các văn bản khác tại Trung tâm phục vụ tố tụng để gửi thẩm phán Kim. Sau đó ông tới gặp thân chủ của mình tại Trại tạm giam. Một học viên Pháp Luân Công đi cùng với ông đã bị bắt nhưng được thả vào ngày hôm sau. Luật sư Lý bị đưa tới đồn cảnh sát, ở đó ông đã bị thẩm vấn trong một giờ trước khi bị đưa tới sân bay.
Sau 20 ngày không có tin tức gì từ thẩm phán, luật sư Lý đã gọi điện cho thẩm phán Kim vào ngày 01 tháng 12 và được trả lời rằng thẩm phán đã nhận được các giấy tờ của ông và chấp nhận yêu cầu cho phép ông đọc hồ sơ vụ án. Khi luật sư Lý tới Long Tuyền, thẩm phấn lại nói rằng ông ta có việc rời khỏi thành phố và bảo ông Lý trở lại sau.
Khi luật sư Lý gặp thân chủ của mình tại trại tạm giam, các lính canh đã theo dõi cuộc gặp của họ và tịch thu những ghi chú mà thân chủ của ông cố gắng đưa cho ông.
Trong hai tháng sau đó, hai luật sư của ông Lý Hiểu Ba đã tới tòa án Long Tuyền nhưng hai lần bị thẩm phán Kim sử dụng các lý do giả để từ chối không cho tiếp cận hồ sơ vụ việc.
Giám đốc công ty bất động sản bị cầm tù tám năm
Ông Lý Hiểu Ba, 59 tuổi, nguyên phó bí thư của quận Nhân Thọ và nguyên chủ tịch quận Giang Huyền. Sau này ông trở thành tổng giám đốc của một công ty bất động sản.
Ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1996 và ông đã bỏ hút thuốc lá. Ông nhanh chóng phục hồi được sức khỏe. Ông Lý trước đó đã bị cầm tù 8 năm từ 2004 tới 2012 vì tu luyện Pháp Luân Công.
Một phần danh sách những người tham gia bức hại:
Dương Đắc Tuấn, Giám đốc tòa án Long Tuyền: + 86-28-84875399 (Văn phòng), + 86-28-82275186 (Nhà riêng); + 86-13308239999 (di động).
Kim Lưu Học Cường, Thẩm phán: 86-28-84875415: + 86- 28-84870327
Tào Ngu, Giám đốc trại tạm giam Long Tuyền.
Thông tin về những người tham gia bức hại khác xin vui lòng xem trên bản gốc tiếng Hán.
Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2015/2/22/305437.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/3/3/149179.html
Đăng ngày 02-04-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.